Văn hóa ứng xử, giao tiếp của cấp trên đối với cấp dưới

Một phần của tài liệu bao cao kien tap, tốt nghiệp (Trang 46 - 47)

I. Khái niệm văn hóa công sở:

4. Các yếu tố cấu thành văn hoá công sở

2.2 Văn hóa ứng xử, giao tiếp của cấp trên đối với cấp dưới

Văn hóa giao tiếp, ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới đó chính là cách giao tiếp, ứng xử từ Thủ trưởng tới nhân viên, từ những người hoạch định, đưa ra các kế hoạch, chính sách tới những người triển khai kế hoạch. Thực chất mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới chính là mối quan hệ giữa người quản lý và người chịu sự quản lý.

Trong môi trường công sở, người lãnh đạo muốn khẳng định vị trí của mình, muốn tạo được sự tin tưởng, gắn bó với các nhân viên thì người lãnh đạo đó luôn phải có cách ứng xử, giao tiếp khéo léo, tế nhị, phù hợp với mọi hoàn cảnh để nâng cao hiệu quả hoạt động của tất cả các thành viên trong cơ quan, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho cơ quan, tổ chức. Văn hóa ứng xử, giao tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên là mối quan hệ xuyên suốt, chủ đạo, có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Tại UBND xã văn hóa giao tiếp, ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới thông qua quá trình giải quyết công việc, qua giao tiếp, trao đổi thông tin… nhằm mang lại lợi ích cho cơ quan.Bởi vậy Lãnh đạo luôn có nghệ thuật ứng xử cho phù hợp.

Tại UBND xã Đội Cấn tôi thấy văn hóa giao tiếp, ứng xử giữa lãnh đạo ( cụ thể là chủ tịch UBND xã ) với nhân viên trong cơ quan được thể hiện thông qua năng lực và chức danh chuyên môn của từng cán bộ công chức. Lãnh đạo phân công phụ trách công việc cho từng cán bộ công chức rất khoa học, hiệu quả. VD:Ở xã có 3 công chức chuyên môn địa chính: một người phụ trách giao thông, thủy lợi, một người phụ trách địa giới hành chính biên giới, đất đai, một người phụ trách giải quyết đơn thư tranh chấp đai…, Lãnh đạo luôn nhìn nhận cấp dưới khách quan, toàn diện về năng lực, trình độ, phẩm chất, tính cách…để giao cho cán bộ chuyên môn phụ trách từng mảng công việc phù hợp với năng lực của từng cán bộ chuyên môn. Việc này đã thể hiện thuật dùng người và năng lực quản lý của Lãnh đạo. Không dừng lại ở đó,

nghệ thuật giao tiếp, ứng xử của lãnh đạo cũng góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tránh xung đột và mâu thuẫn nội bộ giữa các nhân viên trong cơ quan với nhau.

Sự quan tâm của Lãnh đạo còn thể hiện qua quá trình giải quyết công việc. Đó là việc khen thưởng, động viên khi cán bộ công chức chuyên môn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều này cũng góp phần khích lệ tinh thần làm việc của mỗi cá nhân và giúp cho mọi người cùng cố gắng phấn đấu. Trong một số trường hợp khi nhân viên không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hoặc vi phạm kỷ luật làm việc thì Lãnh đạo cũng đã có biện pháp, phê bình nhắc nhở kịp thời. Lãnh đạo cơ quan đã biết cách góp ý bằng cách phân tích sự việc rõ ràng để nhân viên hiểu cốt lõi vấn đề, nhằm tìm ra giải pháp thích hợp nhất để nâng cao hiệu quả hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên việc phê bình cấp dưới có đôi lúc chưa tìm hiểu kỹ lý do, và vẫn hơi nóng nảy hơi quá lời ảnh hưởng đến tâm lý nhân viên . Mặc dù luôn gần gũi, thân thiện với nhân viên, nhưng lãnh đạo của cơ quan luôn giữ một khoảng cách phù hợp với nhân viên trong công việc cũng như trong cuộc sống. Chính điều này đã giúp cho lãnh đạo tạo được sự tin tưởng và tôn trọng của nhân viên.

Có thể nói Văn hóa giao tiếp, ứng xử của Lãnh đạo với cán bộ, công chức trong UBND xã Đội Cấn đã góp phần khẳng định “cái uy”của một nhà Lãnh đạo. Nghệ thuật “đối nhân xử thế” của cấp trên đối với cấp dưới góp phần nâng cao năng suất hiệu quả công việc, tạo ra một môi trường nhân văn nơi công sở.

Một phần của tài liệu bao cao kien tap, tốt nghiệp (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w