Văn hóa giao tiếp, ứng xử giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp

Một phần của tài liệu bao cao kien tap, tốt nghiệp (Trang 47 - 49)

I. Khái niệm văn hóa công sở:

4. Các yếu tố cấu thành văn hoá công sở

2.3 Văn hóa giao tiếp, ứng xử giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp

Văn hóa giao tiếp, ứng xử, các đồng nghiệp với đồng nghiệp là sự giao tiếp, ứng xử giữa cá nhân và bộ phận cùng cấp trong một cơ quan, tổ chức.

Văn hóa giao tiếp, ứng xử giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp thể hiện tinh thần đoàn kết, cùng phát triển trong cơ quan.

đồng nghiệp với nhau được thể hiện bởi tình đoàn kết, sự gắn bó, chia sẻ với nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống. ứng xử giao tiếp giữa các đồng nghiệp luôn cởi mở, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và trong các hoạt động của cơ quan.

Bởi vậy trong bất kỳ cơ quan nào, mỗi cá nhân dù có mạnh đến đâu cũng khó làm nên thành công nếu không có sự hợp tác và giúp đỡ của các đồng nghiệp. Vì vậy văn hóa ứng xử và mối quan hệ giữa các đồng nghiệp vững chắc sẽ tạo nên sức mạnh của cơ quan.

Công việc hàng ngày đòi hỏi chúng ta phải trao đổi, trò chuyện với đồng nghiệp hướng tới sự phát triển chung của cơ quan. Ông cha ta đã dạy “

Ngôn là người”. Vâng “ ngôn” ở đây không chỉ là giọng nói, cách nói, kiểu

nói cách trò chuyện và cách hành vi, ứng xử. Nó còn là nghệ thuật ứng xử, giao tiếp trong mọi tình huống, giải quyết xung đột là sự khéo léo tế nhị của mỗi con người. Phải nói làm sao cho đẹp ứng xử làm sao cho vừa lòng nhau. Tại UBND xã Đội Cấn, các đồng nghiệp trong cơ quan luôn thể hiện sự tôn trọng, hòa đồng với nhau. Mà cụ thể là những lời chào hỏi, cách xưng hô và nói năng của người dưới đối với người trên, và cách cư xử của người trên đối với kẻ dưới. Trong cơ quan Lãnh đạo và nhân viên luôn thể hiện cách cư xử trong việc chào hỏi rất đúng mực. Đó là cấp dưới phải chào cấp trên trước, người ít tuổi chào người nhiều tuổi trước…Cách xưng hô trong cơ quan cũng rất đúng với vai vế, cấp bậc thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa các nhân viên trong cơ quan. Trong quá trình giải quyết công việc sự chân thành và trung thực cũng là một nhân tố quyết định mối quan hệ tốt đẹp giữa các đồng nghiệp với nhau trong cơ quan. Vì vậy văn hóa ứng xử, giao tiếp được gắn kết bởi tình cảm thiêng liêng giữa những con người, bởi sự hiểu biết, chia sẻ và hợp tác với nhau…Đó chính là những hành vi ứng xử có văn hóa ở môi trường công sở và là một yếu tố cấu thành “tình bằng hữu” giữa các cá nhân với nhau trong tổ chức.

vậy. Bên cạnh đó UBND xã Đội cấn tôi thấy vẫn có một số hành vi giao tiếp, ứng xử chưa phù hợp. Đó là thiếu tự tin khi trao đổi ý tưởng về công việc vì không chắc chắn và tin vào suy nghĩ của mình. VD: Trong cuộc họp vẫn còn sự thiếu tôn trọng đồng nghiệp trong giao tiếp, cụ thể là ngắt lời người khác một cách tùy tiện. Điều này chính là một hành vi ứng xử thiếu văn hóa mà mỗi cán bộ, công chức cần phải khắc phục, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả và sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau nơi công sở.

Như vậy, văn hóa giao tiếp, ứng xử giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp luôn đặt ra những yêu cầu mà mỗi cán bộ, công chức phải hướng đến để hoàn thiện bản thân mình hơn, để có những hành vi ứng xử có văn hóa và cũng là để khẳng định giá trị bản thân đối với mọi người.

Một phần của tài liệu bao cao kien tap, tốt nghiệp (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w