Giới thiệu khái quát về AGRIBANK chi nhánh huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp tại NHNoPTNTVN chi nhánh huyện kim sơn – tỉnh ninh bình (Trang 28)

1. http://baocao.vn/chi-tiet-tai-lieu/417/985.html - _Toc7861263Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 26/3/1958 AGRIBANK chi nhánh huyện Kim Sơn tách ra từ Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng thương mại quốc doanh , trải qua một thời gian dài không ngừng nỗ lực xây dựng và phấn đấu AGRIBANK chi nhánh huyện Kim Sơn đã thể hiện sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như sự định hình rõ nét thương hiệu AGRIBANK trong cộng đồng .

Gia nhập WTO mở ra cơ hội cho các ngân hàng trong nước tăng cường học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng. Với nhận thức đó, AGRIBANK chi nhánh huyện Kim Sơn đang từng bước thực hiện đổi mới công nghệ và hiện đại hoá ngân hàng. Với phương châm “vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng”, cùng với khát khao vươn lên của tập thể AGRIBANK chi nhánh huyện Kim Sơn , chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng váo sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của AGRIBANK chi nhánh huyện Kim Sơn .

http://baocao.vn/chi-tiet-tai-lieu/417/985.html - _Toc7861263

2. http://baocao.vn/chi-tiet-tai-lieu/417/985.html - _Toc7861264Bộ máy tổ chức hoạt động của AGRIBANK chi nhánh huyện Kim Sơn

Bộ máy tổ chức hoạt động của AGRIBANK chi nhánh huyện Kim Sơn có thể được minh họa qua sơ đồ sau :

Hình 2.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động của AGRIBANK chi nhánh huyện Kim Sơn

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 2.1. Ban giám đốc

Ban giám đốc bao gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc . Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc là :

- Điều hành , hướng dẫn , tổ chức nhân sự thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của chi nhánh .

- Phổ biến thực hiện các kế hoạch từ trụ sở chính , trực tiếp báo cáo với cấp trên những vấn đề phát sinh và việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của chi nhánh .

2.2. Các phòng nghiệp vụ 2.2.1. Phòng kế toán 2.2.1. Phòng kế toán

Phòng kế toán bao gồm 1 trưởng phòng , 1 phó phòng và nhân viên . Chức năng của bộ phận kế toán là :

- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh , thực hiện các dịch vụ thanh toán đến cá nhân , tổ chức kinh tế xã hội .

- Trực tiếp kế toán hạch toán thống kê , hạch toán nghiệp vụ thanh toán theo quy định của NHNo&PTNTVN . Ban Giám đốc Phòng kế toán Phòng tín dụng Phòng hành chính Các phòng khác

- Quản lí và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của ngân hàng - Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định . Chấp nhận quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định .

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao .

2.2.2. Phòng tín dụng

Phòng tín dụng bao gồm 1 trưởng phòng , 1 phó phòng và các nhân viên . Chức năng của bộ phận tín dụng là :

- Phòng tín dụng là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân , các tổ chức kinh tế xã hội , các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ , giải quyết và xử lí các nghiệp vụ có liên quan đến cho vay , quản lí các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ , thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước .

- Hỗ trợ , tiếp thị khách hàng , làm công tác chăm sóc khách hàng , phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng .

- Thẩm định các dự án đầu tư , hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền .

- Thẩm định và xác định các hạn mức tín dụng cho 1 khách hàng trong pham vi được ủy quyền của chi nhánh , quản lí các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng .

- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền - Quản lí hỗ sơ tín dụng theo quy định , tổng hợp , phân tích , quản lí (thu thập , lưu trữ , bảo mật , cung cấp) thông tin và lập báo cáo tín dụng theo phạm vi phân cấp .

- Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc giao

2.2.3. Phòng hành chính – nhân sự

- Xây dựng các chương trình công tác hàng tháng , hàng quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc phê duyệt

- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn

- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản , mua sắm , sửa chữa TSCĐ , mua sắm công cụ lao động , quản lí nhà tập thể , nhà khách của cơ quan

- Chăm lo đời sống vật chất , văn hóa tinh thần , thăm hỏi ốm đau , hiếu hỉ cán bộ công nhân viên

- Trực tiếp thực hiện chế độ lương , thưởng , chế độ bảo hiểm , quản lí lao động , theo dõi việc thực hiện nội quy lao động , thỏa ước lao động tập thể

- Đề xuất , hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định trong việc bổ nhiệm , miễn nhiệm , khen thưởng kỉ luật cán bộ nhân viên

II. http://baocao.vn/chi-tiet-tai-lieu/417/985.html - _Toc7861265Tình hình hoạt động của AGRIBANK chi nhánh huyện Kim Sơn http://baocao.vn/chi-tiet-tai- lieu/417/985.html - _Toc7861265

1. http://baocao.vn/chi-tiet-tai-lieu/417/985.html - _Toc7861266Hoạt động huy động vốn.

BẢNG 2.1 : BẢNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng năm 2009 (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) So với 2007 So với 2008 Tổng nguồn vốn 822.000 100 996.000 100 1.147.000 100 139 115

Phân theo loại tiền gửi

Nội tệ 748.000 90,9 900.000 90,4 1.043.000 90,6 139 116

Ngoại tệ 75.000 9,1 96.000 9,6 104.000 9,4 139 108

Phân theo kì hạn

Tiền gửi không kì hạn 213.300 25,9 277.300 27,8 280.000 24,4 131 101 Tiền gửi có kì hạn 609.700 74,1 718.700 72,2 867.000 75,6 142 121

Phân theo thành phần kinh tế

Tiền gửi của dân cư 427.000 51,9 516.600 51,5 591.000 51,5 138 114 Tiền gửi của TCKT-XH 395.000 48,1 479.400 48,5 556.000 48,5 141 116

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 của NHNo&PTNT huyện Kim Sơn )

Nhìn vào bảng huy động vốn ta thấy :

Trong 3 năm qua nguồn vốn huy động của NHNo&PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn vẫn có sự tăng trưởng ổn định , mặc dù tốc độ có phần giảm dần bởi năm 2007 nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế nước nhà gặp nhiều khó khăn đã gây ra những tác động bất lợi đến hoạt động ngân hàng đặc biệt năm 2008 cuộc khủng hoảng

kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống ngân hàng , năm 2009 tình hình kinh tế có vẻ khả quan hơn nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn chưa đáng kể , thể hiện như sau : năm 2007 có tổng vốn huy động là 822.000 triệu đồng , năm 2008 có tổng vốn huy động là 996.000 triệu đồng , năm 2009 tổng vốn huy động là 1.147.000 triệu đồng , tăng 150.000 triệu đồng so với năm 2008 , và đạt 94% kế hoạch của NHNo&PTNTVN giao .

Trong cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền gửi thì việc huy động vốn nội tệ vẫn chiếm tỉ trọng lớn và chủ yếu , cụ thể :

Năm 2007 tiền gửi nội tệ là 748.000 triệu đồng chiếm 90,9% tổng nguồn vốn ; năm 2008 tiền gửi nội tệ là 900.000 triệu đồng chiếm 90,4% tổng nguồn vốn ; năm 2009 là 1.043.000 triệu đồng chiếm 90,6% tổng nguồn vốn , tăng 142.000 triệu đồng hay tăng tương ứng 116% so với năm 2008 và tăng 295.000 triệu đồng hay tương ứng với 139% so với năm 2007 .

Tiền gửi ngoại tệ năm 2009 là 9.100 tỉ đồng , tăng 8% so với năm 2008 và tăng 39%so với năm 2007. Có thể thấy việc huy động tiền gửi ngoại tệ tại NHNo&PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn chỉ chiếm 1 tỉ trọng rất nhỏ (khoảng gần 10%) trong cơ cấu nguồn vốn huy động .

Trong cơ cấu nguồn vốn theo kì hạn thì tiền gửi có kì hạn chiếm tỉ trọng cao hơn nhiều so với tiền gửi không kì hạn , cụ thể :

Tiền gửi có kì hạn năm 2007 đạt 609.700 triệu đồng (chiếm 74,1% tổng tiền gửi) ; năm 2008 đạt 718.700 triệu đồng (chiếm 72,2% tổng tiền gửi) ; năm 2009 đạt 867.000 triệu đồng (chiếm 75,6% tổng tiền gửi) , tăng 148.100 triệu đồng hay tương ứng với 21% so với năm 2008 và tăng 41% so với năm 2007

Tiền gửi không kì hạn năm 2009 là 280.000 triệu đồng , tăng 2.700 triệu đồng hay tương ứng với 101% so với năm 2008 và tăng 131% so với năm 2007 .

Có thể thấy cơ cấu nguồn vốn theo kì hạn của ngân hàng khá ổn định điều này đã giúp cho ngân hàng tạo ra nguồn vốn ổn định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình .

Trong cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế thì tiền gửi của dân cư có phần cao hơn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế . Cụ thể :

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế : Do ngân hàng thực hiện tốt công tác thanh toán nên nhiều tổ chức kinh tế mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán chi trả tiền hàng và để hưởng các tiện ích từ tài khoản này . Do đó số dư trên tài khoản luôn tăng lên mặc dù đây là giai đoạn mà nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn . Năm 2008 số dư trên tài khoản của tổ chức kinh tế là 497.400 triệu đồng , tăng 84.400 triệu đồng so với năm 2007 . Năm 2009 số dư trên tài khoản của các tổ chức kinh tế là 556.000 triệu đồng , tăng 76.600 triệu đồng so với năm 2008 .

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư : vốn huy động từ hình thức tiền tiết kiệm của dân cư chiếm tỉ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động từ ngân hàng (chiếm từ 51%-52%) . Năm 2007 tiền gửi tiết kiệm từ dân cư là 427.000 triệu đồng , năm 2008 tiền gửi tiết kiệm từ dân cư là 516.600 triệu đồng , tăng 89.600 triệu đồng so với năm 2007 . Đến năm 2009 tiền gửi tiết kiệm của dân cư là 591.000 triệu đồng , tăng 74.400 triệu đồng so với năm 2008 .

Đánh giá hoạt động huy động vốn

1.1. Những mặt đã làm được của hoạt động huy động vốn :

Nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác nguồn vốn là nhiệm vụ trọng tâm và quyết định của hoạt động ngân hàng . Nguồn vốn là tiền đề , là cơ sở để đầu tư và mở rộng tín dụng , với phương châm “đi vay để cho vay” do vậy ban Giám đốc - Cấp uỷ - Công đoàn đã họp bàn các giải pháp hiệu quả nhất để huy động vốn đảm bảo cho cân đối tín dụng , hạn chế sử dụng vốn trung ương . Tập trung huy động nguồn vốn rẻ , hạ lãi suất đầu vào . Toàn thể cán bộ công nhân viên đều nhận được chỉ tiêu giao khoán huy động vốn và đây là chỉ tiêu để xét thi đua .

Công tác lãnh đạo , chỉ đạo kiên quyết hơn làm cho cán bộ công nhân viên thấy được tầm quan trọng của công tác huy động vốn và có trách nhiệm với công tác huy động vốn . Bằng nhiều hình thức tuyên truyền , vận động , quảng bá sâu rộng trong nhân dân , đa dạng các hình thức huy động vốn , đi đôi với đổi mới phòng giao dịch , tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng , giữ niềm tin của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng .

Huy động tiền gửi từ dân cư đạt kết quả cao . Tiền gửi kho bạc và các tổ chức kinh tế với lãi suất thấp chiếm 29,65% /tổng nguồn vốn , thưòng xuyên duy trì số dư trên tài khoản .

Huy động nguồn vốn ngoại tệ hoàn thành vượt mức kế hoạch . Đây là nguồn nhiều tiềm năng khai thác huy động vốn trong thời gian tới . Góp phần tích cực thực hiện kinh doanh đa năng và tăng thu dịch vụ ngân hàng .

1.2. Những mặt còn tồn tại

Công tác huy động vốn trong 3 năm qua: tiền gửi dân cư có số dư lớn , tốc độ tăng trưởng và số tuyệt đối tăng nhiều qua các năm nhưng nguồn vốn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư . Lãi huy động đầu tư rất cao từ năm 2008 chưa đến thời hạn trả , lãi suất huy động thay đổi liên tục theo quy định của ngân hàng cấp trên . Tiền gửi kho bạc lãi suất thấp nhưng không ổn định .

Nguyên nhân do nền kinh tế của huyện đang phát triển mạnh , ngưòi dân rất năng động tìm đủ mọi cách phát triển kinh tế , đầu tư vốn vào kinh doanh có thu nhập cao hơn gửi vào ngân hàng , mặt khác sự biến động liên tục của giá vàng và giá USD làm cho tâm lí người gửi tiền hoang mang , họ có nhiều kênh đầu tư để sinh lời hơn gửi ngân hàng , cho nên công tác huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn .

Nguồn vốn ngoại tệ tăng trưởng khá nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương .

Nguồn vốn huy động của ngân hàng giữ thị phần chủ yếu trên địa bàn nhưng vẫn thiếu vốn đã ảnh hưởng đến việc chủ động mở rộng tín dụng trên địa bàn .

2. http://baocao.vn/chi-tiet-tai-lieu/417/985.html - _Toc7861267Hoạt động tín dụng BẢNG 2.2 : BẢNG BÁO CÁO CÔNG TÁC TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT

HUYỆN KIM SƠN

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Năm 2009 so với

năm 2007 Năm 2009 so với năm 2008 Giá trị Tỉ trọng

(%) Giá trị Tỉ trọng

(%) Giá trị Tỉ trọng

(%) Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Tổng dư nợ 450.000 100 609.200 100 623.000 100 173 38,4 14 2,27

PL theo thời hạn cho vay

Cho vay ngắn hạn 356.500 79,2 482.200 79,2 522.000 83,8 165.500 46,4 39.800 8,3 Cho vay trung và dài hạn 93.500 20,8 127.000 20,8 101.000 16,2 7.500 8 -26.000 -20,5

PL theo thành phần kinh tế

HTX 8.600 1,91 13.400 2,2 2.700 0,47 -5.670 -65,9 -10.500 -78,1 DNNQD 241.200 53,6 330.000 54,2 373.000 59,9 131.800 54,6 43.000 13 Hộ sản xuất 199.000 44,2 265.700 43,6 247.000 39,7 48.000 24,1 -18.700 -7,04

(Nguồn : Bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008, 2009 của NHNo&PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn )

Trong đó :

- PL : phân loại - HTX : hợp tác xã

- DNNQD : doanh nghiệp ngoài quốc doanh Qua bảng ta thấy :

Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng không ngừng tăng lên , năm sau cao hơn năm trước , cụ thể :

Năm 2008 đạt 609.200 triệu đồng , tăng 160.200 triệu đồng hay 135,7% so với năm 2007 , đạt 103% kế hoạch năm 2008 (kế hoạch 590.000 triệu đồng) . Dư nợ bình quân 1 cán bộ là 6.500 triệu đồng , tăng 1000 triệu đồng so với năm 2007 .

Năm 2009 , tổng dư nợ đến 31/12/2009 đạt : 623.000 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 13.800 triệu đồng , tốc độ tăng 18,46% đạt 99% kế hoạch .

Tổng dư nợ cho vay theo thời hạn bao gồm cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn , trong đó cho vay ngắn hạn luôn đạt một tỉ lệ cao hơn cho vay trung và dài hạn , sở dĩ như vậy là do đối tượng cho vay của chi nhánh chủ yếu là hộ gia đình , những doanh nghiệp vừa và nhỏ . Qua bảng số liệu ta thấy cho vay trung và dài hạn năm 2009 giảm 26.000 triệu đồng so với năm 2008 , nguyên nhân là do việc thay đổi chính sách tiền tệ và lãi suất của Nhà nước trong 3 quý đầu , đặc biệt quý 1 /2009 , nền

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp tại NHNoPTNTVN chi nhánh huyện kim sơn – tỉnh ninh bình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)