III. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn đối vớ
3. Thẩm định phương án vay vốn
3.2. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư
3.2.1. Giới thiệu chung địa bàn tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, là cửa ngõ giao thương với Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phía Bắc giáp thành phố Hà Nội. Phía Đông giáp Hưng Yên và Thái Bình. Phía Đông Nam giáp Nam Định. Phía Nam giáp Ninh Bình. Phía Tây giáp Hoà Bình.
Với vị trí như trên, Hà Nam nằm trên tuyến đường giao thông (kể cả đường sắt và đường ô tô) xuyên Bắc - Nam. Bên cạnh đó hơn 4000 km đường bộ bao gồm các đương quốc lộ , tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện , liên xã , thị xã , thị trấn đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa , hơn 200 km đường thủy có luông lạch đi lại thuận tiện với 42 cầu đường đã được xây dựng kiên cố và hàng nghìn km đường giao thông nông thôn tạo thành một mạng lưới giao thông khép kín , tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và vận chuyển hàng hóa cho các phương tiện cơ giới . Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông thủy , bộ ,sắt tạo cho Hà Nam lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế , văn hóa – xã hội , khoa học – kĩ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước , đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ .
Hà Nam nằm trong vùng trũng của đồng bằng Sông Hồng, tiếp giáp với dải đá trầm tích ở phía Tây. Địa hình đa dạng, vừa có đồng bằng, có vùng bán sơn địa, vừa có vùng trũng. Ngay trong một khu vực, cũng có sự chênh lệch về độ cao. Địa hình Hà Nam có hai vùng khá rõ:
- Vùng đồi núi phía Tây có nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi – điều kiện để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất xi măng và có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
- Vùng đồng bằng đất đai màu mỡ với các bãi bồi ven sông Hồng, sông Châu là điều kiện để phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.
Tài nguyên khoáng sản chủ yếu ở Hà Nam là đá vôi, làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng, vôi, các loại đá có vân màu phục vụ xây dựng, trang trí nội thất và làm đồ mỹ nghệ, các mỏ sét làm gạch ngói, gốm sứ, xi măng và một số mỏ than bùn, mỏ
đôlômit. Phần lớn các tài nguyên khoáng sản này phân bố ở các huyện phía Tây của tỉnh, gần đường giao thông, thuận lợi cho việc khai thác, chế biến và vận chuyển.
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Hà Nam chủ yếu là đá carbonate có trữ lượng trên 7,4 tỷ m³. Hà Nam còn có nguồn than bùn để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất vi sinh. Trữ lượng tại mỏ Tây Nam Tam Chúc khoảng 172 nghìn m3 và ở mỏ Đông Bắc Tam Chúc tới khoảng 11 triệu m3.
Hà Nam tuy không phải là tỉnh giàu về tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có nguồn đá vôi khá lớn, có sét cao lanh làm phụ gia cho công nghiệp sản xuất xi măng, một số loại đá vân hồng, đá đen, đá trắng có thể khai thác để trang trí nội thất, cát xây dựng… thuận lợi cho việc khai thác để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng.
Thanh Hải là một xã nằm ở phía Nam huyện Thanh Liêm , tiếp giáp với huyện Gia Viễn , tỉnh Ninh Bình , là một xã thuần nông , mật độ núi đá nhiều , đất đai bạc màu , canh tác nông nghiệp khó khăn . Ngoài ngành nông nghiệp người dân còn khai thác đá thủ công để tiêu thụ tại địa phương . Núi đá Phú Hải có độ cao thấp , trữ lượng vừa phải về chất lượng có thể sản xuất đá xây dựng hoặc làm đá nguyên liệu cho sản xuất xi măng . Do là doanh nghiệp được quyền khia thác tận thu khu đá hang Cồng , xã Thanh Hải là núi đá tiếp giáp núi Phú Hải về phía Tây nên công ty TNHH Thành Thắng đã được UBND tỉnh Hà Nam cho phép thăm dò núi Phú Hải để khai thác đá công nghiệp . Do vậy công ty đã lập dự án đầu tư khai thác chế biến đá công nghiệp công suất 400 tấn/h tương đương 600.000m3/năm . Việc đầu tư của dự án cho phép công ty tận thu được nguồn tài nguyên , cung cấp đá xây dựng và một phần cho các nhà máy xi măng trong khu vực .
3.2.2. Giới thiệu ngành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh Hà Nam
Tỉnh Hà Nam được thiên nhiên ưu đãi một nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú . Theo tài liệu quy hoạch , trữ lượng đá vôi xi măng 4.193 triệu tấn , đá vôi xây dựng 1.090 triệu m3 , dolomite 204 triệu tấn , đất san lấp 291 triệu m3 được phân bổ ở các huyện Thanh Liêm , Kim Bảng . Trữ lượng sét gạch ngói ven sông Hồng thuộc 2 huyện Lý Nhân và Duy Tiên 20.840.000 m2 , cát xây dựng , san lấp 11 triệu m3 được phân bổ ở các huyện Kim Bảng , Lý Nhân , Duy Tiên . Bên cạnh nguồn tài
nguyên phong phú là hệ thống giao thông vận tải đường bộ , đường sắt , đường thủy cũng hết sức thuận lợi
Khai thác tiềm năng thế mạnh nêu trên , đến nay tỉnh đã trở thành trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng và phấn đấu đến năm 2010 sẽ trở thành trung tâm sản xuất xi măng của khu vực . Để thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất vật liệu xây dựng , ngày 24/7/2007 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 868/QĐ-UBND phê duyệt các ngành công nghiệp ưu tiên , công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010 , tầm nhìn 2020 và chính sách phát triển , trong đó ngành sản xuất vật liệu xây dựng luôn là ngành sản xuất công nghiệp mũi nhọn . Tận dụng ưu thế sẵn có là nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào , nhu cầu của thị trường khu vực rộng lớn với sự chỉ đạo đúng hướng của Tỉnh ủy , UBND tỉnh , ngành sản xuất VLXD đã có những bước phát triển mạnh mẽ , ổn định . Đến nay đã có 6 nhà máy xi măng đang hoạt động , 4 nhà máy xi măng công suất 600-1,2 triệu tấn /năm đang thi công xây dựng và 3 nhà máy đang trong giai đoạn đầu tư . Lĩnh vực khai thác sản xuất VLXD thông thường cũng phát triển hết sức mạnh mẽ , trên đại bàn tỉnh hiện nay có 141 tổ chức , cá nhân được cấp giấy phép khai thác , chế biến VLXD thông thường , hàng năm khai thác từ 4-5 triệu m3 đá các loại , nộp ngân sách hàng trăm tỉ đồng và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương .
3.2.3. Sự cần thiết phải đầu tư
Hà Nam là tỉnh có quá trình đô thị hóa đang phát triển mạnh mẽ , cùng với sự phát triển xây dựng hệ thống hạ tầng kĩ thuật , các dự án lớn về công nghiệp và du lịch đang được triển khai xây dựng , kéo theo đó nhu cầu sư dụng vật liệu xây dựng (đặc biệt vật liệu xây dựng có nguồn gốc từ đá) là rất lớn .
Xuất phát từ thực tế trên công ty TNHH Thành Thắng quyết định lập dự án “Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất khai thác và chế biến đá xây dựng thông thường núi Phú Hải , xã Thanh Hải , huyện Thanh Liêm , tỉnh Hà Nam” nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của thị trường và thực hiện chiến lược phát triển lâu dài của công ty .
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ THẨM ĐỊNH : Căn cứ vào chính sách phát triển của tỉnh Hà Nam và kết quả khảo sát thực tế cũng như chiến lược phát triển lâu dài của công ty TNHH Thành Thắng có thể thấy việc công ty TNHH Thành Thắng thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất khai thác và chế biến đá xây dựng thông thường núi
Phú Hải , xã Thanh Hải , huyện Thanh Liêm , tỉnh Hà Nam là đúng đắn và mang tính khả thi cao .
3.3. Thẩm định khía cạnh pháp lí của dự án
Những căn cứ pháp lí để lập dự án đầu tư :
- Căn cứ Luật Đầu tư số 59/2005/QH 11 ngày 29/11/2005
- Căn cứ Nghị định số 108/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Đầu tư .
- Căn cứ Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003
- Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lí chi phí đầu tư xây dựng công trình .
- Căn cứ văn bản số 508/STN&MT-ĐĐ ngày 1/10/2007 của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam về việc đông ý đề nghị cho công ty TNHH Thành Thắng thuê đất tại xã Thanh Hải , huyện Thanh Liêm , tỉnh Hà Nam .
- Căn cứ văn bản số 1495/UBND-DN&XTĐT ngày 24/10/2007 của UBND tỉnh Hà Nam về việc đồng ý chủ trương thuê đất của công ty TNHH Thành Thắng .
- Căn cứ Thông báo số 90/TB-UBND ngày 25/10/2007 của UBND tỉnh Hà Nam về địa điểm xây dựng khu sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thành Thắng tại xã Thanh Hải , huyện Thanh Liêm , tỉnh Hà Nam .
- Căn cứ Giấy phép thăm dò khoáng sản số 157/GP-UBND của UBND tỉnh Hà Nam cấp ngày 30/12/2008 . V/v cho phép công ty TNHH Thành Thắng được phép thăm dò khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ núi Hải Phú , xã Thanh Hải , huyện Thanh Liêm , tỉnh Hà Nam .
- Căn cứ báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ núi Hải Phú , xã Thanh Hải , huyện Thanh Liêm , tỉnh Hà Nam do đoàn địa chất 301 thực hiện .
- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ , biên chế tổ chức và điều kiện hoạt động của công ty .
- Căn cứ vào năng lực tài chính , khả năng quản lí đầu tư và định hướng phát triển của công ty .
3.4. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án
Hà Nam là tỉnh có quá trình đô thị hóa đang phát triển mạnh mẽ , cùng với sự phát triển xây dựng hệ thống hạ tầng kĩ thuật , các dự án lớn về công nghiệp và du lịch đang được triển khai xây dựng , kéo theo đó nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng (đặc biệt vật liệu xây dựng có nguồn gốc từ đá) là rất lớn . Do đó , khi dự án đi vào hoạt động thị trường mục tiêu của dự án sẽ là cung cấp chủ yếu cho địa bàn tỉnh Hà Nam .
Ngoài thị trường mục tiêu như trên dự án còn hướng tới một số các thị trường tiềm năng khác như : Ninh Bình , Hà Nội , Thái Bình , Hưng Yên …
Giá bán và cơ cấu của các sản phẩm đá được dự tính như sau :
BẢNG 2.5 : CƠ CẤU VÀ GIÁ BÁN CÁC SẢN PHẨM
Sản phẩm Cơ cấu sản phẩm Giá bán sản phẩm
(Đồng/m3) Đá 1x2 24% 60.000 Đá 2x4 39% 68.000 Đá 1x0,5 13% 50.000 Đá mạt 12% 55.000 Đá hộc 12% 53.000
3.5. Thẩm định khía cạnh kĩ thuật của dự án 3.5.1. Quy mô công suất dự án 3.5.1. Quy mô công suất dự án
3.5.1.1. Các căn cứ để xác định quy mô
- Căn cứ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo . - Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
- Căn cứ vào nhu cầu của thị trường
- Căn cứ vào nguồn nguyên liệu nghiên cứu tại mỏ đá hang Cồng , xã Thanh Hải , huyện Thanh Liêm .
- Căn cứ vào nguồn nguyên liệu nghiên cứu tại núi Hải Phú , xã Thanh Hải , huyện Thanh Liêm .
- Căn cứ vào các quy phạm , các tiêu chuẩn thiết kế nhà dân dụng , nhà công nghiệp
- Căn cứ vào các tài liệu được cung cấp , khảo sát nghiên cứu tại khu vực xây dựng công trình , các văn bản pháp quy của Nhà nước , địa phương về trình tự quản lí đầu tư xây dựng cơ bản .
3.5.1.2. Quy mô công suất dự án được xác định như sau :
- Dây chuyền chế biến đá thành vật liệu xây dựng thông thường có công suất thiết kế là 640.000 m3 đá/năm .
- Công suất dự kiến thực hiện đạt khoảng 95% công suất thiết kế là 608.000 m3/năm
- Khối lượng đá và sản phẩm sau khi chế biến như sau :
BẢNG 2.6 : KHỐI LƯỢNG ĐÁ VÀ SẢN PHẨM SAU KHI CHẾ BIẾN
Sản phẩm Khối lượng Đá 1x2 240.000 m3/năm Đá 2x4 148.000 m3/năm Đá 1x0,5 80.000 m3/năm Đá mạt 70.000 m3/năm Đá hộc 70.000 m3/năm
3.5.2. Đánh giá công nghệ và nhu cầu đầu vào của dự án 3.5.2.1. Khả năng cung cấp nguyên liệu 3.5.2.1. Khả năng cung cấp nguyên liệu
- Nguyên liệu đầu vào sản xuất chế biến đá là mỏ đá vôi tại mỏ đá núi Phú Hải , xã Thanh Hải , huyện Thanh Liêm , Tỉnh Hà Nam .
- Nhu cầu lao động : Dây chuyền khai thác và chế biến đá vôi thành vật liệu xây dựng thông thường chủ yếu dùng lao động sẵn có tại địa phương , quy trình sản xuất đơn giản , dễ đào tạo .
3.5.2.2. Quy trình sản xuất đá
Đá được hệ thống cấp liệu vận chuyển vào máy kẹp hàm . Đáy cấp liệu hòm có hệ thống cơ cấu rung tạp chất đất lẫn vào đá được tách ra từ đây , sau đó được hệ thống băng tải vận chuyển ra bãi . Đá sau khi máy kẹp hàm PE 1.100x1.450 công suất 400
tấn/h đập xuống kích thước cho phép rồi mới được hệ thống băng tải vận chuyển lên thiết bị sàng lệch tâm phân loại . Loại không đúng kích thước quay lại búa đập đến khi đúng kích thước cho phép rồi quay lại sàng lượng nhỏ hơn được sàng phân loại ra nhiều kích cỡ còn lại được qua đáy sàng rồi qua băng tải ra kho bãi tập kết hoặc chuyển thẳng lên phương tiện vận chuyển . Phần khí bụi được quạt hút xử lí để làm sạch môi trường .
Hình 2.3 : Sơ đồ công nghệ khai thác , chế biến đá xây dựng của dự án như sau :
Bãi đá bán thành phẩm Máy kẹp hàm Tách tạp chất Máy kẹp hàm 1100x1450 Sàng phân loại Vận chuyển , tiêu thụ
3.5.2.3. Các thiết bị được sử dụng trong quy trình sản xuất BẢNG 2.7 : THỐNG KÊ CÁC THIẾT BỊ CHÍNH
STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng
1 Cấp liệu tấm 2000x1500(TQ) Bộ 02
2 Máy kẹp hàm(TQ) Cái 02
3 Máy đập búa Cái 02
4 Sàng rung phân loại Bộ 01
5 Băng tải cao su Mét 180
6 Hệ thống điều khiển điện tự động (Nhật) Bộ 02
7 Oto Huyndai 10 tấn Cái 06
8 Máy xúc lật loại 25 m3 Cái 02
9 Máy xúc đào bánh xích PC 350 Cái 03
10 Giàn khoan tự hành Cái 02
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ THẨM ĐỊNH : Dây chuyền thiết bị và máy móc để sản
xuất đều thuận lợi .
3.5.3. Địa điểm xây dựng dự án
Địa điểm xây dựng dự án : tại khu vực núi Hải Phú , xã Thanh Hải , huyện Thanh Liêm
- Phía Bắc , phía Đông giáp núi
- Phía Nam giáp khu mỏ đá hang Cồng
- Phía Tây giáp cánh đồng thông ra sông Đáy (cầu Bồng Lạng)
Địa điểm xây dựng dự án nằm gần trục đường quốc lộ 1A và gần sông Đáy nên rất thuận lợi cho công tác vận chuyển bằng đường bộ và đường thủy .
3.5.4. Phân tích các giải pháp xây dựng 3.5.4.1. Giải pháp quy hoạch mặt bằng 3.5.4.1. Giải pháp quy hoạch mặt bằng
Các khu chức năng độc lập và liên hệ với nhau bằng hệ thống đường giao thông nội bộ tạo sự thuận tiện trong việc quản lí và vận chuyển nguyên liệu cũng như sản