Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tạ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp tại NHNoPTNTVN chi nhánh huyện kim sơn – tỉnh ninh bình (Trang 107 - 111)

AGRIBANK chi nhánh huyện Kim Sơn

1. Giải pháp về công tác thẩm định 1.1. Về quy trình thẩm định 1.1. Về quy trình thẩm định

Thời gian thẩm định theo quy định của hội sở chính rất ngắn , tuy nhiên trong quá trình thẩm định , các cán bộ thẩm định có thể căn cứ vào từng loại dự án mà có thể linh hoạt rút ngắn một số bước trong khâu thẩm định nếu thấy không cần thiết . Như với dự án vay vốn bổ sung vốn kinh doanh sẽ không nhất thiết phải thẩm định kĩ tài chính dự án nhất là các bước thẩm định dòng tiền và phân tích độ nhạy ; với loại dự án này cần chú trọng phân tích tài chính của khách hàng vay vốn hơn nhưng với dự án đầu tư xây dựng mới thì thẩm định tài chính là bước quan trọng đối với ngân hàng để xem xét khả năng trả nợ ngân hàng của khách

Thẩm định không chỉ dừng lại khi quyết định cho vay , quá trình kiểm tra sau khi giải ngân và khi dự án đi vào sử dụng cũng cần được chú trọng . Cán bộ tín dụng cần thường xuyên tiến hành kiểm tra hoạt động của dự án , giám sát việc sử dụng vốn đầu tư , quá trình sản xuất kinh doanh , tình hình sử dụng bảo quản tài sản thế chấp . Đồng thời cán bộ thẩm định có thể định kì phân tích tình hình tài chính dự án bởi nhiều khách hàng vay vốn nhưng sử dụng sai mục đích hoặc sử dụng không hiệu quả … thông qua công tác này , ngân hàng sẽ kiểm soát được mục đích sử dụng tài khoản vay và hiệu quả của khoản vay để từ đó có những biện pháp sử lí nhanh chóng và thích hợp Thẩm định cần đúng theo quy trình quy định tuy nhiên cần có sự mềm dẻo linh hoạt . Sẽ rất khó có một chuẩn nào cho công tác thẩm định , bởi mỗi phương án vay vốn sẽ có những đặc trưng khác nhau , do vậy không thể áp đặt các trường hợp thẩm định cần theo một mẫu chung . Khi thẩm định quyết định cho vay , không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo mới cho vay , như đã phân tích ở trên , muốn có lợi nhuận cần chấp nhận rủi ro , không có tài sản đảm bảo có thể cho khách hàng vay vốn thông qua bảo lãnh hoặc tín chấp . Ngoài ra , nếu các khoản vay có mức độ rủi ro cao có thể tăng lãi suất tăng mức phí , tăng trích lập dự phòng rủi ro không nhất thiết rằng rủi ro cao thì không cho vay . Bởi đã đầu tư , kinh doanh là sẽ có rủi ro điều quan trọng là cần phải có những biện pháp để nhận diện rủi ro và đưa ra biện pháp quản trị rủi ro mà thôi. Vì vậy , cán bộ thẩm định cần quán triệt quan điểm linh hoạt thì hoạt động thẩm đinh mới

này càng đúng đắn , hợp lí , phù hợp với cơ chế thị trường . Quan trọng hơn là cần thay đổi nhận thức , quan điểm “ngại rủi ro” của ngân hàng

1.2. Về nội dung thẩm định

Trong quá trình thẩm định phương diện thị trường , cán bộ thẩm định cần nghiên cứu kĩ lưỡng về cung - cầu của sản phẩm trên thị trường , so sánh sản phẩm của dự án với những sản phẩm cạnh tranh , sản phẩm thay thế trên thị trường để xem xét mức độ cạnh tranh của sản phẩm . Do tính quan trọng của thẩm định thị trường sẽ là tiền đề , là cơ sở cho bước thẩm định kĩ thuật và tài chính của dự án do vậy ngân hàng cần có sự đầu tư cả về nhân lực và tài chính cho công việc này nhằm nâng cao hơn nữa độ tin cậy của công tác thẩm định , tránh rủi ro ngân hàng không thu hồi được nợ khi cho vay vốn

Trong quá trình thẩm đinh phương diện kĩ thuật , có những dự án lớn , kĩ thuật phức tạp cán bộ thẩm định không thể nắm bắt được hết bởi vậy để khắc phục ngân hàng cần có đội ngũ cán bộ thẩm định có chuyên môn và kinh nghiệm trong từng lĩnh vực cụ thể đảm nhiệm công tác thẩm định , ngoài ra đối với những dự án này việc thuê những chuyên gia để tránh tình trạng chấp thuận phương án kĩ thuật mà khách hàng đưa tới cũng là một giải pháp

1.3. Yêu cầu đối với công tác thẩm định

Công tác thẩm định cần mang tính khách quan . Có thê cán bộ thẩm định là nhà tư vấn cho khách hàng nhưng không có nghĩa kiêm cả việc lập các báo cáo tài chính cho doanh nghiệp rồi tự mình thẩm định phân tích các boá cao mình lập . Điều này là sai nguyên tắc . Trên thực tế sẽ có những trường hợp doanh nghiệp năng lực kém , quy mô nhỏ thì việc lập báo cáo tài chính là khó khăn nên khi đó để khách hàng có thể vay vốn tại ngân hàng cán bộ thẩm định lại lập hộ doanh nghiệp . Tính khách quan đảm bảo cho công tác thẩm định chính xác , tăng cường độ an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng

Thẩm định cần mang tính khoa học và độ chính xác cao , tránh ôm đồm tất cả các công việc

2. Giải pháp về thông tin

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay , với sự đa dạng của các nguồn thông tin cùng với các cách xử lí thông tin ngày càng hiện đại , việc thu thập chính xác,

kịp thời nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định là hết sức phức tạp nhưng lại cực kì cần thiết

Vấn đề đặt ra là cần phải thu thập , xử lí và phân loại đánh giá các thông tin như thế nào để có được các thông tin đầy đủ , kịp thời và chính xác nhất . Một trong những hướng giải quyết là đó là vi tính hoá và ứng dụng các phần mềm trong phân tích , đánh giá dự án . Cần lưu ý tránh sử dụng nguồn thông tin một chiều .

Để có được các thông tin đầy đủ , kịp thời và đảm bảo độ tin cậy cao cần thu thập từ các kênh khác nhau . Các kênh thông tin đó là từ khách hàng và các nguồn thông tin khác .

Đối với kênh thông tin từ khách hàng

Việc thu thập thông tin bằng cách điều tra trực tiếp từ khách hàng sẽ giúp cán bộ thẩm định phát hiện được những gian lận mà khách hàng cố tình giấu diếm . Mục đích của cuộc phỏng vấn nhằm thu được những thông tin sau :

- Làm rõ hơn mục đích vay vốn , khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng

- Giải trình được những nhược điểm chưa rõ hoặc còn mâu thuẫn trong hồ sơ xin vay vốn

- Thu thập thêm thông tin về đội ngũ cán bộ và trình độ quản lí của doanh nghiệp Cùng với việc phổng vấn trực tiếp khách hàng , cán bộ thẩm định phải trực tiếp xuống cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để tham quan và khảo sát thực tế . Đặc biệt phải chú ý trường hợp khách hàng mượn nhà xưởng của người khách cho ngân hàng tham quan do đó cần phải gặp gỡ với các công nhân thêm vào đó cần bố trí những chuyến đi đột xuất để có thể thu thập được những thông tin chính xác nhất .

Đối với các kênh thông tin khác

- Thông tin của các ngành , các chuyên gia thuộc lĩnh vực mà dự án đang xem xét đầu tư

- Thông tin của các cơ quan quản lí chức năng như thống kê , tài chính , thuế … - Thông tin từ các phương tiện tin tức truyền thông như báo chí , phát thanh truyền hình …

- Thông tin về những vấn đề có tính chất vĩ mô ảnh hưởng đến dự án như tình hình thị trường trong nước , khu vực và thế giới , tình hình xuất nhập khẩu .

3. Giải pháp về nhân tố con người

CBTD tại AGRIBANK chi nhánh huyện Kim Sơn là những người trực tiếp tham gia thẩm định dự án đầu tư , tham gia góp ý kiến với cấp quyết định đầu tư về tính khả thi của dự án và việc chấp thuận cho vay hay không cho vay . Vì thế yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ tín dụng là phải có năng lực , trình độ , nắm vững quy trình nghiệp vụ thẩm định dự án và phải có phẩm chất đạo đức tốt , nghiêm túc trong công việc .

AGRIBANK chi nhánh huyện Kim Sơn cần có kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn các kiến thức chuyên môn , đồng thời trang bị thêm hiểu biết về pháp luật , thị trường , kinh tế , ngoại ngữ , tin học … cho CBTD . Tạo điều kiện cho cán bộ tự nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn . Bên cạnh đó có kế hoạch sắp xếp lại những cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc .

Ban lãnh đạo cần có giải pháp về công tác tuyển dụng cán bộ , có chế độ lương thưởng , khuyến khích , ưu đãi cho CBTD . Ngoài ra cần có các quy định cụ thể về xử lí các trường hợp vi phạm quy chế thẩm định để nâng cao ý thức kỉ luật , tinh thần trách nhiệm của CBTD . Không những thế ban lãnh đạo cần đưa công tác kiểm tra giám sát làm công tác trọng tâm để điều hành công việc , chỉ đạo kịp thời bộ phân thẩm định , tránh sơ hở , sai sót đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình thẩm định dự án đầu tư , giúp ngân hàng lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả .

4. Giải pháp về tổ chức điều hành

Bám sát định hướng , yêu cầu nhiệm vụ của NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình , các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện , chủ động nghiên cứu vận dụng đúng đắn , sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn huyện để đề ra các giải pháp đúng đắn , kịp thời , thiết thực và hiệu quả , phân công rõ người rõ việc , có cơ chế uỷ quyền và quy trách nhiệm đối với từng thành phần công việc , phát huy cao nhất tính chủ động sáng tạo trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo điều hành .

Tổ chức chỉ đạo điều hành đúng quy chế và quy trình , chống mọi biểu hiện làm việc tuỳ tiện , từng cán bộ phải có chương trình công tác hàng tháng và đánh giá kết quả thực hiện .

Tăng cường công tác kiểm tra , kiểm soát đối với các phòng và ngân hàng cấp 3 chống tư tưởng khoán trắng cho cán bộ . Tập trung đi sâu vào kiểm tra chất lượng hoạt động các nghiệp vụ , đặc biệt là hoạt động tín dụng và các sản phẩm dịch vụ mới .

Kiên quyết khoán tiền lương đến tập thể và người lao động . Khuyến khích lao động có chất lượng và có năng suất cao .

Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở , tăng cường giáo dục chính trị , tư tưởng đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên , xây dựng đội ngũ cán bộ có tác phong giao dịch văn minh , lịch sự . Kiên quyết xử lí những cán bộ vi phạm nguyên tắc chế độ , quy trình nghiệp vụ , thiếu tinh thần trách nhiệm , làm việc tuỳ tiện , gây phiền hà , sách nhiễu , làm ảnh hưởng đến lợi ích , đến uy tín của đơn vị và của ngành .

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp tại NHNoPTNTVN chi nhánh huyện kim sơn – tỉnh ninh bình (Trang 107 - 111)