6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.2.3 Tổ chức triển khai đào tạo nhân lực
1.2.3.1. Triển khai thực hiện đào tạo bên trong doanh nghiệp
“Các công việc triển khai đào tạo bên trong doanh nghiệp bao gồm:
- Mời giảng viên, chuyên gia, có thể là người của doanh nghiệp hoặc thuê từ bên ngoài.
- Thông báo danh sách và tập trung người học theo nhu cầu và kế hoạch đào tạo đã được xây dựng và phê duyệt.
- Chuẩn bị các tài liệu theo đúng nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo đã được lựa chọn.
- Chuẩn bị các điều kiện vật chất như: phòng học, máy chiếu, trang thiết bị học tập.”
- Triển khai các chính sách đãi ngộ hợp lý cho giảng viên và học viên trên cơ sở ngân sách đào tạo đã được phê duyệt.
1.2.3.2. Triển khai thực hiện đào tạo bên ngoài doanh nghiệp
Doanh nghiệp liên hệ với các tổ chức đào tạo bên ngoài doanh nghiệp đưa lao động tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện khác nhau.“Để lựa chọn các đối tác thích hợp, doanh nghiệp cần căn cứ vào những yếu tố sau:
- Uy tín năng lực của đối tác trong những năm gần đây.
- Các dịch vụ đào tạo và phát triển mà đối tác có khả năng cung cấp. - Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị.
- Năng lực trình độ của đội ngũ giảng viên. - Chi phí đào tạo.”
Sau khi đã lựa chọn được đối tác thích hợp, có khả năng đảm đương các mục tiêu, yêu cầu đặt ra.“Doanh nghiệp ký hợp đồng để triển khai kế hoạch đào tạo đã đề ra. Căn cứ vào nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, cơ sở đối tác sẽ xây dựng chương trình, nội dung đào tạo phù hợp với từng đối tượng, sau đó gửi các tài liệu giảng dạy cho doanh nghiệp xem xét, phê duyệt trước khi tiến hành giảng dạy. Nhà quản trị cần thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện, sự thay đổi trong nội dung, hình thức và phương pháp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện đúng các mục tiêu đào tạo.
Dù là đào tạo bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp, các nhà quản trị cần phải kiểm soát sát sao quá trình triển khai thực hiện, cần phải quan tâm các vấn đề sau:
- Phân chia quá trình đào tạo nhân sự theo từng giai đoạn cụ thể.
- Lựa chọn nội dung đào tạo phải mang tính tiếp nối, logic và lượng thông tin cần cung cấp phù hợp với khả năng tiếp thu của học viên.
- Luôn đặt người học là trung tâm của quá trình đào tạo, từ đó lựa chọn phương pháp truyền đạt thích hợp.
- Kết hợp lý thuyết và thực hành, nghe với quan sát thực nghiệm để học viên dễ hiểu, dễ nhớ.”
Các yêu cầu cần thực hiện trong quá trình triển khai thực hiện đào tạo:
- Cung cấp thông tin phản hồi: Thông tin phản hồi sẽ giúp người học biết được tình hình học tập, khả năng nắm bắt kiến thức từ đó có sự điều chỉnh trong đào tạo sao cho phù hợp để học viên tự tin hơn và tiến bộ nhanh hơn.“Cung cấp thông tin phản hồi còn được coi là một phần của chương trình đào tạo đối với phương pháp kèm cặp tại nơi làm việc.
- Động viên khuyến khích nhằm tạo động lực cho người học, các doanh nghiệp có thể áp dụng biện pháp là: Khen thưởng kịp thời kết quả bước đầu của học viên; chỉ ra các cơ hội thăng tiến sau đào tạo; tạo môi trường văn hóa thuận lợi; tạo điều kiện để người học tích cực, chủ động tham gia vào quá trình đào tạo.”