6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Những hạn chế cần khắc phục:
- “Việc xác định nhu cầu đào tạo thiếu tính chủ động, không sát thực tế vì nhiều khi thiếu thông tin, khó khăn khi xác định nhu cầu đột xuất, thiếu tính thuyết phục, độ tin cậy thấp.
- Kế hoạch và mục tiêu đào tạo xây dựng trong thời gian ngắn (1 năm), chưa chủ động xây dựng trong dài hạn. Đồng thời mục tiêu đào tạo mang tính chất lý thuyết, chưa có mục tiêu định lượng, cụ thể rõ ràng. Công ty chưa xây dựng được các mục tiêu trong dài hạn.
- Công ty chưa tự xây dựng được chương trình đào tạo bài bản, phần lớn lệ thuộc vào bên ngoài và giao cho giáo viên được mời tự thiết kế, tự soạn.”Nội dung chương trình đào tạo tại công ty còn rập khuôn, thiếu sáng tạo, gây nhàm chán cho người học.
- Các phương pháp đào tạo còn chưa đa dạng, chủ yếu áp dụng phương pháp kèm cặp, chỉ dẫn nên cung cấp cho người học cách làm việc máy móc, bắt chước mà không phát huy được tính sáng tạo của họ.
- Đội ngũ giảng viên của công ty chưa được đào tạo kỹ năng sư phạm,“mang tính chất kiêm nhiệm là chủ yếu.
- Quản lý kinh phí đào tạo chưa tính toán chi tiết, sử dụng chưa hợp lý. Chưa có chính sách khuyến khích cho giáo viên và cả học viên.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ mới.
- Đánh giá chương trình đào tạo còn đơn điệu, chưa được quan tâm và chưa chuyên nghiệp. Việc đánh giá chỉ dựa vào sự phân loại kết quả cuối cùng và phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người hướng dẫn, chưa đánh giá cả quá trình.”
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan:
“Do cán bộ phụ trách công tác đào tạo còn phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Chưa xây dựng được một đội ngũ chuyên trách về đào tạo nên việc xây dựng, thực hiện các chương trình đào tạo còn chưa thật sự hệ thống, thiếu chuyên nghiệp.
Chưa có phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc cũng chưa hoàn thiện. Bản mô tả công việc rất chung chung, chưa rõ ràng cụ thể nên đôi khi người lao động cũng chưa rõ vị trí công việc này thì như thế nào,”cần làm những việc gì?...
Công ty chưa có định hướng lâu dài cho việc đào tạo nhân lực trong tương lai, công tác đào tạo mang nặng tính truyền thống.
“Nguồn kinh phí đào tạo của công ty tuy không giảm nhưng lại không nhiều, nên khó có thể thiết kế đầy đủ một chương trình đào tạo gồm cả học lý thuyết trên lớp và ngoại khóa để áp dụng thực tế kỹ càng. Thêm nữa các chương trình có sẵn tại các trung tâm chưa thực sự phù hợp với công ty, song việc thiết kế các chương trình đào tạo riêng theo đặc thù của công ty thì cũng rất tốn kém.
Công tác khuyến khích học tập chưa thực sự rõ nét, các khoản hỗ trợ học tập, khen thưởng, thăng tiến, đề bạt… có đề ra nhưng chưa thật sự thu hút, động viên được tinh thần học tập, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề.”
Việc triển khai công tác đào tạo còn chưa được giám sát chặt chẽ nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo.
- Nguyên nhân khách quan:
“EVNHANOI có phạm vi hoạt động rộng, nằm rải rác tại nhiều địa điểm khác nhau trong khi số lượng nhân lực quản trị nhân lực ít nên còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Tại Tổng công ty mới có phòng nhân sự, có nhân viên phụ trách công tác đào tạo, còn tại các công ty con, chi nhánh khu vực chỉ có một người kiêm nhiệm tất cả các hoạt động trong đó chủ yếu là lương, thưởng, phúc lợi xã hội....
Với số lượng nhân lực nhiều và khối lượng công việc lớn, số lượng khóa đào tạo nhiều, hiện nay bộ phận phụ trách nhân sự còn thiếu cả số lượng, yếu về chất lượng khiến cho công tác đào tạo chưa thực sự hiệu quả. Nên việc tổ chức sắp xếp chưa hợp lý, việc bố trí, lên kế hoạch chưa chủ động.”
Cán bộ phụ trách đào tạo tuy có trình độ Đại học và có kinh nghiệm lâu năm nhưng vẫn còn quá tải do phải kiêm nhiệm nhiều các công việc khác.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI