Đánh giá kết quả đào tạo nhân lực tại Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đào tạo nhân lực tại tổng công ty điện lực thành phố hà nội (Trang 68 - 73)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2.4 Đánh giá kết quả đào tạo nhân lực tại Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà

phố Hà Nội

2.2.4.1. Đánh giá kết quả học tập tại công ty

Các căn cứ EVNHANOI sử dụng để tiến hành đánh giá đào tạo bao gồm: - Đối với những lao động được đào tạo ngoài: Đánh giá dựa vào chứng chỉ, văn bằng của nơi đào tạo sau mỗi khóa học.“Tuy nhiên việc đánh giá kết quả đào tạo thông qua bằng cấp, chứng chỉ chưa thể hiện hết được kết quả học tập của học viên mà còn cần đánh giá qua các yếu tố khác như thái độ, tinh thần học tập của học viên.

- Đối với các chương trình đào tạo trong công ty: Kết quả được đánh giá thông qua chất lượng làm việc sau quá trình đào tạo và số lượng người được nâng bậc trong các cuộc thi nâng bậc, thi thợ giỏi.

- Đối với những lao động được đào tạo ngoài công ty: Căn cứ vào ngành nghề đào tạo được học so với nhu cầu thực tế của công ty. Nếu họ đúng ngành nghề mà công ty yêu cầu thì sẽ được bố trí công việc cho phù hợp với mức lương xứng đáng.”

Bảng 2.10: Đánh giá kết quả học tập của các học viên qua xếp loại bằng cấp, chứng chỉ của Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội năm 2019

Chỉ tiêu Cán bộ quản lý Công nhân

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Khá, giỏi 16 69,56 43 65,15 Trung bình 7 30,43 18 27,27 Yếu - - 05 7,57 Kém - - - - Tổng 23 100 66 100

(Nguồn: Ban Tổ chức và Nhân sự)

“Qua bảng đánh giá trên có thể thấy các học viên là cán bộ quản lý đạt loại khá, giỏi rất cao (69,56%), học viên là công nhân có tỷ lệ thấp hơn (65,15%) nhưng số đông vẫn đạt loại khá, giỏi. Cho thấy các học viên tiếp thu kiến thức khá tốt. Bên cạnh đó số công nhân đạt loại yếu vẫn tồn tại (chiếm 6%), vấn đề này đòi hỏi công ty cần xem xét, kiểm tra sát sao hơn quá trình học tập của công nhân.

Chất lượng lao động của công ty cũng được xem xét trên khía cạnh số công nhân được nâng bậc. Phần lớn số công nhân tham gia cuộc thi nâng bậc đều được nâng lên một bậc.”Điều này cho thấy tay nghề của công nhân trong công ty tương đối vững và công tác đào tạo nghề, kèm cặp cho công nhân là tương đối tốt.

Bảng 2.11: Kết quả thi nâng bậc của công nhân Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu 2018 2018 2020

Công nhân dự thi 39 41 49

Công nhân lên bậc (người) 35 39 46 Công nhân không được lên bậc (người) 4 2 3 Tỷ lệ % lên bậc (%) 89,74% 95,12% 93,87%

(Nguồn: Ban Tổ chức và Nhân sự)

“Khi dùng bảng hỏi để đánh giá sự phù hợp giữa ngành nghề đào tạo với yêu cầu công việc đối với yêu cầu công việc của cán bộ công nhân viên công ty thu về được kết quả sau:”

Bảng 2.12: Kết quả điều tra sự phù hợp giữa ngành nghề đào tạo với yêu cầu công việc của cán bộ công nhân viên Tổng Công ty Điện lực

thành phố Hà Nội năm 2019

Chỉ tiêu Cán bộ quản lý Công nhân

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Rất tốt 14 60,86 38 57,57 2. Khá tốt 6 26,08 23 34,84 3. Bình thường 3 13,04 5 7,57 4. Kém - - - - Tổng 23 100 66 100

(Nguồn: Ban Tổ chức và Nhân sự)

“Qua bảng trên thấy đánh giá sự phù hợp giữa kiến thức mà học viên được đào tạo phù hợp với công việc của họ là khá cao (cán bộ quản lý là 60,86%, công nhân là 57,57%). Điều này cho thấy công ty đã xác định được đối tượng đào tạo tương đối phù hợp với kiến thức chuyên môn cần cho công việc và công tác đào tạo nhân lực ở công ty đạt hiệu quả rõ rệt.

2.2.4.2. Đánh giá kết quả thực hiện công việc sau đào tạo tại công ty

Sau khi kết thúc khóa học 15 - 30 ngày, đối tượng được cử đi đào tạo phải có bản thu hoạch kết quả học tập và ứng dụng thực tế vào thực tế công việc và có ý kiến nhận xét của cấp trên, nộp về Ban tổ chức và nhân sự của công ty.”Trên cơ sở đó cùng với kết quả kinh doanh hàng năm để tiến hành đánh giá, xác định những ưu nhược điểm của quá trình đào tạo từ đó xác định lại phương pháp đào tạo và bố trí sử dụng nhân lực sau đào tạo cho phù hợp. Sau khi học viên được đào tạo và trở lại làm việc, công ty tiến hành so sánh giữa lợi ích, những hiệu quả thu được và các khoản chi phí công ty bỏ ra để xác định hiệu quả thực hiện công việc sau đào tạo. Đây là biện pháp chưa thực sự mang lại hiệu quả đánh giá chính xác nhất về kết quả thực hiện công viện của đối tượng được đào tạo.

“Để đánh giá chính xác hơn về kết quả của công tác đào tạo nhân lực tại EVNHANOI có đem lại hiệu quả hay không cần phải xem xét các học viên sau khóa học họ có công tác và làm việc như thế nào, họ có phát huy được hết các kiến thức kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, việc đánh giá này cần phải có thời gian.”Tuy nhiên, việc đánh giá các học viên có thể thông qua kết quả sản xuất và hiệu quả làm việc của người lao động.

Bảng 2.13: Kết quả đánh giá cán bộ công nhân viên sau đào tạo do các Trƣởng bộ phận thực hiện ở Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội năm 2019

Chỉ tiêu Tốt Khá Trung

bình

Có thay đổi rõ rệt sau đào tạo 8,2% 57,22% 34,58% Khả năng ứng dụng đào tạo vào công việc 7,6% 60,53% 31,87% Hiệu quả công việc sau đào tạo 8,1% 62,1% 29,8%

(Nguồn: Ban Tổ chức và Nhân sự)

“Với cách đánh giá này chưa thể đảm bảo tính chuẩn xác, xác thực khi muốn đánh giá hiệu quả học tập gắn liền với công việc của nhân viên. Với cách này thì việc đánh giá hiệu quả là chưa hoàn toàn chính xác, mang tính chất chủ quan của Trưởng bộ phận.

Những chỉ tiêu trên chỉ phản ánh phần nào hiệu quả của công tác đào tạo. Điều quan trọng nhất đó là việc vận dụng các kiến thức, kỹ năng được đào tạo vào thực tế công việc như thế nào, sự thay đổi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết quả thực hiện công việc, thái độ, hành vi nhận thức của người được đào tạo.”Đặc biệt là phần lợi nhuận mà công ty có được từ việc đầu tư đào tạo cho các nhân viên.

2.2.4.3. Đánh giá chương trình đào tạo nhân lực tại công ty

Việc đánh giá chương trình đào tạo nhân lực tại EVNHANOI được thực hiện bởi chính các đối tượng được đào tạo. Sau khi kết thúc khóa đào tạo, các đối tượng được đào tạo tiến hành đánh giá chương trình đào tạo theo mẫu phiếu trắc nghiệm được phát. Ban tổ chức và nhân sự tổng hợp các kết quả và nộp kết quả lên Phòng Phó tổng giám đốc.

Biểu đồ 2.5: Đánh giá mức độ hài lòng về chƣơng trình đào tạo của Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội năm 2019

(Nguồn: Khảo sát thực tế tại EVNHANOI)

Qua biểu đổ trên thấy chương trình đào tạo tại công ty được đánh giá khá phù hợp với các đối tượng được đào tạo, số người hài lòng với chương trình đào tạo khá cao. Tuy nhiên tỷ lệ không hài lòng với chương trình đào tạo vẫn còn nhiều, do chương trình đào tạo vẫn còn một số hạn chế như người hướng dẫn còn thiếu kiến thức sư phạm, chương trình đào tạo diễn ra bất ngờ đối với một số đối tượng đào tạo. Trong việc đánh giá kết quả đào tạo còn nhiều bất cập, việc đánh giá còn mang

tính hình thức, chủ quan và chưa phản ánh đúng tình hình thực tế. Chương trình đào tạo nhân lực của công ty cần phải chú ý đến thời gian đào tạo, sắp xếp hợp lý và có kế hoạch cụ thể cho các đối tượng tham gia đào tạo. EVNHANOI cũng chưa có phương pháp đánh giá kết quả đào tạo cụ thể nên hiệu quả của công tác đánh giá chưa cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đào tạo nhân lực tại tổng công ty điện lực thành phố hà nội (Trang 68 - 73)