Tổ chức thực nghiệm tác động

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên (Trang 71 - 73)

Chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm tác động với các nội dung khác nhau trên nhóm thực nghiệm. Trong mỗi giờ tạo hình, chúng tôi đều chọn một biện pháp chính và sử dụng thêm các biện pháp khác nhằm hỗ trợ cho quá trình tổ chức đạt hiệu quả cao. Sau đó tiến hành phân tích, đánh giá, nhận xét hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp thông qua giờ học.

Trong quá trình quan sát, chúng tôi cố gắng giúp trẻ nắm bắt đối tượng và bao quát tổng thể , từng chi tiết. So sánh, phan tích, đối chiếu, tìm ra mối quan hệ giữa các đối tượng và cuối cùng là quan sát nắm bắt toàn bộ cấu trúc trong một chiỉnh thể trọn vẹn.

Chúng tôi đặt hệ thống câu hỏi (Tại sao? Để làm gì? Như thế nào? ...) không những thu hút sự chú ý của trẻ mà còn giúp trẻ nắm bắt được các đặc điểm , thuộc tính của đối tượng một cách dễ dàng, nhanh nhạy hơn. Hệ thống câu hỏi luôn luôn được điều chỉnh linh hoạt để giúp trẻ định hướng vào việc phát triển và phân tích những nét mới trong đối tượng miêu tả.

Chương trình tác động được tổ chức theo các hướng sau:

+ Động viên trẻ tích cực phát huy khả năng độc lập quan sát đã được quan sát ở giai đoạn trước.

+ Tăng cường củng cố và bồi dưỡng khả năng suy luận độc đáo.

+ Kích thích trẻ vận dụng những kinh nghiệm riêng, vốn biểu tượng tạo hình đã có vào tình huống tạo hình mới, phát huy tính tích cực của trẻ.

+ Tích cực khơi gợi cảm xúc của trẻ qua những bài thơ, bài hát, câu chuyện cổ tích, khích lệ động viên trẻ tìm phương thức miêu tả.

Phối hợp sử dụng câu đó, trò chơi giúp trẻ nhnh chóng nắm bắt được nội dung bức tranh, bước đầu nhận biết được các phương tiện biểu cảm truyền đạt nội dung ý tưởng, thái độ, tình cảm của mình. Qua đó, trẻ cảm nhận được nét đẹp trong tác phẩm nghệ thuật, trẻ thêm yêu và say mê với hoạt động nghệ thuật.

Chúng tôi tăng cường cho trẻ làm quen tác phẩm nghệ thuật có bố cục tương đối phức tạp, các tác phẩm được lựa chọn phù hợp với trình độ nhận thức, thị hiếu thẩm mĩ của trẻ nhằm bồi dưỡng khả năng quan sát, tạo ấn tượng cảm xúc phong phú về sự đa dạng của sự vật hiện tượng.

Trẻ có cái nhìn toàn diện hơn về sự vật thông qua đàm thoại. Chất lượng các bài tạo hình của trẻ được nâng cao cả về nội dung và hình thức.

Tóm lại, trong quá trình thực nghiệm nhờ có sự phối hợp hợp lý các biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình trẻ từng bước đã có những chuyển biến đáng kể cả về nhận thức lẫn kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo tạo hình, tạo điều kiện cho việc phát huy tính tích cực của trẻ. Chúng tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú với việc sử dụng sản phẩm của mình vào các hoạt động khác như: Triển lãm tranh nghệ thuật, món quà tặng gia đình,... Mỗi biện pháp đều góp phần không nhỏ trong việc kích thích tính tích cực của trẻ trong hoạt động tạo hình.

65

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)