Cơ sở định hướng xây dựng một số biện pháp phát huy tính tích cực của

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên (Trang 45 - 46)

của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên.

Hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ. Một đặc điểm rõ nét trong hoạt động tạo hình của trẻ em đó là tính duy kỷ. Tính duy kỷ làm cho trẻ nhỏ đến với hoạt động tạo hình một cách dễ dàng. Mối quan tâm chính của trẻ nhỏ trong hoạt động tạo hình đó là tập chung vào thể hiện , biểu cảm chứ chưa phải là hình thức nghệ thuật thực sự của tác phẩm. Cùng với tính duy kỷ, tính không chủ định cũng là một đặc điểm tâm lý rất đặc trưng tạo cho sản phẩm tạo hình của trẻ vẻ hấp dẫn riêng. Trẻ có khả năng tạo hình ở nhiều dạng như: Vẽ, nặn, xé, dán, gấp, tô, chắp ghép,... Tất cả các thể loại tạo hình được giáo viên tổ chức thường xuyên thông qua tiết học, hoạt động nghệ thuật, các giờ chơi.

Do vậy cùng với việc chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia tạo hình, giáo viên cần yêu cầu trẻ quan sát trước các tiết học xem trẻ đã thấy gì, trong tiết học trẻ sẽ thể hiện những điều trẻ thấy ra sao và sau những giờ học tạo hình bằng hành động cụ thể như nhạt rác, bỏ rác vào thùng, giữ gìn vệ sinh chung lớp học, sân trường…

2.1.1.Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục mầm non và hoạt động tạo hình.

Hoạt động tạo hình có một vị trí vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của trẻ ở lứa tuổi mầm non và đưuọc coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mĩ, giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống.

Với tư cách là một phương tiện giáo dục rất thích hợp với lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non phải được tổ chức để thực hiện những mục tiêu giáo dục sau:

- Phát triển sự nhạy cảm, những cảm xúc , tình cảm thẩm mĩ, có nhu cầu làm ra cái đẹp - là những điều rất cần cho cuộc sống của trẻ trong xã hội. - Giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức và kĩ năng cơ sở, tạo nền tảng cho sự tiếp thu nền giáo dục ở bậc học tiếp theo.

- Phát triển và tiếp tục duy trì ở trẻ lòng tự tin và khả năng cảm nhận về giá trị của mình.

- Tiếp thu tri thức và hình thành thái độ, tình cảm để trẻ tích cực gia nhập vào cuộc sống cộng đồng, xã hội.

Mục đích của việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ lứa tuổi mầm non không nằm ngoài những mục đích cơ bản của giáo dục thẩm mĩ, đó là:

- Phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận, cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống, trong nghệ thuật.

- Hình thành ở trẻ lòng mong muốn và khả năng thể hiện vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh, để qua đó mà biểu lộ thái độ, tình cảm của mình.

2.1.2. Căn cứ vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ và nội dung hoạt động tạo hình của trẻ 5 - 6 tuổi.

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)