Biện pháp 1: Sử dụng vật liệu thiên nhiên phong phú, đa dạng hướng tớ

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên (Trang 52 - 54)

tới việc phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

* Mục đích, ý nghĩa:

Hiện nay trong các tiết học tạo hình của trẻ giáo viên chủ yếu vẫn sử dụng giấy màu, sáp màu, hồ dán làm nguyên vật liệu. Nhận thấy những nguyên vật liệu “truyền thống” này vẫn chưa phát huy tối đa khả năng tạo hình và giáo dục các bài học cho trẻ nên giáo viên cần sử dụng nhiều các nguyên vật liệu thiên nhiên để cho trẻ hoạt động. Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình giúp trẻ nâng cao kĩ năng tạo hình của bản thân, kích thích trẻ hoạt động và tích cực hơn trong hoạt động. Nguyên vật liệu thiên nhiên phong phú giúp trẻ hiểu hơn đặc điểm của thiên nhiên, vẻ đẹp của thiên nhiên và ý nghĩa của thiên nhiên đối với cuộc sống. Việc tìm hiểu “chất liệu” và cách sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên giúp trẻ phát triển khả năng tri giác và kích trẻ sáng tạo.

* Cách tiến hành:

Khi sưu tầm nguyên vật liệu, chúng tôi chú ý đảm bảo tính an toàn(không độc, không nhọn, không có cạnh sắc), dễ cầm (kích cỡ phù hợp vớitay trẻ), dễ bảo quản và cất giữ, dễ phục hồi hoặc sửa chữa vì khi chơi, trẻtiếp xúc trực tiếp với chúng. Đặc biệt đòi hỏi trí nhớ, sự tưởng tượng và ócquan sát của trẻ, tạo cơ hội để trẻ lựa chọn, sắp xếp nguyên vật liệu.

Để có được các nguyên vật liệu phong phú và đa dạng cô giáo cần tuyêntruyền với phụ huynh bằng các sản phẩm của trẻ ở lớp, viết thông báo

45

về cácnguyên vật liệu cần thu gom, tư vấn cho phụ huynh giúp trẻ sưu tầm thêmcác loại nguyên vật liệu khác nhau.Sau đó phân loại, sắp xếp vào các giá, các góc chơi. Các nguyên liệuđược cho vào trong hộp, rổ và được đánh tên, nhãn mác, luôn để trong trạngthái mở để trẻ có thể được tiếp xúc thường xuyên.

Ví dụ, sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên để xếp dán đàn cá: Trong tiết học tạo hình “Xếp dán đàn cá bơi” của chủ đề Thế giới động vật, giáo viên đã chuẩn bị nhiều loại lá bằng cách cho trẻ sưu tầm như: Lá hồng xiêm, lámướp, lá gấc, lá dâm bụt; cùng các loại hạt ngũ cốc, băng dính hai mặt, kéo, bút màuvà bìa A4. Cách thực hiện như sau:

- Cho trẻ quan sát bể cá hoặc lọ cá cảnh.

- Trẻ nhận biết con cá và nêu rõ được các bộ phận của con cá: Thân, đầu, đuôi, mắt, vây, vẩy,...

- Cho trẻ xem mẫu gợi ý về đàn cá được xếp dán bởi nhiều loại lá cây khác nhau.

- Hướng dẫn, gợi mở trẻ sử dụng các loại lá, hột hạt để xếp hình con cá: Lá hồngxiêm, lá mít… làm thân cá; lá mướp, lá gấc làm đuôi cá; sau đó gắn mắt cho cá bằnghạt đậu đen, đậu đỏ và xếp lá phượng làm vẩy cá.

- Trẻ thực hiện xếp dán đàn cá bơi. Cô giáo gợi mở cho trẻ vẽ thêm môi trường sống của cá là nước, rong rêu, sỏi đá cho bức tranh thêm sinh động.

- Nhận xét đánh giá một số bài đẹp và có ý tượng sáng tạo.Để tăng hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên, cô giáo cần sử dụng nhiều cách khác nhau như: Sử dụng trò chơi phân vai hay sử dụng đồ dùng dạy học tự tạo, tổ chức các trò chơi, hay tổ chức tiết học dưới hình thức một cuộc thi đua,... sẽ giúp trẻ phát huy được tính tích cực của mình khi tham gia hoạt động.

Hay ví dụ trong tiết học “Xếp dán thuyền trên biển”, chúng tôi cho trẻ sưu tầm các loại lácây khô, lá rụng trong giờ hoạt động ngoài trời và đi dạo đi thăm mang về ép phẳng.Trẻ sử dụng lá khô này xếp được rất nhiều con thuyền tạo thành những bức tranh“Thuyền trên biển”.

Những đồ dùng giáo viên chuẩn bị cho trẻ làm đa số từ các nguyên vật liệu gần gũi nhất, dễ tìm thấy nhất ở bất cứ nơi đâu. Ví dụ như rơm, lá cây, vỏ sò,... Với những nguyên vật liệu đó, cô và trẻ có thể thao tác, làm nên những con vật hay đồ dùng, đồ chơi hết sức sáng tạo sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau. Để có thể làm được những đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn, bắt buộc và đòi hỏi trẻ phải tích cực suy nghĩ, chủ động và sáng tạo để tìm ra cách làm hiệu quả nhất và đẹp nhất dựa trên sự hướng dẫn cơ bản của cô giáo. Có thể cùng một nguyên vật liệu mà trẻ có thể làm được nhiều đồ dùng khác nhau, hay một đồ chơi có thể sử dụng cho nhiều hoạt động. Từ đó, tạo điều kiện để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của trẻ.

Ví dụ:

Con trâu: Dùng lá mít tạo thành hình con trâu, sau đó dùng giấy đề can cắt, dán các chi tiết. Bàn ghế: Dùng rơm bện thành hình cái ghế, cái bàn.

Qua cáchoạt động nói trên, chúng tôi đã củng cố kĩ năng xếp dán, phát triểntrí tưởng tượng, phát huy tính tích cực cho trẻ đồng thời rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, tính kiên trì của trẻ.Các nguyên vật liệu thiên nhiên phong phú cần được bổ sung và thay thế thường xuyên, đảm bảo sự sinh động, đa dạng các thể loại (như lá, hạt, rơm, sỏi,...) và an toàn cho trẻ.

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)