phát huy tính tích cực cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
* Mục đích, ý nghĩa:
Biện pháp này giúp trẻ vận dụng các kiến thức tiếp thu được từ các nội dung giáo dục từ các lĩnh vực khác phục vụ cho việc phát huy tính tích cực của trẻ. Trẻ mang những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của hoạt động tạo hình giải quyết các vấn đề mà các hoạt động giáo dục khác đặt ra.
Biện pháp này giúp trẻ mở rộng và nâng cao vốn hiểu biết của bản thân về thế giới xung quanh, tạo điều kiện cho trẻ nảy sinh và vận dụng những kiến thức đó thông qua các hành động thiết thực có trong mỗi bài học, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
47
Giáo viên phải tìm hiểu khả năng của trẻ bằng cách cho trẻ được trao đổi trò chuyện, thảo luận, tự thể hiện và đưa ra ý kiến của mình. Giáo viên theo dõi, lắng nghe, nắm bắt ý tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của trẻ để đưa vào nội dung hoạt động những vấn đề mà trẻ quan tâm, mong muốn khám phá.
Ví dụ: Với chủ đề thực vật, giáo viên có thể mang đến lớp một cây đậu xanh, khuyến khích trẻ nói về cây xanh. Cho trẻ nêu các câu hỏi và ý tưởng.
Trẻ cũng có thể tạo được rất nhiều con vật ngộ nghĩnh khác nhau để chơi và học trongchủ điểm Thế giới động vật, chẳng hạn: Làm con cua, con bướm bằng hạt gấc; Làmcon kiến bằng hạt nhãn, vỏ trứng; Làm con rùa bằng vỏ sò và cúc áo;...
Ví dụ làm con cua, con bướm:
Chuẩn bị nguyên vật liệu: Hạt gấc, xốp màu, kéo dán, kéo. Cách làm:
+ Cho trẻ vẽ thân con bướm, cẳng cua, càng cua lên xốp màu; dùng kéo cắt theo hình đã vẽ.
+ Cho trẻ gắn cẳng cua, càng cua vào hạt gấc tạo thành các con cua nhỏ nhắn.
+ Xếp hai hạt gấc cạnh nhau rồi gắn thân con bướm vào giữa hai hạt gấc thành chú bướm xinh đẹp.
Hay ví dụ làm con rùa:
Chuẩn bị nguyên vật liệu: Vỏ ngao đã rửa sạch, cúc áo, hạt đậu đen, keo dán.
Cách làm:
+ Gắn 4 cúc áo xung quanh phía dưới vỏ ngao để làm chân. + Gắn 2 hạt đậu đen lên trên vỏ ngao để làm mắt.
Tương tự như vậy, trong mỗi chủ đề, cô và trẻ khai thác nhiều nội dung khác nhau cho trẻ tạo hình vào các thời điểm thích hợp để trẻ thể hiện được ý tưởng của mình.