tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên.
1.1.3.1. Khái niệm hoạt động tạo hình
- Khái niệm hoạt động
Cũng theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê), hoạt động là: “Những việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục đích chung trong một lĩnh vực nhất định”.
Theo Tâm lí học duy vật biện chứng: Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng, thần kinh và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan để tạo ra sản phẩm.
- Khái niệm tạo hình
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê) giải nghĩa “tạo hình” là: “Tạo ra các hình thể bằng đường nét, màu sắc, hình khối”.
Tạo hình là hoạt động nghệ thuật nói chung, một trong các hoạt động nghệ thuật quan trọng và được trẻ mầm non yêu thích. Là một hoạt động rất lí thú và bổ ích, nó giúp trẻ phát triển trí tuệ, dễ dàng hòa nhập - cảm thụ vẻ đẹp phong phú đa dạng của thế giới xung quanh. Nó rèn luyện phát huy được tính tích cực của trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động, là một yếu tố cơ bản trong việc hình thành nhân cách toàn diện.
Tạo hình là môn học tổng hợp, ở đó trẻ không chỉ được rèn luyện kĩ năng kĩ xảo, phát triển trí tuệ, mà còn được hình thành các cảm xúc thẩm mĩ, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo ở trẻ. Vì thế khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ cần đưa ra những phương pháp và cách thức sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lí trẻ. Không nên đưa các nội dung quá khó hoặc quá dễ đến trẻ, vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Hoạt động tạo hình: Là một trong những môn học hấp dẫn, gây hứng thú đối với trẻ mầm non, nó giúp trẻ tìm hiểu, quan sát, khám phá và phát hiện ra thế giới xung quanh có rất nhiều điều kì diệu gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm đặc biệt.
Như vậy có thể hiểu: “Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo, nó phản ánh hiện thực sống bằng những hình tượng nghệ thuật trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới, mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp bằng màu sắc, đường nét, hình khối… gửi gắm tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ vào các tác phẩm nghệ thuật”.
1.1.3.2. Nội dung hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo
Hoạt động tạo hình chính là một hình thức hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng. Bởi vậy, nội dung của chương trình hoạt động tạo hình có thể được xem như hệ thống những nhiệm vụ giáo đục và phát triển cụ thể nhằm hình thành ở trẻ khả năng nhận thức thẩm mĩ, khả năng phản ánh thế giới xung quanh, thâm nhập vào thế giới xung quanh thông qua hoạt động tạo hình. Việc thực hiện những nội dung giáo dục và phát triển trên cần thông qua những nội dung miêu tả bao gồm các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, con người và các sự kiện trong xã hội và các mối quan hệ đa dạng giữa những đối tượng đó. Các nội dung miêu tả phải được lựa chọn và sắp xếp theo hệ thống, phù hợp với yêu cầu về nội dung giáo dục và phát triển qua từng độ tuổi của trẻ.
a, Nội dung giáo dục và phát triển của chương trình hoạt động tạo hình Để hình thành và phát triển khả năng nhận thức thẩm mĩ và hoạt động thực tiễn cho trẻ, người ta phân các nội dung giáo dục và phát triển của hoạt động tạo hình thành bốn nhóm:
- Nhóm nội dung 1: Các kiến thức, kĩ năng, năng lực thể hiện sự vật đơn giản.
Mặc dù trẻ mẫu giáo còn nhỏ và đối với chúng chỉ nên đưa ra những nhiệm vụ tạo hình tương đối đơn giản, song chúng ta cần suy tính đến sự phát triển nhận thức, nhân cách của trẻ mà quan tâm tới việc hướng cho trẻ lĩnh hội dần dần các phương pháp phản ánh hiện thực vừa sinh động, vừa gần gũi với sự vật, không méo mó, lệch lạc để từ đó giúp trẻ nhận thức, hiểu một cách đúng đắn về thế giớ thực xung quanh.
Nội dung của phần chương trình trên bao gồm việc hình thành và bồi dưỡng cho trẻ những kiến thức, kĩ năng, năng lực sau:
+ Thể hiện hình dạng (hình thù của vật mẫu)
+ Thể hiện kích thước (của các vật mẫu và các bộ phận của chúng) + Thể hiện cấu trúc
+ Thể hiện màu sắc
Nội dung tạo hình nhằm giúp trẻ thể hiện hình dạng cần thay đổi theo sự phát triển của trẻ. Qua từng giai đoạn phát triển, trẻ phải từng bước tập truyền đạt hình thù qua các phương pháp tạo hình khác nhau (vẽ, nặn, cắt, xé dán, chắp ghép,... hẹp hơn, rộng hơn, ngắn hơn, dài hơn,...).
Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, trẻ cần phải thấy được sự biến đổi màu sắc của mọi vật tùy theo sự thay đổi của điều kiện: Thời gian, không gian, thời tiết,.. Trẻ còn cần phải biết được là con người cũng có thể tự do thay đổi màu sắc của một số sự vật xung quanh theo ý mình, theo cảm nghĩ cá nhân.
- Nhóm nội dung 2: Các kiến thức, kĩ năng, năng lực giúp trẻ thể hiện một nội dung mạch lạc.
Nội dung mạch lạc trong thể hiện tạo hình có thể là một chủ đề, cốt chuyện,... mà ở đó hình ảnh, các sự vật đơn lẻ được thay đổi, liên kết với nhau theo các mối quan hệ, tinh thần, sự kiện, hành động nào đó.
Tạo hình cần hướng trẻ vào việc tăng cường bồi dưỡng các kĩ năng sau: + Thể hiện bố cục trong không gian
+ Sự thể hiện kích thước tương đối và tư thế của các hình ảnh - Nhóm nội dung 3: Các tri thức, kĩ năng, năng lực trang trí
Trẻ mẫu giáo cần làm quen và sử dụng tích cực tính nhịp điệu của sự sắp xếp các hình trang trí. Trẻ mẫu giáo lớn cần tập sử dụng hình tự nhiên đơn giản làm họa tiết (hoa lá, đồ chơi đơn giản, hình động vật đơn giản,...). Trẻ mẫu giáo lớn tập sử dụng không chỉ màu cơ bản mà cả các sắc thái đa dạng của các màu đó.
Đối với việc bồi dưỡng khả năng trang trí, cần coi việc tổ chức cho trẻ quan sát, cảm nhận vẻ đẹp mang tính trang trí trong các tác phẩm nghệ thuật
tạo hình, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ và mọi vật xung quanh là một nội dung tạo hình quan trọng đáng được quan tâm.
- Nhóm nội dung 4: Các tri thức, các kĩ năng có tính chất kĩ thuật
Mặc dù việc thực hiện các sản phẩm có tính kĩ thuật không phải là điều chủ yếu trong nhiệm vụ của hoạt động tạo hình, song việc nắm được kĩ thuật đúng, đa dạng và chuẩn xác là điều cần thiết. Bởi lẽ nó cho phép trẻ có thể miêu tả được mọi vật, mọi hiện tượng, tạo bố cục trang trí,... và đưa vào đó cảm nghĩ, ước mơ của mình một cách dễ dàng, phong phú.
Các bài tập mang tính kĩ thuật không tiến hành một cách tách rời mà lồng ghép ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ tạo hình trên từng giờ học, giờ hoạt động tạo hình, nó không làm cản trở quá trình sáng tạo mà ngược lại tạo điều kiện phát triển tính tích cực, độc lập, chủ động sáng tạo của trẻ.
b, Nội dung miêu tả của chương trình hoạt động tạo hình
Nội dung miêu tả được xem như là phương tiện, là con đường để thực hiện các nội dung giáo dục và phát triển của hoạt động tạo hình.
Việc tìm kiếm nội dung miêu tả cần xuất phát từ một số nguồn sau: - Định hướng cho chương trình hoạt động tạo hình được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, theo mục tiêu của giáo dục mầm non mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.
- Các vấn đề, các nội dung giáo dục mà giáo viên tìm hiểu, thu thập được và muốn đưa đến cho trẻ.
- Các kinh nghiệm hiểu biết, những mong muốn của trẻ liên quan đến hoạt động tạo hình.
Các nội dung miêu tả của hoạt động tạo hình đã được thu thập, lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi của trẻ cần được sắp xếp theo hệ thống để có thể dễ dàng sử dụng chúng trong việc tổ chức giáo dục theo hướng tích hợp: Vừa nhằm bồi dưỡng cho trẻ những khả năng chuyên biệt của hoạt động tạo hình, vừa phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của các lĩnh vực giáo dục khác trong toàn bộ chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ.
Khi tổ chức và thực hiện chương trình hoạt động tạo hình, cần chú ý rằng nội dung miêu tả phải được lựa chọn, sắp xếp phù hợp với đặc điểm sự phát triển của trẻ (đặc điểm khả năng nhận thức, xúc cảm, tình cảm, khả năng vận động tạo hình,...), phải liên hệ chặt chẽ với các nội dung giáo dục và phát triển hoạt động tạo hình. Bởi vậy, không nhất thiết phải có quy định quá chặt chẽ, cứng nhắc về hệ thống các mạng chủ điểm và không nên yêu cầu giáo viên phải thực hiện tuần tự đầy đủ tất cả các nội dung của chủ điểm được đưa ra.
Tóm lại, nội dung miêu tả của hoạt động tạo hình được lựa chọn từ chính mong muốn, hiểu biết, cảm hứng của trẻ và được trẻ tiếp thu, trải nghiệm thông qua con đường hoạt động thích hợp sẽ tạo cho trẻ vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm phong phú, hình thành cho trẻ khả năng hưởng ứng tích cực với cái đẹp từ các sự vật, hiện tượng xung quanh và khả năng độc lập, chủ động tìm kiếm những cách thức thể hiện vẻ đẹp xung quanh mình một cách sáng tạo nhất.
1.1.3.3. Nội dung hoạt động tạo hình đối với trẻ 5 - 6 tuổi
Với sự phát triển nhảy vọt về nhận thức, cảm xúc và khả năng vận động, có thể đặt ra cho chương trình hoạt động tạo hình ở độ tuổi này những nội dung giáo dục và phát triển sau:
- Bồi dưỡng hứng thú, tìm kiếm, khám phá, tự tích lũy vốn biểu tượng ấn tượng, kinh nghiệm tạo hình, đồng thời sử dụng khả năng tạo hình một cách tích cực, tự giác để tìm hiểu về cuộc sống, về thế giới xung quanh.
- Bồi dưỡng khả năng tri giác không gian, tri giác thẩm mỹ, khả năng phát hiện ở các sự vật hiện tượng xung quanh những nét đẹp độc đáo đặc trưng và biết thể hiện nét đẹp độc đáo đó bằng các phương tiện tạo hình khác nhau.
- Giúp trẻ tích cực làm quen, tìm hiểu nội dung và nét đẹp thẩm mĩ, giá trị xã hội của tác phẩm nghệ thuật tạo hình, đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật trang trí phù hợp với độ tuổi của trẻ, đồng thời học hỏi các phương thức biểu cảm đơn giản được các họa sĩ, nghệ sĩ sử dụng khi thể hiện các tác phẩm của mình.
- Tập cho trẻ biết nhận xét, đánh giá vẻ đẹp trong tranh vẽ của bạn, của mình. Hình thành khả năng độc lập tổ chức hoạt động, hợp tác trong các hoạt động tập thể (theo nhóm).
+ Hoạt động vẽ: Với sự phát triển nhảy vọt về nhận thức, cảm xúc và khả năng vận động, giáo viên cần quan tâm đến những nội dung giáo dục và phát triển cho hoạt động tạo hình của trẻ: Bồi dưỡng hứng thú cho trẻ; bồi dưỡng khả năng tri giác không gian; giúp trẻ tích cực làm quen, tìm hiểu nội dung và nét đẹp thẩm mĩ; tập cho trẻ biết nhận xét, đánh giá; hình thành khả năng độc lập tổ chức hoạt động; bồi dưỡng khả năng thể hiện nét đặc thù của mọi vật; bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ; bồi dưỡng khả năng sáng tạo; tạo sự linh hoạt trong biểu cảm,... Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm trình độ, lứa tuổi và các đặc điểm cá nhân của trẻ, tùy theo đặc điểm điều kiện địa phương mà các giáo viên mầm non có thể đưa ra những nội dung giáo dục và phát triển khác nhau dựa vào định hướng chung về giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
+ Hoạt động nặn: Ở tuổi mẫu giáo lớn, các quá trình tâm lí như chú ý, trí nhớ, tưởng tượng phát triển tốt hơn, giúp trẻ có thể hình dung hình ảnh của kết quả hoạt động nặn từ trước khi trẻ bắt tay vào quá trình thể hiện. Do vậy cần tăng cường cho trẻ độc lập tìm kiếm, lựa chọn nội dung miêu tả và hình thành dự định sáng tạo để định hướng cho hoạt động. Giáo viên cần: Tăng cường bồi dưỡng khả năng tri giác cho trẻ; phát triển các cảm xúc thẩm mĩ giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của vật thể; giúp trẻ tự lựa chọn, tìm kiếm và sử dụng các phương thức nặn khác nhau như nặn chắp ghép, nặn nguyên khối, phối hợp nặn chắp ghép với nặn nguyên khối, nặn bắt đầu từ những bộ phận chính rồi mới đến các chi tiết, nặn từ khái quát rồi đến cụ thể; tập cho trẻ biết sử dụng các sản phẩm nặn vào các hoạt động khác nhau ở trường mầm non cũng như ở nhà.
+ Hoạt động xé, dán: Tổ chức hoạt động xé, dán cho trẻ, giáo viên cần lưu ý củng cố và phát triển hiểu biết về các hình hình học cơ bản cho trẻ; tập phân loại, gộp nhóm các hình tự nhiên; mở rộng và hệ thống hóa các màu sắc (theo thứ tự quang phổ); tạo điều kiện cho trẻ hiểu và hình dung được các khái niệm về không gian; cho trẻ làm quen với các bố cục trang trí; tăng cường cho
trẻ liên hệ giữa các không gian; tăng cường phát triển các kĩ năng và sự khéo léo của các kĩ xảo xé, cắt; tăng cường cho trẻ phối hợp linh hoạt sáng tạo các chất liệu và phương pháp tạo hình.
+ Hoạt động chắp ghép: Nội dung chủ yếu của hoạt động chắp ghép đối với trẻ mẫu giáo lớn là rèn luyện các kĩ năng quan sát; tập cho trẻ xác định các mối quan hệ giữa mọi vật; tập thay thế, sử dụng linh hoạt các khối hình theo đặc điểm công dụng của chúng; tập tổ chức các hoạt động chắp ghép theo các định hướng khác nhau; mở rộng khả năng chắp ghép từ những bộ đồ chơi; tập tạo nên các hình khối; tập cắt dán các hình với các phế liệu để tạo nên các mô hình, đồ chơi; thu thập, phân loại và tập sử dụng sáng tạo các vật liệu thiên nhiên tạo thành các mô hình theo từng chủ đề.
1.1.3.4. Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.
* Các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên.
- Nhóm phương pháp thông tin - tiếp nhận:
Là nhóm các phương pháp có vai trò cung cấp cho trẻ những ấn tượng, kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, khoa học kỹ thuật,... về các phuogw thức hoạt động (các kĩ năng tạo hình), đồng thơi hình thành ở trẻ các cảm xúc, tình cảm thẩm mĩ.
+ Ý nghĩa
Đây là các phương pháp tạo điều kiện phát triển ở trẻ tri giác thẩm mĩ, giúp trẻ hiểu biết về nội dung miêu tả và phương thức tạo hình, hình thành hứng thú, bồi dưỡng khả năng cảm thụ thẩm mĩ.
- Nhóm phương pháp thực hành - ôn luyện
Là nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động tạo ra các sản phẩm tạo hình, giúp trẻ bồi dưỡng các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, các kinh nghiệm biểu cảm.
Phương pháp thực hành - ôn luyện là hoạt động của cả giáo viên và trẻ nhằm củng cố tri thức, bồi dưỡng kĩ năng, rèn luyện, hình thành các kĩ xảo trong hoạt động tạo hình.
- Nhóm phương pháp tìm tòi - sáng tạo
Là nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động tìm kiếm, khám phá, bồi dưỡng cho trẻ những kinh nghiệm sáng tạo.
+ Ý nghĩa
Các phương pháp tìm tòi - sáng tạo là những hoạt động của giáo viên và trẻ nhằm động viên, kích thích hoạt động tìm kiếm, khám phá, phát hiện và sáng tạo trong hoạt động tạo hình. Qua đó phát triển khả năng tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
- Nhóm các biện pháp mang tính vui chơi
Là nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình có sử dụng yếu tố