Mối quan hệ giữa đánh giá và tự đánh giá trong quá trình dạy học

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập thông qua dạy học chủ đề toán chuyển động đều ở lớp 5 (Trang 27 - 28)

B. NỘI DUNG

1.2.4. Mối quan hệ giữa đánh giá và tự đánh giá trong quá trình dạy học

Theo [17, tr. 14-15], TĐGKQHT là một bộ phận của quá trình đánh giá mà chủ thể đánh giá và đối tƣợng đánh giá là một. Trong quá trình giáo dục, nếu chỉ có đánh giá của giáo viên và các lực lƣợng giáo dục khác thì quá trình đánh giá khó có thể trở thành “lực nắn” thực sự đối với hoạt động học tập của học sinh, bởi khi đó ngƣời học khó nhận thức đầy đủ về bản thân nên không thể giữ đƣợc thế chủ động trong các hoạt động, do đó khó có thể điều chỉnh hoạt động của chính mình và hiệu quả của công việc sẽ thấp.

Ban đầu có thể học sinh chƣa biết cách tự đánh giá, giáo viên cần giúp họ cách đánh giá, qua đó bắt chƣớc, tiến tới biết đánh giá và lâu dần có thể biết tự đánh giá. Do đó, tự đánh giá là một nội dung mà học sinh phải học mới có đƣợc. Vì thế, có thể coi tự đánh giá là một hoạt động học tập của học sinh, hơn nữa việc tự đánh giá luôn đi cùng với việc học và tự học.

Một khi ngƣời học (chủ thể nhận thức) hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ và xác định đƣợc mức độ kiến thức, kĩ năng và thái độ của mình thì hoạt động học tập mới thực sự chủ động, tích cực và hiệu quả. Nhƣ vậy, tự đánh giá tác động đến quá trình dạy học, ảnh hƣởng đến kết quả học tập.

Khi biết tự đánh giá thì hoạt động này chẳng những cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động học cho ngƣời học mà còn cung cấp cả những thông tin phản hồi cho giáo viên, nhà quản lí giáo dục, giúp cho quá trình đánh giá trở nên sát thực hơn, hiệu quả hơn, tránh những cách nhìn nhận áp đặt. Nhờ đó, tự đánh giá giúp cho quá trình đánh giá trở nên chính xác, hiệu quả hơn.

Con ngƣời khó ai có thể tự mình nhìn nhận đƣợc hết những ƣu, nhƣợc điểm của bản thân. Trong quá trình giáo dục nếu chỉ có tự đánh giá của học sinh thì chƣa đủ, bởi họ chẳng những còn ít kinh nghiệm mà còn chịu ảnh hƣởng của cái “tôi” nên việc tự đánh giá ít nhiều còn mang tính chủ quan, phiến diện. Vì vậy, để cho hoạt động tự đánh giá có hiệu quả thì bên cạnh

việc đánh giá của mình học sinh phải biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đánh giá từ bên ngoài (giáo viên, bạn học và các lực lƣợng giáo dục khác) để có sự điều chỉnh hoạt động học tập cho đúng đắn và thông tin nhận đƣợc sẽ đảm bảo tính khách quan, toàn diện và chính xác. Nhƣ vậy, quá trình đánh giá mới giúp quá trình tự đánh giá trở nên khách quan, toàn diện, chính xác và hiệu quả hơn.

Từ đó, thống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh là một nguyên tắc quan trọng của đánh giá, dạy học và giáo dục. Nếu nhƣ trong dạy học, học sinh không thể thiếu vai trò của giáo viên thì trong tự đánh giá học sinh cũng không thể thiếu vai trò của ngƣời thầy. Một khi ý thức đƣợc điều này, giáo viên cần chủ động xác định yêu cầu đầu ra cho mỗi bài học mà đề ra cho học sinh kế hoạch học, tự học, tự đánh giá để sao cho có thể nâng cao mức độ hiểu biết, đáp ứng đƣợc yêu cầu về mục đích, kiến thức cần học.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập thông qua dạy học chủ đề toán chuyển động đều ở lớp 5 (Trang 27 - 28)