Biện pháp 6: Phối hợp giữa đánh giá và đánh giá đồng đẳng để phát

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập thông qua dạy học chủ đề toán chuyển động đều ở lớp 5 (Trang 90 - 97)

B. NỘI DUNG

2.2.6. Biện pháp 6: Phối hợp giữa đánh giá và đánh giá đồng đẳng để phát

phát triển khả năng tự đánh giá KQHT cho HS

2.2.6.1. Mục đích và ý nghĩa

Đánh giá đồng đẳng chính là bản thân HS đƣợc tham gia vào đánh giá các bạn, các em đƣợc tham gia nhiều hơn vào quá trình học và đánh giá. Việc đánh giá của các em đối với bạn không chỉ cung cấp thông tin về kết quả học tập của bạn cho giáo viên mà còn phản ánh năng lực của chính chủ thể đánh giá về nội dung học tập, thái độ học tập. Hoffman (1962) nói: “Một học sinh thực tế không biết cậu ta đã học đƣợc gì cho đến khi cậu ta tổ chức đƣợc kiến thức đã học và giải thích đƣợc cho ngƣời khác biết. Việc nhận biết điều gì là đúng trong lời nói một ngƣời khác chỉ là sự bắt đầu nhận biết về sự thật”.

Hình thành và phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS, cung cấp thông tin về kết quả học tập của bạn cho GV. Hơn hết phản ánh đƣợc chính chủ thể đánh giá về kiến thức và thái độ học tập.

Khi HS đánh giá các bạn của mình, đòi hỏi HS phải biết: thu thập, xử lý thông tin về hiện trạng mà bạn đạt đƣợc; đối chiếu với các yêu cầu, mong muốn cần đạt để chỉ ra điểm yếu, điểm mạnh của bạn; trên cơ sở đó có thể đề

xuất cho bạn cách cải tiến thực trạng. Do đó, khi tạo cơ hội cho HS đánh giá lẫn nhau là một bƣớc quan trọng để HS tiến tới TĐG bản thân.

2.2.6.2. Cách thực hiện

Cách thức này có thể thực hiện đƣợc thông qua các hoạt động sau: - GV nhận xét bài làm của HS, để từ đó HS làm cơ sở nhận xét bài làm của bạn.

- Tạo cơ hội cho HS góp ý, nhận xét ý kiến phát biểu, lời giải bài toán của các bạn trong lớp.

- Xây dựng, cài đặt các tình huống sai lầm điển hình trong từng chủ đề cho học sinh tập luyện phát hiện, xác định nguyên nhân sai lầm của lời giải và đề xuất giải pháp khắc phục.

* Ví dụ minh họa: Một ngƣời đi xe máy với vận tốc 40km/giờ, đi đƣợc

quãng đƣờng 80000 m. Tính thời gian ngƣời đi xe máy đã đi hết quãng đƣờng đó? A. 2 km/giờ B. 2 giờ

C. 2000 phút D. 2000 m/phút

Đáp án đúng là đáp án B. Nhƣng khi trao đổi nhiều em làm ra đáp án A hoặc C.

Chẳng hạn một HS giải nhƣ sau:

Bài giải

Thời gian ngƣời đi xe máy đã đi hết quãng đƣờng 80km đó là: 80 : 40 =2 (km/giờ)

Đáp số :2 (km/giờ) GV: Em xem lại bài làm của em đã đúng chƣa? HS: Dạ, đúng rồi ạ

GV: Em thấy đơn vị của quãng đƣờng so với đơn vị của vận tốc trong bài toán trên đã phù hợp chƣa?

GV: Nhƣ vậy kết quả của em chính xác chƣa. Em có thể dự đoán mình sai ở đâu? Vì sao?

HS: Em biết em sai ở chỗ đổi đơn vị quãng đƣờng chƣa phù hợp với đơn vị vận tốc ạ.

GV: Đúng rồi, vậy giờ em có thể giải lại để tìm ra đáp án chính xác. ...

Nhƣ vậy GV đã phát hiện thấy những sai lầm trong lời giải trên của HS. Để giúp HS thu đƣợc các thông tin về lời giải, tự phát hiện ra những thiếu sót trong lời giải của mình và sửa lại cho đúng GV gợi ý khéo léo và HS đã nhận ra sai của mình để điều chỉnh.

Nhƣ vậy, với những lời chỉ dẫn đó, HS sẽ nhận ra đƣợc sai lầm trong lời giải, đồng thời HS thu nhận đƣợc thông tin quan trọng về kiến thức, kĩ năng của bản thân, thấy đƣợc bản thân chƣa nắm chắc và cũng chƣa cẩn thận trong làm bài, từ đó HS cũng sẽ tự rút ra cho mình kinh nghiệm , đặc biệt chú ý đến làm bài khi chúng chƣa cùng về một đơn vị.

HS cũng có thể thu nhận đƣợc thông tin phản hồi từ bạn học thông qua nhận xét, đánh giá của họ, đặc biệt đối với hình thức thảo luận nhóm, HS có những cơ hội để nhận đƣợc các nhận xét, đánh giá từ bạn (trong nhóm hoặc khác nhóm), hoặc có cơ hội để đối chiếu kiến thức, kĩ năng của mình với bạn, từ đó họ thực hiện đƣợc việc đánh giá và TĐG.

- Hƣớng dẫn, tổ chức cho HS chấm chéo bài kiểm tra giữa các thành viên trong lớp.

- Thông qua tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, GV cùng các em xây dựng các tiêu chí đánh giá, thang đánh giá, công cụ đánh giá để từng HS tiến hành đánh giá các thành viên còn lại trong nhóm theo quy trình sau:

a) Các thành viên trong nhóm đánh giá lẫn nhau theo thang đánh giá và trình tự các bƣớc:

Mỗi học sinh tự đánh giá các thành viên trong nhóm tham gia công việc theo hƣớng dẫn. Sử dụng các mức đo trong thang điểm sau:

Tiêu chí Thang điểm

Tốt hơn các bạn khác 3 điểm

Tốt bằng các bạn khác 2 điểm

Chƣa tốt bằng các bạn khác 1 điểm

Không giúp đƣợc gì 0 điểm

Cản trở công việc của nhóm - 1 điểm

+ Cộng tổng điểm của một thành viên do tất cả các thành viên khác trong nhóm chấm.

+ Chia tổng điểm trên cho (số lƣợng thành viên đánh giá x số lƣợng tiêu chí x 2) sẽ đƣợc hệ số đánh giá đồng đẳng.

Phiếu hƣớng dẫn học sinh đánh giá đồng đẳng.

Họ tên ngƣời đánh giá:………Nhóm……….. Ngày tháng:………. Tiêu chí Tên thành viên Sự nhiệt tình tham gia công việc Đƣa ra ý kiến và ý tƣởng mới Tạo môi trƣờng hợp tác thân thiện Hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả Tổng Khánh An Phƣơng Chi Mai Anh Tuấn Tú

Số lƣợng thành viên đánh giá × số lƣợng tiêu chí × 2 Tổng điểm

b) Các nhóm đánh giá lẫn nhau theo mẫu sau:

Phiếu đánh giá kết quả hoạt động nhóm

Nhóm số (nhóm đánh giá): ……… Tiêu chí

Nhóm

Trình bày rõ ràng, chặt chẽ các vấn đề làm đƣợc (hệ số 1)

Nội dung đáp ứng yêu cầu (hệ số 2)

1 2 …

Các nhóm đánh giá các nhóm khác và không đánh giá nhóm mình. Mỗi tiêu chí đánh giá theo thang điểm 10.

c) Tính điểm cho nhóm và cá nhân

Tính điểm trung bình của các nhóm chấm cho mỗi nhóm (quy về thang điểm 10).

Sau khi HS biết cách đánh giá đồng đẳng, tự bản thân em đó sẽ rút kinh nghiệm cho bản thân, điều chỉnh phƣơng pháp học tập, tự bố sung những phần mình còn thiếu. Hơn hết, chính là phát triển kĩ năng TĐGKQHT.

Ví dụ: Hƣớng dẫn học sinh TĐGKQHT bài “Vận tốc” (Toán 5)

Bước 1:

* Xác định mục tiêu thiết kế rubric

Học sinh biết cách tự đánh giá sau khi giải bài toán về quãng đƣờng. * Lựa chọn, xây dựng rubric: Rubric phân tích

Bước 2: Xác định các tiêu chí dựa trên các mức độ: - Mức độ 1

- Mức độ 2 - Mức độ 3

* Mô tả theo các mức độ:

- Mức độ 1: Xác định đúng dạng bài toán, nhớ công thức tính v = s x t và có bài giải đúng, trình bày sạch sẽ, gọn gàng.

- Mức độ 2: Xác định đúng dạng bài toán, làm bài đúng, nhƣng có dấu hiệu sửa chữa, trình bày chƣa sạch đẹp.

- Mức độ 3: Không nhớ dạng bài, làm bài không đúng.

* Lập bảng rubric

Mức độ Mô tả Học sinh tự đánh giá

1 Xác định đúng dạng bài toán, nhớ công thức tính v = s x t và có bài giải đúng, trình bày sạch sẽ, gọn gàng.

2 Xác định đúng dạng bài toán, làm bài đúng, nhƣng có dấu hiệu sửa chữa, trình bày chƣa sạch đẹp.

3 Không nhớ dạng bài, làm bài không đúng.

Bước 3: Áp dụng thử

Bước 4: Điều chỉnh cho phù hợp

PHIẾU RUBRIC GIÚP HỌC SINH TĐGKQHT QUA BÀI TOÁN “TÌM VẬN TỐC” Mức độ Mô tả Học sinh tự đánh giá

1 Xác định đúng dạng bài giải bài toán về tìm vận tốc, biết cách tính vận tốc theo công thức tính vận tốc đã học.

2 Xác định đúng dạng bài toán, biết cách giải bài tập tìm vận tốc,biết tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau, tính đúng nhƣng còn sửa chữa, trình bày chƣa sạch sẽ.

3 Chƣa hiểu bài, không nhớ cách giải bài tập, không tìm ra đƣợc đáp án đúng.

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH

Bài tập Hoạt động cơ bản Hoạt động thực hành Hoạt động ứng dụng Ghi chú Tự đánh giá Thời điểm hoàn thành Tự đánh giá Thời điểm hoàn thành Tự đánh giá Thời điểm hoàn thành 1 2 3 4

- Em có hài lòng với kết quả học tập mình đạt đƣợc không?

- Em nghĩ mình đạt loại gì? Vì sao?

……… ………

- Em còn gặp khó khăn gì trong quá trình làm bài?

……… ……….

- Em cần phải làm gì để cải thiện kết quả học tập của mình?

……… ……….

- Mục tiêu học tập của em trong thời gian tới là gì?

……… ……….

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập thông qua dạy học chủ đề toán chuyển động đều ở lớp 5 (Trang 90 - 97)