Mối quan hệ giữa đánh giá đồng đẳng và giáo viên đánh giá

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập thông qua dạy học chủ đề toán chuyển động đều ở lớp 5 (Trang 28)

B. NỘI DUNG

1.2.5. Mối quan hệ giữa đánh giá đồng đẳng và giáo viên đánh giá

Đánh giá đồng đẳng trong học tập là quá trình HS thu nhận thông tin thông qua các sản phẩm học tập của bạn học, dựa vào các tiêu chí cụ thể, đƣa ra những nhận xét về sự tiến bộ hoặc mức độ đạt đƣợc mục tiêu của bạn học. Từ đó, giúp cho bạn học có thể đƣa ra những quyết định nhằm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh và điều chỉnh nhằm tiến bộ hơn trong học tập.

Ban đầu, học sinh chƣa thực hiện đƣợc việc đánh giá đồng đẳng, vì vậy GV sẽ phải thực hiện việc đánh giá. Chẳng hạn, sau mỗi nội dung dạy học, cần giúp học sinh xác định mức độ đạt đƣợc mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, tức là giúp học sinh biết họ đã nắm đƣợc hay chƣa nắm đƣợc kiến thức, kĩ năng gì, phải điều chỉnh, bổ sung nhƣ thế nào? Giáo viên phải giúp cho học sinh thấy đƣợc những việc làm đó là giúp các em có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình cũng nhƣ kết quả học tâp của bạn.

Khi đƣợc giáo viên đánh giá, học sinh sẽ bắt chƣớc theo cách đánh giá, tiêu chí của giáo viên đƣa ra nhận xét, phản hồi về “sản phẩm„ của bạn học theo hƣớng mục tiêu học tập đã đề ra. Đƣa ra thông tin phản hồi chính xác, cụ thể, chi tiết về mức độ đạt đƣợc các tiêu chí; các điểm mạnh, điểm yếu và sự tiến bộ của bạn học. Đƣa ra các gợi ý, biện pháp khắc phục khó khăn mà bạn cùng học mắc phải để thay đổi thực trạng. Từ đó cũng học hỏi điểm mạnh của bạn và rút ra bài học cho bản thân.

Đánh giá đồng đẳng không chỉ giúp HS tự điều chỉnh mà còn cung cấp cho GV những thông tin “liên hệ ngƣợc” từ đó GV có thể điều chỉnh lại hoạt động dạy học của mình; có thể cải tiến đƣợc phƣơng pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với HS nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Do vậy, rèn luyện cho HS kĩ năng đánh giá đồng đẳng là một việc rất cần thiết. Để từ đó, thuận lợi cho việc đánh giá tỷ lệ thuận với lứa tuổi các em trong đánh giá môn Toán Chuyển động đều.

1.2.6. Vai trò của tự đánh giá kết quả học tập của người học

Theo nghiên cứu tài liệu [14], [16], [17], TĐGKQHT có vai trò nhƣ sau: TĐG góp phần phát triển hứng thú của ngƣời học trong quá trình tự học và phát huy tính độc lập của họ, do đó nó rất cần thiết đối với quá trình dạy học. TĐG giúp cho HS có trách nhiệm với việc học của mình, cung cấp một cách đầy đủ thông tin về quá trình học tập, giúp cho các em thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ năng lực, trình độ kiến thức, kĩ năng của bản thân để có sự điều chỉnh và định hƣớng hoạt động phù hợp, giúp cho HS tự tin, tích cực, độc lập và linh hoạt hơn trong học tập.

TĐG không chỉ có ý nghĩa với cá nhân HS mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với GV, nó giúp cho các bài học trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả, giúp cho GV thấy đƣợc sự tiến bộ của các em HS, giúp cho việc đánh giá

HS thật đầy đủ, chính xác. Giúp GV định hƣớng các công việc tiếp theo mà họ phải làm đối với từng cá nhân và từng nhóm HS.

Nhƣ vậy, TĐG có vị trí quan trọng trong quá trình dạy học và trở thành một phần không thể thiếu của hoạt động học tập. Nó là “lực nắn” hữu hiệu trong cách học; giúp phát huy nội lực ngƣời học, cũng chính là công cụ phản ánh năng lực, nâng cao hiệu quả học tập. Bởi vậy, TĐG chính là một kĩ năng quan trọng trong quá trình học để ngƣời học có thể học tập suốt đời. Hơn hết, TĐG giúp HS có thể đánh giá chính xác bản thân mình và chia sẻ trách nhiệm đánh giá với GV.

1.3. Phát triển khả năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 5 thông qua dạy học chủ đề toán chuyển động đều

1.3.1. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt chủ đề toán chuyển động đều trong môn Toán lớp 5 môn Toán lớp 5

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực trừu tƣợng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tƣởng tƣợng, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng( bằng lời, bằng chữ) các suy luận đơn giản góp phần rèn luyện phƣơng pháp học tập, làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo.

- Dạy giải các bài toán chuyển động đều góp phần hình thành kiến thức, kĩ năng cơ bản.

- Dạy giải các bài toán chuyển động đều góp phần bồi dƣỡng năng khiếu toán học.

- Dạy giải các bài toán chuyển động đều gây hứng thú toán học, giáo dục tƣ tƣởng tình cảm và nhân cách học sinh.

- Hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành tính, đo lƣờng, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.

Tên bài dạy Yêu cầu cần đạt

Vận tốc (tr. 138)

- Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.

Luyện tập (tr. 139)

- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. Quãng đƣờng

(tr. 140)

- Biết tính quãng đƣờng đi đƣợc của một chuyển động đều.

Luyện tập (tr. 141)

- Biết tính quãng đƣờng đi đƣợc của một chuyển động đều.

Thời gian (tr. 142)

- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.

Luyện tập (tr. 143)

- Biết tính thời gian của một chuyển động đều.

- Biết quan hệ giữa thời gian,vận tốc và quãng đƣờng. Luyện tập

chung (tr. 144)

- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đƣờng. - Biết đổi đơn vị đo thời gian.

Luyện tập chung (tr. 144)

- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đƣờng.

- Biết giải bài toán chuyển động ngƣợc chiều trong cùng một đơn vị đo thời gian.

Luyện tập chung (tr. 145)

- Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều. - Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đƣờng.

1.3.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5

Tri giác của HS thƣờng gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn để phát triển. Vì vậy, GV tiểu học có vai trò rất quan trọng, GV cần tổ chức một

cách đặc biệt hoạt động của HS để tri giác một đối tƣợng nào đó nhằm phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tƣợng.

Tƣ duy của trẻ mới đến trƣờng là tƣ duy cụ thể, mang tính hình thức, dựa vào đặc điểm bên ngoài với những thao tác cụ thể. Nhờ hoạt động học tập, tƣ duy mang dần tính khái quát. Việc học Toán sẽ giúp các em biết phân tích và tổng hợp. Đối với HS các lớp cuối cấp tiểu học, phát triển tƣ duy có điều kiện và tiềm năng thực hiện tốt hơn các lớp đầu cấp bởi khả năng hành động hƣớng đích của các em tốt hơn và tính khái quát trong tƣ duy của HS đạt đƣợc ở mức độ cao hơn.

Trí tƣởng tƣợng, sự chú ý, ghi nhớ của HS các lớp cuối cấp tiểu học đã giảm tính tản mạn, đạt đƣợc sự bền vững tốt hơn so với các lớp đầu cấp. Tƣởng tƣợng tái tạo từng bƣớc hoàn thiện. Nhu cầu nhận thức của các em đã phát triển khá rõ nét: không chỉ thiên về từ nhu cầu tìm hiểu những sự vật hiện tƣợng riêng lẻ mà thiên nhiều hơn tới nhu cầu phát hiện những nguyên nhân, quy luật và các mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật hiện tƣợng, phát triển trí tuệ. Hơn hết, trong giai đoạn này, khả năng thực hiện các hoạt động, các nhiệm vụ học tập một cách độc lập hay hợp tác nhóm với bạn đƣợc nâng lên.

Nhƣ vậy, đặc điểm và nhu cầu nhận thức, sự phát triển tƣ duy của HS cuối cấp cho thấy khi đƣợc thực hiện các nhiệm vụ học tập, HS đƣợc chủ động, trách nhiệm, có điều kiện thuận lợi hơn trƣớc; việc ý thức trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể của HS đã tốt hơn; việc ý thức tự rèn luyện để hoàn thiện bản thân tốt hơn. Bởi thế, việc vận dụng PPDH phù hợp với nhận thức của HS sẽ giúp các em học tập hiệu quả hơn.

1.3.3. Tự đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 5 trong học tập chủ đề Toán chuyển động đều chủ đề Toán chuyển động đều

TĐGKQHT của học sinh lớp 5 là một bộ phận quan trọng của quá trình đánh giá, giúp ngƣời học thấy rõ mục tiêu học tập, thấy đƣợc những điểm

mạnh, điểm yếu của mình, từ đó có sự điều chỉnh nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu học tập. Việc rèn luyện kĩ năng tự đánh giá cho HS lớp 5 là việc làm cần thiết. Khi HS đánh giá đƣợc kiến thức của bản thân qua các bài tập, HS sẽ tự nhận thấy đƣợc sự cần thiết của việc TĐG và học tập một cách hào hứng. Đặc biệt ở độ tuổi lớp 5, các em có đƣợc ý thức về nhiệm vụ đƣợc đặt ra, từ đó sẽ có đƣợc thái độ đúng đắn, tạo động cơ, tạo đà hứng thú, giúp nâng cao hiệu quả học tập. Đó là cơ sở, tiền đề trang bị cho các em kiến thức kĩ năng bƣớc vào bậc học Trung học cơ sở.

Theo Đỗ Tùng (2020) [25], tự đánh giá trong học tập bao gồm:

- TĐG tiềm năng bản thân: ngƣời học tự đánh giá xem mình có năng khiếu, thế mạnh, hay "thông minh" theo cách nào...

- Tự đánh giá về phong cách học: Ngƣời học nhận ra những đặc điểm riêng có tính ƣu thế, tƣơng đối bền vững của bản thân quy định cách tiếp nhận, xử lý, lƣu giữ và phản hồi thông tin trong môi trƣờng học tập, tự xác định đƣợc phong cách học tập thích hợp nhất với mình (kiểu "nhìn", kiểu "nghe" hoặc kiểu "vận động" v.v...

- Tự đánh giá về động cơ, thái độ, ý thức học tập: Ngƣời học thấy đƣợc rõ hơn động cơ học tập của mình (học để làm gì? Học cho ai?), thái độ, ý thức của bản thân (đã tích cực chƣa? Tự giác chƣa?)

- Tự đánh giá về việc tổ chức học tập: Học sinh đánh giá về việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập của bản thân (đã khoa học, hợp lí chƣa, tuân thủ đúng thời gian biểu đã lập không?)

- Tự đánh giá việc lĩnh hội kiến thức, vận dụng kĩ năng: học sinh so sánh, nhận ra mức độ đạt đƣợc về kiến thức, kĩ năng với mục tiêu, nhiệm vụ học tập, phân tích sự tiến bộ hay không trong quá trình học tập từ đó định hƣớng cho hoạt động học tập tiếp theo.

Trong chủ đề Toán chuyển động đều (Lớp 5), KN TĐGKQHT có thể đƣợc biểu hiện nhƣ sau:

- Bƣớc đầu tự nhận biết đƣợc đặc điểm về tâm lí, trí tuệ, tính cách và phong cách học của bản thân phù hợp với môn Toán. (Ví dụ, mình thích học yên tĩnh một mình, khi đọc to quy tắc lên mình sẽ nhanh thuộc hơn, mình tính nhẩm thì nhanh hơn là giải toán có lời văn v…)

- Bƣớc đầu có thể tự lựa chọn hình thức học tập phù hợp với đặc điểm tâm lí, trí tuệ, tính cách và phong cách học của bản thân để học môn Toán tốt hơn. (Ví dụ, mình dễ tìm ra đƣợc cách giải bài toán khi học cùng các bạn nên mình sẽ rủ Lan cùng làm bài tập…)

- Có thể bƣớc đầu tự điều chỉnh việc học để phát huy đƣợc tiềm năng trí tuệ, tâm lí của bản thân trong học môn Toán. (Ví dụ, công thức hình thang thật dễ nhầm lẫn, có lẽ mình sẽ nhớ lâu hơn nếu mình tô màu công thức này thật đẹp và dán ở cánh cửa ra vào).

- Bƣớc đầu biết lập kế hoạch, sắp xếp thời gian biểu hợp lí để hoàn thành các nhiệm vụ học tập nói chung, nhiệm vụ học toán nói riêng.

- Có thể tự điều chỉnh thái độ, ý thức học tập của HS theo hƣớng tích cực hơn; xác định đƣợc động cơ học tập thật đúng đắn để nâng cao hiệu quả học tập.

- Có thể tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh việc sử dụng các tài liệu, đồ dùng học tập. (Ví dụ, mình nghĩ mình sẽ cắt, ghép hình đúng và nhanh hơn nếu mình có một cái bút chì và cây kéo của mình sắc hơn. Lần sau mình sẽ chú ý khi chuẩn bị đồ dùng học tập.)

- Có thể xác định đƣợc mức độ KT, KN của bản thân so với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chủ đề Toán chuyển động đều. (Ví dụ, khi học xong bài

Thời gian (tr. 142) HS thực hiện các bài tập luyện tập, thực hành. Sau đó so sánh đối chiếu kết quả của mình với các bạn, hoặc cô giáo để xác định bản thân đã nhớ và biết vận dụng đƣợc công thức tính thời gian chƣa?)

- Biết đánh giá đƣợc lời giải của bài toán.(Ví dụ, HS thực hiện bài toán có lời văn về chủ đề Toán chuyển động đều, HS sẽ có khả năng đánh giá, đối chiếu lời giải của mình và bạn để xác định lời giải nào đúng)

- Biết phát hiện ra những sai lầm về KT, KN chủ đề Toán chuyển động đều. (Ví dụ: GV ra đề : Một ô tô có vận tốc 80km/giờ. Ô tô đi trong 3 giờ. Tính độ dài quãng đƣờng ô tô đi đƣợc?

Một bạn giải nhƣ sau:

Quãng đƣờng ô tô đi đƣợc là: 80 × 3 = 240 (km/giờ)

Đáp số: 240 km/giờ

Em hãy chọn đáp án đúng trong 4 đáp án dƣới đây A: Lời giải trên trên đúng

B: Lời giải trên trên sai vì kết quả là 240 km/phút

C: Lời giải trên không đúng vì sai đơn vị của quãng đƣờng. Kết quả đúng phải là 240 mét.

D: Lời giải trên trên sai vì sai đơn vị của quãng đƣờng. Kết quả đúng phải là 240 km.

Từ lời giải sai của bạn, HS phát hiện sai lầm về đơn vị đo quãng đƣờng. Từ đó tự củng cố thêm kiến thức cho bản thân, tránh sai lầm khi giải Toán chuyển động đều)

- Biết tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh để học tập chủ đề Toán chuyển động đều ngày càng tiến bộ. ( Ví dụ, khi thực hiện các bài Luyện tập, Luyện tập chung, HS chƣa nhớ hết các Công thức tính của Toán chuyển động đều, HS có thể tự điều chỉnh bản thân ghi nhớ lại công thức và tự áp dụng làm các bài toán có liên quan. Để từ đó rút kinh nghiệm cho những bài tập sau.)

1.3.4. Vai trò của việc hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập thông qua dạy học chủ đề toán chuyển động đều ở lớp 5

Đối với HS các lớp cuối tiểu học, việc phát triển tƣ duy có điều kiện và tiềm năng thực hiện tốt hơn các lớp đầu cấp bởi khả năng hành động hƣớng đích của các em tốt hơn và tính khái quát trong tƣ duy của các em đạt đƣợc ở

mức cao hơn. Nhu cầu nhận thức của các em phát triển khá rõ nét: không chỉ thiên về nhu cầu tìm hiểu những sự vật hiện tƣợng riêng lẻ mà thiên nhiều hơn tới nhu cầu phát hiện những nguyên nhân, quy luật và các mối liên hệ, khả năng thực hiện các hoạt động, các nhiệm vụ học tập một cách độc lập hay hợp tác nhóm bạn đƣợc nâng lên. Đặc điểm nhu cầu nhận thức, trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ học tập của HS cho thấy những tác động tích cực tới HS hơn nữa, đặc biệt là tác động vào quá trình tự đánh giá.

Việc hƣớng dẫn học sinh TĐG KQHT thông qua dạy học chủ đề Toán Chuyển động đều ở lớp 5 giúp các em tự đánh giá kiến thức, kĩ năng của mình vừa là động lực thúc đẩy các em.

Việc hƣớng dẫn học sinh TĐGKQHT để HS tự ĐGKQHT nhằm gây hứng thú và tạo sự tích cực đối với HS - đây là một hình thức mới so với hình thức kiểm tra cổ truyền. Với hình thức câu hỏi ngắn gọn, việc trả lời đơn giản và cho kết quả ngay với các bài TNKQ thƣờng gây hứng thú học tập cho các

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập thông qua dạy học chủ đề toán chuyển động đều ở lớp 5 (Trang 28)