Nguyên tắc xây dựng biện pháp hƣớng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập thông qua dạy học chủ đề toán chuyển động đều ở lớp 5 (Trang 46)

B. NỘI DUNG

2.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp hƣớng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả

giá kết quả học tập thông qua dạy học chủ đề Toán Chuyển động đều ở lớp 5

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo chuẩn chương trình, kiến thức, kĩ năng

Việc xây dựng biện pháp hƣớng dẫn HS tự đánh giá kết quả học tập tạo thêm những tình huống giúp HS nắm vững kiến thức và kĩ năng làm Toán cơ bản; rèn cho HS khả năng vận dụng Toán học vào đời sống thực tiễn; hơn hết rèn luyện cho HS phẩm chất con ngƣời đáp ứng với yêu cầu xã hội đặt ra. Vì vậy, việc xây dựng biện pháp hƣớng dẫn HS tự đánh giá kết quả học tập phải đảm bảo đúng chƣơng trình nghĩa là phải nằm trong phạm vi kiến thức của cấp học, lớp học yêu cầu. Hệ thống bài tập đƣợc đƣa ra phải chuẩn kiến thức, kĩ năng đảm bảo phù hợp với mọi đối tƣợng HS trung bình, khá, giỏi; phát huy đầy đủ kiến thức, kĩ năng.

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu đòi hỏi các biện pháp đƣợc xây dựng phải tập trung vào việc hƣớng dẫn HS tự đánh giá KQHT chủ đề Toán chuyển động đều. Nội dung xây dựng biện pháp phải đảm bảo mục tiêu chung của môn học:

- Về kiến thức, kĩ năng: Phải đo đƣợc những tri thức, kĩ năng cơ bản của chủ đề Toán chuyển động đều.

- Về thái độ: Giúp HS phát triển năng lực tƣ duy cơ bản, khả năng suy luận hợp lý, cách diễn đạt, giải quyết vấn đề đơn giản trong cuộc sống một các phù hợp. Kích thích sự hứng thú, niềm say mê của các em khi học Toán, hình thành phƣơng pháp tự học, làm việc có kế hoạch, chủ động và sáng tạo.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Việc hƣớng dẫn HS tự đánh giá KQHT thông qua dạy học chủ đề Toán chuyển động đều lớp 5 không thể chỉ dựa vào cảm tính, mà phải dựa trên cơ sở các tiêu chí cụ thể.

Đảm bảo tính khoa học trong dạy toán ở tiểu học là dạy đúng, dạy đủ những tri thức khoa học đƣợc quy định trong chƣơng trình cấp học.

Cần đảm bảo tính khoa học của toán học và của lí luận dạy học bộ môn Toán trong quá trình xây dựng và thực hiện các biện pháp TĐGKQHT của học sinh. Có nhƣ vậy thì việc TĐGKQHT của học sinh mới đạt hiệu quả cao.

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Quy trình xây dựng biện pháp hƣớng dẫn học sinh TĐGKQHT thông qua dạy học chủ đề Toán Chuyển động đều ở lớp 5 phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Phù hợp với trình độ nhận thức của HS tiểu học

- Phù hợp với năng lực chuyên môn của đại đa số GV giảng dạy lớp 5. - Có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học chủ đề Toán Chuyển động đều lớp 5.

2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Quy trình xây dựng biện pháp hƣớng dẫn học sinh TĐGKQHT thông qua dạy học chủ đề Toán Chuyển động đều ở lớp 5 phải dựa trên thực tiễn dạy học Toán 5, phù hợp với đặc điểm từng đối tƣợng HS; phù hợp với nội dung và yêu cầu chủ đề Toán chuyển động đều vừa có tác dụng nâng cao chất lƣợng dạy học.

2.2. Một số biện pháp hƣớng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập thông qua dạy học chủ đề Toán Chuyển động đều ở lớp 5

2.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho học sinh lớp 5 về tự đánh giá kết quả học tập trong dạy học chủ đề Toán chuyển động đều. đánh giá kết quả học tập trong dạy học chủ đề Toán chuyển động đều.

2.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa:

Biện pháp này hƣớng đến tạo lập điều kiện cần thiết, tăng cơ hội để rèn luyện 5 khả năng tự đánh giá cho HS lớp 5, bao gồm: 1) Tự đánh giá tiềm năng bản thân; 2) Tự đánh giá về phong cách học; 3) Tự đánh giá về động cơ, thái độ, ý thức học tập; 4) Tự đánh giá về việc tổ chức học tập; 5) Tự đánh giá việc lĩnh hội KT, vận dụng KN.

2.2.1.2. Cách thực hiện:

*Nâng cao nhận thức cho học sinh về vai trò của TĐGKQHT

Giáo viên có thể giúp học sinh nâng cao nhận thức về vai trò của TĐGKQHT bằng nhiều con đƣờng khác nhau: giáo dục trực tiếp thông qua nhắc nhở, đôn đốc; giáo dục gián tiếp thông qua các tình huống dạy học…

TĐGKQHT giúp ngƣời học tự mình khắc phục những khuyết thiếu trong quá trình học tập, tạo ra động lực phát triển. Trong dạy học chủ đề Toán chuyển động đều, GV có thể giúp HS nhận ra vai trò của tự đánh giá thông qua hoạt động làm bài kiểm tra với những cách thức khác nhau và đối sánh kết quả.

Chẳng hạn: Sau khi học xong các về Thời gian ( SGK Toán 5, Tập 2), GV thông báo HS làm bài tập để kiểm tra mức độ đạt đƣợc về kiến thức, kĩ năng. Để đối chiếu, so sánh kết quả, GV chia lớp thành 2 nhóm đồng đều về năng lực học tập môn Toán, trong đó, một nhóm tự ôn tập các nội dung về Thời gian, nhóm còn lại đƣợc hƣớng dẫn cách tự đánh giá những KT, KN hiện có so với mục tiêu về kiến thức, kĩ năng cần đạt. Từ đó, hƣớng dẫn các em

những cách khác nhau để bổ sung những kiến thức, kĩ năng còn thiếu nhƣ xem lại sách giáo khoa, trao đổi với các bạn, hỏi lại giáo viên… hai nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ nhƣ sau:

1. Nối:

2. Viết số đo thích hợp vào ô trống:

Quãng đƣờng 45km 2000m 400m

Vận tốc 15 km/giờ 160 m/phút 6,25 m/giây

Thời gian

3. Đúng ghi Đ, sai ghi S

Hai ngƣời đi xe đạp cùng xuất phát từ A đến B. Ngƣời thứ nhất đi với vận tốc 11km/giờ, ngƣời thứ hai đi với vận tốc 200 m/phút. Hỏi ai đến B trƣớc và đến trƣớc bao nhiêu phút, biết quãng đƣờng AB dài 22km?

a, Ngƣời thứ nhất đến B trƣớc và đến trƣớc 10 phút b, Ngƣời thứ hai đến B trƣớc và đến trƣớc 10 phút

4. Lúc 7 giờ 15 phút một ô tô từ Hà Nội đi Lạng Sơn với vận tốc 38,5 km/giờ và dừng lại nghỉ 20 phút dọc đƣờng. Hỏi ô tô đó đi Lạng Sơn lúc mấy giờ, biết rằng quãng đƣờng Hà Nội – Lạng Sơn dài 154km?

Sau khi kiểm tra, giáo viên thống kê điểm của từng nhóm, cho học sinh tự đối chiếu, so sánh kết quả. Với xuất phát điểm là hai nhóm đồng đều về năng lực học tập môn Toán, kết quả kiểm tra cho thấy nhóm đƣợc rèn luyện kĩ năng tự đánh giá đạt điểm số cao hơn. Qua đó, giáo viên lƣu ý học sinh

7 giờ 12 phút : 3 6,5 giờ : 5 22 giờ 17 phút : 7

thƣờng xuyên rèn luyện kĩ năng này để biết những điểm đƣợc và chƣa đƣợc của bản thân, từ đó tự điều chỉnh hoạt động học tập để đáp ứng đƣợc yêu cầu, mục tiêu cần đạt.

* Nâng cao nhận thức cho học sinh lớp 5 về quy trình TĐGKQHT

Khi tự đánh giá trở thành một phần của hoạt động học tập, một nhiệm vụ rất quan trọng đặt ra là học sinh phải đƣợc trang bị hiểu biết về quy trình thực hiện tự đánh giá.

Việc TĐGKQHT đƣợc thực hiện qua 4 bƣớc là: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập; Thực hiện hoạt động học tập; Đối chiếu kết quả học tập với mục tiêu, nhiệm vụ học tập; Nhận định về kết quả học tập của bản thân để rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động học tập.

Ví dụ: Với bài “Thời gian” của toán chuyển động đều, HS cần phải đạt đƣợc yêu cầu về kiến thức và kĩ năng nhƣ sau:

1. Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng, biết đổi đơn vị thời gian.

2. Biết cách thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia) số đo thời gian. 3. Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.

4. Vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện các bài tập thực hành. Với mục tiêu, nhiệm vụ nhƣ vậy, HS tiến hành hoạt động học tập ở lớp, ở nhà, dƣới sự hƣớng dẫn của GV hoặc tự học.

Sau khi thực hiện hoạt động học tập, học sinh đối chiếu kiến thức, kĩ năng đạt đƣợc của bản thân với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cần đạt của bài học. Cụ thể nhƣ sau:

- Đối chiếu nhận thức của bản thân với công thức trong sách giáo khoa:

Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.

Công thức: t S v

( t: Thời gian, v: Vận tốc, S: Quãng đƣờng)

- Đối chiếu kết quả làm bài tập vận dụng về “ Thời gian” với đáp án, từ đó tự rút ra đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm của bản thân, mục tiêu nào đã đạt đƣợc, mục tiêu nào chƣa đạt đƣợc.

Chẳng hạn, với 4 bài tập kiểm tra đƣợc dẫn ra ở trên, học sinh tự đánh giá mình làm đúng hay sai qua việc đối chiếu bài làm của mình với đáp án sau:

1. Nối:

2. Viết số đo thích hợp vào ô trống:

Quãng đƣờng 45km 2000m 400m

Vận tốc 15 km/giờ 160 m/phút 6,25 m/giây

Thời gian 3 giờ 12,5 phút 64 giây

3. Đúng ghi Đ, sai ghi S

Hai ngƣời đi xe đạp cùng xuất phát từ A đến B. Ngƣời thứ nhất đi với vận tốc 11km/giờ, ngƣời thứ hai đi với vận tốc 200 m/phút. Hỏi ai đến B trƣớc và đến trƣớc bao nhiêu phút, biết quãng đƣờng AB dài 22km?

a, Ngƣời thứ nhất đến B trƣớc và đến trƣớc 10 phút b, Ngƣời thứ hai đến B trƣớc và đến trƣớc 10 phút

4. Lúc 7 giờ 15 phút một ô tô từ Hà Nội đi Lạng Sơn với vận tốc 38,5 km/giờ và dừng lại nghỉ 20 phút dọc đƣờng. Hỏi ô tô đó đi Lạng Sơn lúc mấy giờ, biết rằng quãng đƣờng Hà Nội – Lạng Sơn dài 154km?

7 giờ 12 phút : 3 6,5 giờ : 5 22 giờ 17 phút : 7

3 giờ 11 phút 2 giờ 24 phút 1 giờ 18 phút

Đ S

Bài giải

Thời gian ô tô đi quãng đƣờng từ Hà Nội đến Lạng Sơn là : 154 : 38,5 = 4 (giờ)

Số giờ lúc ô tô đi đến Lạng Sơn là :

7giờ 15phút + 20phút + 4giờ = 11giờ 35phút Đáp số: 11 giờ 35 phút

Sau khi HS đối chiếu kết quả của mình với đáp án, HS tự đánh giá mức độ đạt đƣợc của bản thân để điều chỉnh việc học.

Những bài làm đúng cho thấy HS đã hiểu và vận dụng đƣợc các kiến thức và kĩ năng cần thiết của bài học. Trƣờng hợp các em làm đúng nhƣng chƣa hiểu cặn kẽ vấn đề thì các em có thể xem lại những phần mà mình chƣa hiểu.

Các bài làm sai của HS sẽ phản ánh lại những kiến thức, kĩ năng mà em chƣa đạt đƣợc trong chủ đề bài học. Các em phải nhận ra mình đang thiếu ở đâu, các em sẽ phải bổ sung kiến thức ở đó và thực hiện thêm các bài tập cùng dạng để rút ra kinh nghiệm làm bài tập tốt hơn.

2.2.2. Biện pháp 2: Vận dụng linh hoạt quy trình hướng dẫn HS tự

đánh giá trong dạy học chủ đề Toán chuyển động đều

2.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa

Trong quá trình giảng dạy, ngƣời GV phải vận dụng linh hoạt quy trình hƣớng dẫn HS tự đánh giá để giúp HS nhìn nhận đƣợc mức độ mình đã đạt đƣợc từ đó bản thân tự rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh phù hợp.

Quy trình hƣớng dẫn HS tự đánh giá đƣợc phân chia thành các bƣớc những cũng chỉ là tƣơng đối và mang tính chất định hƣớng. Trong quá trình thực tế rèn luyện, GV có thể có những điểu chỉnh cần thiết, mềm dẻo và linh hoạt để phù hợp với đối tƣợng HS của mình.

Theo Đỗ Tùng (2020) [25], quy trình hƣớng dẫn HS TĐGKQHT gồm 3 giai đoạn:

Dựa trên quy trình đó, chúng tôi đề xuất quy trình hướng dẫn HS tự đánh giá trong dạy học chủ đề Toán chuyển động đều

Giai đoạn 1: Xây dựng kiến thức và kinh nghiệm nền tảng về kĩ năng tự đánh giá

Bƣớc 1: Tạo tâm thế sẵn sàng TĐGKQHT cho HS

Dunning, Heath and Suls (2004) cho rằng sự tự đánh giá chính xác rất quan trọng đối với giáo dục, nó làm cho tiến trình giáo dục trở thành nơi nuôi dƣỡng phát triển ở ngƣời học những năng lực, phẩm chất bền vững suốt đời. Việc tạo tâm thế sẵn sàng tự đánh giá KQHT cho HS rất quan trọng. GV cần lƣu ý những điểm nhƣ sau:

- Chắc chắn rằng HS hiểu mục đích của tự đánh giá là giúp các em nâng cao việc học của mình.

- Để HS tham gia thảo luận tại sao tự đánh giá là quan trọng, cho các em phát biểu những nhìn nhận của mình về tự đánh giá.

- Dự đoán xem HS sẽ có những ý kiến khác nhau nhƣ thế nào về tự đánh giá: em hoan nghênh, em nghi ngờ v.v… để tìm cách thuyết phục.

Bƣớc 2: Nhận thức về nội dung, phƣơng pháp, kĩ thuật TĐGKQHT của HS

*HS cần đƣợc hỗ trợ để hiểu về kĩ năng TĐG KQHT bao gồm:

- Kĩ năng TĐG tiềm năng bản thân (TĐG thế mạnh học tập, TĐG đặc điểm tâm lí, tính cách)

- Kĩ năng TĐG về phong cách học:

- Kĩ năng TĐG về động cơ, thái độ, ý thức học tập:

- Kĩ năng TĐG về việc tổ chức học tập (TĐG việc xây dựng thời gian biểu, TĐG việc thực hiện thời gian biểu, TĐG việc sử dụng công cụ hỗ trợ học tập) - Kĩ năng TĐG việc lĩnh hội kiến thức, vận dụng kĩ năng.

* Hướng dẫn HS các thao tác, kĩ thuật và phương pháp TĐG KQHT trong dạy học chủ đề Toán chuyển động đều

+ Hƣớng dẫn HS các phƣơng pháp tự kiểm tra, đánh giá:

A.M.Machiuskin đã đƣa ra 3 kiểu hành động tự kiểm tra nhƣ sau:

- Biến đổi các hành động theo một phƣơng hƣớng nhất định nhằm kiểm tra kết quả; tức là, khi giải bài tập, ngƣời học có thể kiểm tra lại bằng cách lật

ngƣợc bài tập: coi cái phải tìm là một điều kiện đã cho và chọn một điều kiện đã cho nào đó làm cái phải tìm rồi tiến hành giải bài tập đó. Nếu cái phải tìm này phù hợp với điều kiện đã cho của bài tập thì lời giải là đúng.

Với HS tiểu học, cách thông thƣờng để kiểm tra xem đáp số tìm đƣợc đã đúng chƣa là tiến hành thử lại. Cho nên, cần coi thử lại là khâu bắt buộc phải có khi giải Toán ở tiểu học và cần yêu cầu HS nghiêm túc thực hiện.

- Dùng hành động này để kiểm tra hành động khác. Ví dụ, đối với bài toán tìm thời gian, ta lấy quãng đƣờng chia cho vận tốc, muồn thử lại chúng ta lấy vận tốc nhân với thời gian để kiểm tra quá trình tính toán của HS , tức là sử dụng kiểu qua lại vốn có giữa các hành động để kiểm tra.

- Kiểm tra riêng kết quả hoàn thành các hành động trí tuệ xem các tri thức đạt đƣợc có chân thực hay không. Đó là cách sử dụng logic để xét đoán sự đúng đắn của hành động vừa thực hiện.

Ví dụ, hƣớng dẫn HS tiểu học để kiểm tra, đánh giá sự đúng đắn về cách giải một bài toán chuyển động ngƣợc chiều, tìm thời gian hai xe gặp nhau, có thể kiểm tra từng bƣớc trong bài giải: Bƣớc tìm tổng vận tốc của hai xe đã đúng chƣa? Bƣớc đổi đơn vị đã phù hợp với yêu cầu của bài toán chƣa? Bƣớc tìm thời gian hai xe gặp nhau đã chính xác chƣa?

Ngoài việc hƣớng dẫn HS tiểu học kiểm tra, đánh giá những kiến thức, kĩ năng toán học đã đạt đƣợc, còn phải hƣớng dẫn các em đánh giá ngay chính sự tổ chức và thực hiện hoạt động học tập của mình bằng cách:

- So sánh kết quả cuối cùng với mục đích và kế hoạch đề ra

- Phân tích nguyên nhân làm sai lệch kế hoạch và khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện.

- Tự quyết định chấp nhận hay sửa chữa kế hoạch thực hiện.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập thông qua dạy học chủ đề toán chuyển động đều ở lớp 5 (Trang 46)