Biện pháp 4: Tự đánh giá kết quả học tập chủ đề Toán Chuyển động

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập thông qua dạy học chủ đề toán chuyển động đều ở lớp 5 (Trang 71 - 77)

B. NỘI DUNG

2.2.4. Biện pháp 4: Tự đánh giá kết quả học tập chủ đề Toán Chuyển động

động đều lớp 5 thông qua hồ sơ học tập

2.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa

- Hồ sơ học tập có vai trò quan trọng đối với mỗi HS, là không gian để HS sáng tạo và tìm hiểu thêm về bản thân; khuyến khích lòng say mê và sự tự giác của bản thân. Thông qua hồ sơ học tập HS đƣợc hình thành ý thức sở hữu hồ sơ học tập của bản thân. Nhờ đó HS tự nhận thức bản thân đang tiến bộ ở mặt nào và cần hoàn thiện mặt nào.

- Hồ sơ học tập là động lực thúc đẩy HS chú ý vào việc học của bản thân, giúp HS thêm yêu thích và có trách nhiệm với các nhiệm vụ học tập qua việc nhìn thấy khả năng học tập “tiềm ẩn” của bản thân.

- Hồ sơ học tập chính là cầu nối giữa HS- GV, HS- HS, HS -GV - PHHS - Hồ sơ học tập là định hƣớng dài lâu giúp HS TĐG sự trƣởng thành và phát triển của mình.

2.2.4.2. Cách thực hiện

Đánh giá qua hồ sơ là sự theo dõi, trao đổi và ghi chép từ chính bản thân HS. Đó là những gì chúng nói, hỏi, làm, cũng nhƣ thái độ, ý thức của bản thân HS với quá trình học tập của mình,… nhằm đảm bảo cho HS thấy đƣợc những tiến bộ rõ rệt của chính mình và chính thầy (cô) giáo nhận thấy từng khả năng của HS, để có những điểu chỉnh phù hợp.

Nội dung hồ sơ học tập khác nhau ứng với cấp độ của HS và phụ thuộc vào nhiệm vụ của từng môn học mà HS đƣợc giao. Thông tin của hồ sơ học tập phải đảm bảo chứa đủ thông tin, không quá rƣờm rà. Bản thân ngƣời GV và HS phải thống nhất đƣa ra các mục chính và tiêu chí hợp lý.

* Các loại hồ sơ học tập

- Hồ sơ tiến bộ: bao gồm những bài tập, các sản phẩm HS thực hiện trong quá trình học và thông qua đó HS và GV đánh giá quá trình tiến bộ mà

học sinh đã đạt đƣợc.

Với loại hồ sơ này, GV cần phải giải thích rõ các biểu hiện khác nhau của khái niệm tiến bộ nhƣ: HS ít mắc lỗi hơn, làm bài tập nhanh hơn,... những kết quả đạt đƣợc để thể hiện sự tiến bộ trong quá trình học tập.

Trong hồ sơ của mình, HS cần có những minh chứng về sự tiến bộ, đó là chọn một số phần trong các bài tập, các sản phẩm của mình để chứng minh cho các nhận xét của bản thân về sự tiến bộ, đó cũng chính là căn cứ để GV nhận xét sự tiến bộ của HS.

- Hồ sơ quá trình: nhằm thu thập tất cả bằng chứng trong quá trình học. HS tự theo dõi quá trình học tập của mình, và ghi lại những điều mình đã học đƣợc hoặc chƣa đƣợc học về KT, KN, thái độ của môn học. Từ đó để xác định cách điều chỉnh việc học: Em cần thêm thời gian tìm hiểu? Em cần sự hỗ trợ của bạn hay giáo viên? …Đó chính là cách HS tự đánh giá bản thân và điều chỉnh việc học.

- Hồ sơ mục tiêu: Học sinh tự xây dựng mục tiêu cho mình trên cơ sở tự đánh giá đƣợc năng lực của bản thân. Chẳng hạn học sinh tự đánh giá trong các môn học thì môn học nào tốt hơn, môn học nào còn hạn chế, từ đó xây dựng mục tiêu phấn đấu, kế hoạch thực hiện để nâng cao năng lực học tập.

- Hồ sơ thành tích: hồ sơ chƣa các thông tin về các thành tích học tập nổi trội của bản thân trong quá trình học tập. Thông qua các thành tích học tập, HS tự đánh giá về bản thân, về những năng lực tiềm ẩn của mình. Do đó giúp HS thêm tự tin, tự hào về chính bản thân mình, để có thể duy trì, phát triển các năng lực tiềm ẩn trong những giai đoạn tiếp theo.

* Việc đánh giá hồ sơ học tập được thực hiện ở 3 đối tượng

Bản thân học sinh: Mô tả ngắn gọn mỗi nội dụng trong hồ sơ: Lí do chọn nội dung đó, nội dung nào đã học đƣợc, mục tiêu tƣơng lai của mình và đánh giá tổng thể về hồ sơ học tập của bản thân.

Bạn cùng lớp: chỉ ra những điểm mạnh, những câu hỏi cho hồ sơ và đề xuất một số công việc tiếp theo cho bạn mình.

Giáo viên: đánh giá hồ sơ học tập đó dựa trên các đánh giá của HS và bạn học. Mặc dù GV hoàn toàn có quyền cho điểm hồ sơ học tập của HS, nhƣng quan trọng là GV cần thảo luận điều đó với HS để tìm đƣợc tiếng nói chung cho mục đích tƣơng lai.

* Cấu trúc một hồ sơ học tập

- Trang bìa: Trang trí theo sở thích cá nhân (bao gồm tên học sinh, lớp, trƣờng, môn học, hình ảnh).

- Trang giới thiệu: Viết theo sở thích cá nhân (có thể là Ảnh cá nhân, lời nói đầu, thông tin cá nhân quá trình học tập, tiểu sử, sở thích… thậm chí cả âm nhạc, phim ảnh đối với hồ sơ học tập điện tử).

- Bảng chú dẫn: Đƣa ra các chú dẫn về cấu trúc hồ sơ học tập và các ký hiệu sử dụng trong hồ sơ.

- Thƣ mục tài liệu: Liệt kê các phần trong hồ sơ học tập theo thứ tự để tiện tra cứu.

- Các minh chứng: những sản phẩm chứng minh năng lực của học sinh. - Kế hoạch phát triển cá nhân.

* Tiêu chí đánh giá hồ sơ học tập

- Tính hoàn chỉnh - Tính nguyên bản - Tính xác thực

Ví dụ : Hồ sơ học tập

Hồ sơ cá nhân này của………(tên)

Tên nhiệm vụ Ƣu điểm nhƣợc điểm của nhiệm vụ

Trang

Nhiệm vụ thực hiện tốt nhất trong bài Thời gian. Qua nhiệm vụ này tôi học đƣợc những điều sau: Nhiệm vụ thực hiện tốt nhất trong bài Vận tốc Qua nhiệm vụ này tôi học đƣợc những điều sau: Nhiệm vụ thực hiện tốt nhất trong bài Quãng đƣờng.

Qua nhiệm vụ này tôi học đƣợc những điều sau:

TỰ NHẬN XÉT VỀ HỒ SƠ CÁ NHÂN Những điều tôi thích trong hồ sơ cá nhân

Tôi thích nội dung này nhất khi xây dựng hồ sơ

………..……….. ……….……… ……… Bởi vì ………..……….. ……….………..

Tôi quyết định đƣa mình chứng cho điều này vào hồ sơ vì:

………..……….. ……….……… ………..……….. ……….………

Tôi quyết định KHÔNG đƣa các minh chứng khác vào hồ sơ vì:

………..……….. ……….……… ………..……….. ……….………

Phần việc khó nhất đối với tôi là:

………..……….. ……….……… ………..……….. ……….………

Tôi nghĩ loại hồ sơ tốt hơn/ không tốt hơn bài kiểm tra vì:

………..……….. ……….………

………..……….. ……….………

Ý kiến cuối cùng tôi muốn bổ sung là:

………..……….. ……….………

Ví dụ :Xây dựng sổ ghi chép thƣờng nhật.

Ghi chép lại những sự kiện thƣờng nhật: mô tả lại những công việc hay những tình tiết đáng chú ý mà GV nhận thấy trong quá trình tiếp xúc với HS. Mỗi HS cần đƣợc dành cho 1 vài tờ trong sổ ghi chép, cần ghi tách biệt phần mô tả sự kiện với phần nhận xét về sự kiện của giáo viên. Sau một vài sự kiện GV có thể ghi chú những cách giải quyết để giúp cải thiện tình hình học tập của HS hoặc điều chỉnh những sai lầm mà HS mắc phải và để điều chỉnh những hành vi xã hội. Tuy nhiên GV có thể sử dụng nó để thu thập nhiều thông tin về kết quả học tập, năng lực phẩm chất, HS đạt đƣợc.

Mẫu ghi chép sự kiện thường nhật

Lớp:……….. Tên học sinh:……….

Thời gian:……….. Địa điểm:………

Ngƣời quan sát:………

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập thông qua dạy học chủ đề toán chuyển động đều ở lớp 5 (Trang 71 - 77)