Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng các bài toán thực tiễn nhắm phát triển kỹ năng vận dụng toán học cho học sinh lớp 5 (Trang 65 - 85)

Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra trƣớc khi thực nghiệm

Đối tƣợng Mức độ

Lớp thử nghiệm (5A) Lớp đối chứng (5B)

Số lƣợng % Số lƣợng %

Hoàn thành tốt 12 34,29 8 22,86

Hoàn thành 20 57,14 22 62,86

Chƣa hoàn thành 3 8,57 5 14,28

Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả của hai lớp 5A và 5B trƣớc thực nghiệm Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm

0 10 20 30 40 50 60 70

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

5A 5B

Đối tƣợng Mức độ

Lớp thử nghiệm (5A) Lớp đối chứng (5B)

Số lƣợng % Số lƣợng %

Hoàn thành tốt 20 57,14 12 34,29

Hoàn thành 15 42,86 22 62,86

Chƣa hoàn thành 0 0 1 2,85

Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả của hai lớp 5A và 5B sau thực nghiệm

HS ở lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng, hầu hết HS biết cách làm bài toán, biết vận dụng kiến thức để giải bài toán có liên hệ thực tiễn, HS thấy hào hứng khi giải bài tập.

Đánh giá định tính

Qua quá trình quan sát những biểu hiện của HS và tốc độ thực hiện các yêu cầu giải toán của HS trong học tập các giờ thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng: HS lớp thực nghiệm dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên dạy thực nghiệm các em đã hứng thú hơn với việc giải toán có chủ đề liên quan đến thực tiễn, biểu hiện là các em học tập sôi nổi hơn, tích cực hơn trong tiết học thực nghiệm, các em chăm chú nghe giáo viên hƣớng dẫn. Các em đã cảm thấy hứng thú với những bài toán liên quan đến thực tiễn. So với lớp đối chứng thì lớp thử nghiệm nhanh nhẹn linh hoạt hơn trong khi giải toán có chủ đề liên quan đến thực tiễn, quá trình thực hiện các hoạt động giải toán của lớp thực nghiệm cũng nhuần nhuyễn hơn lớp HS đối chứng.

Nhận xét:Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi đánh giá một số đặc điểm cơ bản sau:

Trong bảng so sánh kết quả lớp thực nghiệm và đối chứng, chất lƣợng dạy học bài thực nghiệm môn toán lớp 5 tăng lên. Tỷ lệ HS có bài hoàn thành tốt ở

0 10 20 30 40 50 60 70

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

hệ thống thực nghiệm cao. Nếu giáo viên liên hệ thực tiễn vào dạy học, thƣờng xuyên cho HS làm bài tập có chủ đề liên quan đến thực tiễn kết hợp với tranh ảnh minh họa thì chắc chắn kết quả sẽ còn cao hơn nữa. Đây là một căn cứ để chứng minh tính khả thi của đề tài.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên đây là kết quả thực nghiệm sƣ phạm của chúng tôi trong thời gian nghiên cứu của mình tại trƣờng Tiểu học Thị trấn Đoan Hùng- huyện Đoan Hùng- tỉnh Phú Thọ. Kết quả đó đã phần nào khẳng định đƣợc tính khả thi trong đề tài nghiên cứu “Xây dựng các bài toán thực tiễn nhằm phát triển kĩ năng vận dụng toán học cho HS lớp 5”. Do thời gian có hạn nên chúng tôi chƣa có điều kiện thử nghiệm rộng rãi ở tất cả các lớp trong khối 5. Trong tƣơng lai chúng tôi sẽ cố gắng để phát triển rộng rãi hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình. Hy vọng đề tài đƣợc đƣa ra sẽ phần nào giúp ích đƣợc cho các thầy cô giáo đang theo đuổi sự nghiệp trồng ngƣời, cho các bạn sinh viên ngành Tiểu học của các trƣờng đại học, cao đẳng sƣ phạm bồi dƣỡng kiến thức toán cho HS.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Hiện nay, đất nƣớc ta đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển của các lĩnh vực khác thì giáo dục cũng đóng một vai trò rất quan trọng và đang đƣợc xã hội quan tâm, tạo mọi điều kiện để nâng cao chất lƣợng giáo dục. Sự phát triển của xã hội đòi hỏi phải có lớp ngƣời lao động mới đƣợc đào tạo có bản lĩnh, năng lực và sáng tạo để thích ứng với xã hội phát triển.

Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng cho các bậc học khác và trong suốt quá trình học tập của con ngƣời nên đƣợc toàn xã hội quan tâm và chú trọng.

Trong quá trình dạy học Toán ở lớp 5 nói riêng và Tiểu học nói chung việc đƣa nội dung gắn với tình huống thực tiễn vào các tiết học để nâng cao hiệu quả là vô cùng cần thiết.

Qua quá trình áp dụng đƣa bài tập có liên hệ thực tiễn vào giảng dạy mà đề tài đã nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy bƣớc đầu thu đƣợc kết quả:

- Chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao, kết quả học tập của HS sau khi đƣợc học bài toán liên hệ mà đề tài đã đề cập đến cao hơn so với HS ở lớp không áp dụng. - Qua thăm dò ý kiến HS tôi thấy: khi đƣợc học các tiết học có liên hệ thực tế, HS đều cảm thấy hiểu bài hơn, việc học tập thiết thực hơn, kích thích trí tò mò, ƣa khám phá, tăng cƣờng sự tập trung chú ý cao độ vào những vấn đề của bài học, kiên trì, quyết tâm để hoàn thành nhiệm vụ hơn. HS hào hứng, tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn bè trong lớp, luôn mong muốn đƣợc trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề đang tranh luận, mong muốn nghe giáo viên giải thích, làm sáng tỏ những vấn đề bản thân còn chƣa rõ, chủ động vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã biết để nhận thức các vấn đề mới.

- Vận dụng toán học vào thực tiễn đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học của bộ môn toán đó là kiến tạo tri thức, củng cố các kĩ năng toán học, góp phần phát triển năng lực của HS. Bên cạnh đó vận dụng toán học vào thực tiễn góp phần rèn luyện các phẩm chất, tính cách, thái độ làm việc khoa học nhƣ tính chính

xác, cẩn thận, thói quen làm việc có kiểm tra, có phê phán, ý thức tối ƣu hóa trong lao động...

- Sự sắp xếp, lồng ghép một cách khéo léo các bài toán có nội dung thực tiễn giúp cho giáo viên thực hiện việc dạy học khá tự nhiên, không miễn cƣỡng và không gặp phải những khó khăn lớn về mặt thời gian.

- Số lƣợng và mức độ các bài toán có nội dung thực tiễn đƣợc lựa chọn và cân nhắc thận trọng, đƣợc đƣa vào giảng dạy một cách phù hợp, có chú ý nâng cao dần tính tích cực và độc lập của HS, nên HS tiếp thu tốt, tích cực tham gia luyện tập và đạt kết quả tốt.

- Việc dạy học cho HS theo hƣớng tăng cƣờng nội dung thực tiễn đã góp phần tạo đƣợc hứng thú, lôi cuốn HS, giúp HS đào sâu, nhớ lâu kiến thức. Thực hiện việc đổi mới này có tác dụng rất mạnh mẽ đến tƣ tƣởng, tình cảm của các em. Từ đó, các em có lòng say mê ham thích môn Toán hơn rất nhiều. Giáo viên đã thay đổi nhận thức của HS: HS thấy rằng môn Toán không phải là môn học quá khó và khô khan nhƣ một số em nghĩ mà nó là một môn học đầy tính hấp dẫn và lí thú.

Kết quả trên cho thấy việc tăng cƣờng các bài toán có liên hệ thực tế chiếm vị trí, vai trò không nhỏ trong chƣơng trình môn Toán lớp 5 nói. Đồng thời vẫn thực hiện đƣợc trong điều kiện tôn trọng nội dung chƣơng trình và sách giáo khoa cũng nhƣ kế hoạch dạy học hiện hành.

2.Kiến nghị

Để giúp việc khai thác, vận dụng đề tài vào việc dạy học môn toán ở khối lớp 5 và các lớp ở cấp Tiểu học có hiệu quả hơn, tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:

- Về sách giáo khoa, cần tăng cƣờng hệ thống tình huống, bài toán có nội dung gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của các em HS.

- Về sách giáo viên, cần hƣớng dẫn, gợi ý một số phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo hƣớng tăng cƣờng nội dung thực tiễn giúp cho giáo viên thuận lợi khi dạy học.

- Mong muốn các cấp các ngành tiếp tục quan tâm đầu tƣ hơn nữa trang thiết bị dạy học cho hệ thống các trƣờng tiểu học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phƣơng pháp dạy và học của giáo viên và HS.

*Về phía giáo viên

- Cần tạo cho HS hứng thú say mê trong học tập.

- Tích cực tìm tòi nghiên cứu tài liệu để có thể đƣa ra cho HS những bài toán hay về thực tiễn.

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm để các em HS có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Kết hợp nhiều phƣơng pháp dạy học để tạo hứng thú học tập cho HS. *Về phía HS

- Cần có thái độ nghiêm túc trong quá trình học tập.

- Tích cực tiếp thu trau dồi các kiến thức thông qua các bài học ở trên lớp cũng nhƣ thông qua việc tự đọc sách.

- Tích cực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. - Biết vận dụng các kiến thức học trên lớp một cách linh hoạt, sáng tạo không ỷ nại, phụ thuộc vào sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hải Bình (2017), “Thiết kế các bài Toán vận dụng Toán học vào cuộc sống cho học sinh lớp 4”,đăng trong tạp chí Giáo Dục và Thời Đại.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chƣơng trình Tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Dự thảo Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể, NXB Giáo dục Việt Nam.

[4]. Đỗ Đình Hoan (2002), Một số vấn đề cơ bản của chƣơng trình Tiểu học mới, NXB Giáo dục Việt Nam.

[5]. Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình (1981), Giáo dục học môn Toán, NXB Giáo dục Việt Nam.

[6]. Nguyễn Bá Kim (2003), Phƣơng pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

[7]. Trần Kiều (1978), Làm rõ nét hơn nữa mạch ứng dụng Toán học trong Chƣơng trình toán phổ thông trung học, Tƣ liệu Giáo dục học Toán học, Tập 4, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

[8]. Trần Kiều (1988), “Toán học nhà trƣờng và yêu cầu phát triển văn hóa toán học”, Nghiên cứu giáo dục.

[9]. Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Thị Mỹ Trinh (2007), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sƣ phạm, Dự án phát triển GV Tiểu học, Hà Nội.

[10]. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trƣờng phổ thông, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

[11]. Đỗ Văn Quân, Đặng Ánh Tuyết (2005), “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về “học để làm việc”, một trong bốn trụ cột của giáo dục hiện đại”, Tạp chí Giáo dục. [12]. Phạm Nhƣ Quỳnh- Nguyễn Thị Hƣờng (THCS Ninh Hải, Ninh Bình) “ Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn vào giảng dạy Tiểu học” đăng trong tạp chí Giáo Dục và Thời Đại ( 2016).

[13]. Dƣơng Minh Thành “Cơ sở Toán học và yếu tố thực tiễn của một số kiến thức Toán Tiểu học” đăng trên tạp chí Khoa học Đại học Sƣ phạm Hồ Chí Minh.

[14]. Th.s Nguyễn Quang Thi (2017) “ Thầy Quang Thi và việc giảng dạy Toán học thông qua các bài Toán thực tế” đăng trong tạp chí Giáo dục Việt Nam. [15]. Nguyễn Thị Kim Thoa (2014), Chuyên đề Dạy Toán ở Tiểu học theo hƣớng phát triển năng lực của học sinh, Tài liệu bồi dƣỡng Giáo viên Tiểu học.

PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho giáo viên trƣờng Tiểu học)

Xin thầy (cô) vui lòng cho chúng tôi biết ý kiến của mình về các vấn đề sau: (Hãy đánh dấu x vào ô trống nói lên ý kiến của thầy (cô)).

1. Theo thầy (cô) việc rèn luyện cho học sinh biết cách vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào thực tiễn có quan trọng không?

Rất quan trọng. Quan trọng. Bình thƣờng. Không quan trọng.

2. Các thầy (cô) đã thƣờng xuyên liên hệ thực tiễn vào bài giảng chƣa? Thƣờng xuyên

Không thƣờng xuyên Không liên hệ

3. Khi liên hệ thực tiễn vào bài giảng các thầy (cô) gặp phải những khó khăn gì? Khó khăn về thời gian.

Áp lực dạy học để thi

Các em chƣa tích cực trong việc tiếp thu bài giảng trên lớp.

4. Ý kiến của thầy cô về thực trạng dạy toán có liên hệ thực tiễn trong trƣờng Tiểu học Thị trấn Đoan Hùng

………. ...

PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho học sinh lớp 5) Các em hãy cho ý kiến về các vấn đề sau.

(Các em đánh dấu x vào ô trống nói lên ý kiến của các em)

1)Trong cuộc sống các em có thƣờng xuyên vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong môn toán vào để giải quyết các tình huống không?

Thƣờng xuyên

Không thƣờng xuyên Không vận dụng dụng

2) Các em thấy việc vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học môn toán vào thực tiễn có cần thiết không?

Rất cần thiết Bình thƣờng Không cần thiết

3) Các em có cảm thấy hứng thú khi giải bài toán có chủ đề liên quan đến thực tiễn không? Vì sao?

……… ……… ……… 4) Các em gặp khó khăn gì khi làm bài tập có liên hệ thực tiễn?

Khó khăn về thời gian Áp lực thi cử

Bài tập không hấp dẫn

PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH DẠY HỌC

BÀI: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (tiếp theo) (Toán 5 – trang 76)

I. Mục tiêu

- HS hiểu quy tắc tính giá trị phần trăm của một số cho trƣớc.

- HS vận dụng quy tắc vào tính giá trị phần trăm của một số cho trƣớc. - HS tích cực hợp tác trong nhóm, cẩn thận và sáng tạo trong thực hành.

- HS liên hệ đƣợc kiến thức đã học với thực tiễn, vận dụng kiến thức đã học để giải

quyết vấn đề thực tiễn.

II. Chuẩn bị

- Bài giảng điện tử, phiếu học tập theo hình thức khăn trải bàn.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1.Khởi động

2.Kiểm tra bài cũ

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Tình huống xuất phát, nêu vấn đề và gợi động cơ mở đầu:

- Yêu cầu HS nêu một số ví dụ về tỉ số phần trăm trong thực tiễn mà em biết.

- Giới thiệu một số hình ảnh liên quan đến tỉ số phần trăm trong thực tiễn.

- Yêu cầu HS đọc và phân tích đề bài. GV sẽ giới thiệu

- Giảm giá khi mua sắm, lãi suất ngân hàng, phần trăm HS khá- giỏi…

- Quan sát.

-Đọc, phân tích: Bài toán hỏi 375000 có đủ

Một cửa hàng quần áo có một dãy hàng giảm giá đồng loạt 20% cho toàn bộ sản phẩm. Chị Hoa thích một chiếc áo có giá là 500.000 đồng. Trong túi chị hiện có 375 000 đồng, liệu chị ấy có đủ tiền mua chiếc áo không?

Vì sao?

Giúp HS bộc lộ ý tƣởng ban đầu Dự đoán cách giải bài toán.

với HS ta sẽ biết cách tính giá của chiếc áo khi đã giảm khi học bài hôm nay “Tìm giá trị phần trăm của một số

cho trƣớc.” - Tổ chức cho HS đƣa ra phƣơng hƣớng, dự đoán cách giải quyết vấn đề bằng cách thảoluận nhóm theo hình thức khăn trải bàn.

tiền mua chiếc áo giảm giá không, muốn biết đƣợc điều đó ta phải tính đƣợc giá của chiếc áo khi đã giảm.

- HS tự đƣa ra cách giải quyết vấn đề của riêng mình sau đó thảo luận và đƣa ra ý kiến chung của nhóm rồi viết vào phần trung tâm của khăn trải bàn. Đề xuất phƣơng án thực hành/ giải quyết vấn đề Trình bày dự đoán - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trƣớc lớp; cả lớp góp ý bổ sung. - 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến: Có hai cách HS có

thể đƣa ra

Cách 1: Tính xem cái áo khi đã giảm còn bao nhiêu phần trăm so với giá ban đầu (80%)=> tính 80% của 500000 là bao nhiêu tiền. Cách 2: Tính xem 20% của 500000 đồng là bao nhiêu tiền=> lấy 500000 đồng trừ đi số tiền đã đƣợc giảm. Tiến hành thực hành tìm tòi – khám phá

Giải bài toán theo nhóm

- Yêu cầu HS dựa vào những kiến thức đã học, tìm cách giải bài toán.

- Nhận xét, kết luận.

- HS giải bài toán theo nhóm sau đó 1 nhóm trình bày trƣớc lớp: Ta có thể tính theo cách rút về đơn vị: Cách 1: 1% của 500000 đồng là:500000: 100 = 5000 (đồng) 20% của 500000 đồng là: 5000 x 20 = 100000(đồng) Giá tiền của áo là: 500000- 100000 =

Một phần của tài liệu Xây dựng các bài toán thực tiễn nhắm phát triển kỹ năng vận dụng toán học cho học sinh lớp 5 (Trang 65 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)