Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 66 - 74)

2.2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu qua các năm 2015-2019

Giai đoạn 2010- 2015 là giai đoạn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ suy thoái về kinh tế toàn cầu mà xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ của Mỹ vào năm

2008. Tuy Việt Nam có ảnh hưởng nhất định do cuộc khủng hoảng gây ra, nhưng so với một số nước khác trong khu vực thì sự ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam là không nhiều. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn này sấp xỉ 6%, trong đó năm 2015 đạt mức tăng trưởng cao nhất là 6,68%. Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này vẫn giữ được xu hướng tăng trưởng với mức tăng trưởng bình quân đạt 18% hàng năm và cao hơn khoảng 3 lần khi so sánh với tốc độ tăng trưởng GDP.

Bước sang giai đoạn 2015- 2019, tăng trưởng GDP tiếp tục phục hồi rõ nét sau giai đoạn 2011-2015, duy trì được tốc độ cao, đặc biệt là trong các năm 2017-2019 (với tốc độ tăng tương ứng đạt 6,81% năm 2017; 7,08% năm 2018 và khoảng 7,1% năm 2019). Quy mô nền kinh tế tiếp tục được mở rộng, đạt khoảng 266,5 tỷ USD, năm 2019 bình quân đầu người đạt 2.786 USD (năm 2018 là 2.590 USD). Đáng chú ý là lạm phát tiếp tục được kiểm soát, giảm từ 7,7% bình quân giai đoạn 2011-2015 xuống 3,1% ước bình quân giai đoạn 2016-2017, năm 2018 là 3,54%, năm 2019 là 2,79% (vượt kế hoạch đặt ra). Lạm phát cơ bản bình quân được duy trì ở mức thấp, năm 2017 và 2018 lần lượt là 1,41%, 1,48%; năm 2019 là 2,01%. Trong đó xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng và là động lực chính để thúc đẩy nền kinh tế. Theo thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế ITC, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 đạt khoảng 518 tỷ USD tăng khoảng 3,3 lần so với năm 2010 ở mức 157 tỷ đồng. Cụ thể:

Năm 2010, xuất khẩu cả nước đạt 72,2 tỷ USD thì đến năm 2019, con số này đã tăng 3,66 lần vượt 264 tỷ USD (nguồn: ITC, Trademap.org, ITC) tương ứng với mức tăng trưởng bình quân khoảng 15,5%/ năm trong 9 năm qua. Trong đó, các thị trường có quan hệ thương mại với Việt Nam gồm: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là 4 thị trường lớn nhất về nhập khẩu hàng hóa.

2010201120122013201420152016201720182019 70 60 50 40 30 20 10 0 Hàn Quốc Nhật Bản Trung Quốc Hoa Kỳ

Biểu đồ 2.2: Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt nam (2010-2019)

Đơn vị tính: Tỷ USD

Nguồn: Trademap.org, ITC

Nhìn vào Biểu đồ trên, ta thấy Mỹ vẫn là thị trường hàng đầu về tiêu thụ các mặt hàng gia công chế biến của Việt Nam. Bên cạnh đó, các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có giá trị xuất khẩu là do nguồn vốn FDI từ các nước này đổ vào Việt Nam trong giai đoạn này là rất lớn. Trong đó, hai quốc gia đi đầu về đầu tư trực tiếp vào VIệt Nam là Hàn Quốc và Nhật Bản với tổng số vốn đăng ký lần lượt của Hàn Quốc là khoảng 68,1 tỷ USD, của Nhật Bản là xấp xỉ 59,3 tỷ USD (Nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam). Tính đến năm 2019, mặc dù chỉ đứng thứ 7 về đầu tư trực tiếp nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đang có nhiều chuyển biến với xu hướng tăng và mang tính đột biến, đặc biệt là từ năm 2016.

Năm 2015 là một năm có nhiều bất ổn đối với thị trường toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng Euro và Nhật Bản còn thấp, biến động giảm giá của đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc đã tác động lớn đến kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Thêm vào đó, xung đột ở một số nước Trung Đông khiến giá dầu thô giảm mạnh kéo theo giá các sản phẩm từ dầu mỏ giảm. Giá các nguyên vật liệu, nông sản, hàng hóa thế giới hầu hết đều chịu tác động giảm mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, mức tăng trưởng về kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng khoảng 8,1% so với cùng kỳ và đạt mức 162 tỷ USD. Nhưng đây lại là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2010- 2015. Và nếu xét chung thì mức tăng trưởng này chưa ½ tốc độ tăng trưởng bình quân là 18%. Trong đó, xuất vào thị trường

2019 2018

Tăng trưởng hàng năm

20162017

Giá trị xuất khẩu

2015 16.57 21.95 0.2% 16.9% 11.0% 35.39 32.5% 41.37 41.43 61.2%

Trung Quốc của Việt Nam đạt gần 16,6 tỷ USD và Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 của nước ta.(Nguồn niên giám thống kê hải quan và thống kê của ITC).

Đến năm 2019, giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc đạt 41,43 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng của giá trị hàng xuất khẩu vào thị trường này đạt 25,6% (giai đoạn 2015- 2019) và tiếp tục đứng thứ hai về giá trị hàng hóa. Ta có thể thấy sự gia tăng về kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Trung Quốc liên tục qua từng năm như sau:

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam -Trung Quốc (2015-2019)

Đơn vị tính: Tỷ USD

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam

Tuy tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc đạt 25,6% giai đoạn 2015-2019 nhưng đây là con số đã đạt được phần lớn trong 3 năm từ 2015- 2017. Cụ thể: năm 2017, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 35,4 tỷ USD tăng 2,1 lần tương ứng với mức tăng trưởng là 132% so với năm 2015. Sau đó, thì giá trị xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng chậm lại. Đến năm 2019, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 41,4 tỷ USD nhưng chỉ tăng trương 17% so với năm 2017 và gần như không tăng trưởng so với năm 2018 chỉ ở mức 0,2%

xuyên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh, lưu lượng xe chở hàng xuất nhập khẩu khoảng 1.500 xe/ngày; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn những năm gần đây đều đạt mức tăng trưởng khá, bình quân một năm kim ngạch XNK hàng hóa qua địa bàn đạt gần 5 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2,5 tỷ USD chủ yếu là hàng hóa hoa quả, nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Hàng nông sản được xuất qua cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam (Văn Lãng); cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Đồng Đăng (Cao Lộc)... chiếm hơn 80%, một số mặt hàng chủ lực có kim ngạch lớn như: thanh long, dưa hấu, xoài, mít, nhãn, vải thiều… Cụ thể, riêng năm 2019, tổng kim ngạch Xuất nhập khẩu đạt gần 4,8 tỷ đồng, trong đó kim ngạch xuất khẩu nông - lâm sản khoảng 2,4 tỷ USD, chiếm hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu.

2.2.2.2. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc

Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan năm 2015 thì Trung Quốc vẫn giữ vị trí đứng đầu trong quan hệ thương mại hai chiều với Việt Nam. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương năm 2015 đạt 66 tỷ USD, tăng 12,7% (7,4 tỷ USD) so với năm 2014, trong đó, xuất khẩu đạt 16,6 tỷ USD, tăng 11% (1,6 tỷ USD). Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng đạt giá trị cao như: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên đạt 3,72 tỷ tăng 39%; Bông đạt 1,18 tỷ USD tăng 13%; Cao su và các sản phẩm bằng cao su đạt 0,83 tỷ USD giảm 0,7%; Quả và quả hạch (nut) ăn được, vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa đạt 0.69 tỷ USD tăng 50,7%; Dụng cụ, thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; các bộ phận và phụ kiện của chúng đạt 0,18 tỷ USD tăng 310%.

Cũng theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2019 đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 36,69 tỷ USD) so với năm 2018. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4%. Trung Quốc vẫn là đối tác lớn của Việt Nam khi chiếm khoảng 15,67% tỷ trọng xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên, khi nhìn vào cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc lại có sự thay đổi lớn. Đặc biệt

các mặt hàng về máy móc và thiết bị điện (linh kiện điện tử) có giá trị xuất khẩu năm 2019 đạt 18,76 tỷ tăng hơn 5 lần trong 4 năm chiếm tỷ trọng 45,3% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Đây là điều dễ hiểu do một số nhà máy của nước ngoài về sản xuất các thiết bị điện tử, đặc biệt là Samsung đã có sự đầu tư mạnh vào Việt Nam ở các giai đoạn trước nhằm tận dụng được các lợi thế về chi phí nhân công của nước ta.

57

Danh mục Trị giá xuất khẩu (tỷ USD) Tỷ trọng (%)

2015 2016 2017 2018 2019 2015 2019

Máy điện; thiết bị điện; máy ghi và tái tạo âm thanh, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình 3.72 5.61 14.47 18.77 18.76 22.5% 45.3%

Quả và ngũ cốc 1.91 2.79 3.93 3.53 2.90 11.5% 7.0%

Bông 1.33 1.62 2.00 2.12 2.32 8.0% 5.6%

Dụng cụ, thiết bị quang học; nhiếp ảnh, điện ảnh, đo

lường, kiểm tra, chính xác, y tế hoặc phẫu thuật 0.76 1.66 2.83 2.85 1.80 4.6% 4.4%

Cao su và các sản phẩm bằng cao su 0.83 1.06 1.53 1.47 1.65 5.0% 4.0%

Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động

vật thuỷ sinh không xương sống khác 0.44 0.67 1.06 1.00 1.21 2.6% 2.9%

Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí;

các bộ phận của chúng 0.70 0.83 1.05 1.16 1.13 4.2% 2.7%

Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng 1.01 1.49 1.24 0.94 0.97 6.1% 2.3%

Các sản phẩm xay xát; malt; tinh bột; inulin; gluten lúa

mì 0.81 0.65 0.67 0.72 0.81 4.9% 2.0%

Muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, vôi và xi măng 0.02 0.02 0.07 0.41 0.70 0.1% 1.7%

Plastic và các sản phẩm bằng plastic 0.28 0.23 0.35 0.65 0.61 1.7% 1.5%

Quần áo, giày, dệt và sản phẩm may mặc khác 1.35 1.59 2.03 2.76 3.14 8.2% 7.6%

Gỗ và các mặt hàng từ gỗ (bao gồm than) 1.03 1.08 1.11 1.10 1.21 6.2% 2.9%

Các mặt hàng khác 2.38 2.65 3.06 3.86 4.22 14.4% 10.2%

Tổng cộng 16.57 21.95 35.39 41.37 41.43 100% 100%

58

Theo số liệu thống kê của ITC năm 2019 về thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, các nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường Trung Quốc trong năm 2019 như sau:

Bảng 2.2: Nhóm hàng Trung Quốc nhập khẩu lớn nhất từ Việt Nam năm 2019

Đơn vị tính: Tỷ USD STT Danh mục TQ nhập khẩu từ VN Nhập khẩu TQ Tỷ trọng VN so với TG

1 Máy điện và thiết bị điện và linh kiện điện tử 35.40 496.83 7.1%

2 Giày, dép 2.56 5.63 45.4%

3 Bông 2.40 9.23 26.0%

4 Cao su và các sản phẩm bằng cao su 1.58 15.37 10.3%

5 Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ 1.21 21.98 5.5%

6 Cá và động vật giáp xác, thân mềm và thủy sinh 0.98 15.41 6.3%

7 Muối; lưu huỳnh; đất và đá; vôi và xi măng 0.91 8.14 11.2% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Quả và quả hạch 0.89 11.66 7.6%

9 Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ 1.61 8.13 19.8%

10 Các sản phẩm xay xát; tinh bột lúa mì 0.31 1.33 23.5%

11 Ngũ cốc 0.24 5.06 4.8%

12 Đồ nội thất; bộ đồ giường, đệm, khung đệm, nệm 0.18 3.53 5.1%

Nguồn: Trademap.org, ITC

Như đã đề cập ở trên, linh kiện điện từ là mặt hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất trong số các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc và chiếm 7,1% tỷ trọng nhập khẩu của Trung Quốc từ nước ngoài. Tuy nhiên, có 5 quốc gia chiếm 80% tỷ trọng trị giá hàng xuất khẩu mặt hàng này từ nước ngoài vào Trung Quốc thì có Việt Nam (đứng thứ 5). Điều này cho thấy sự tích cực nhất định của nước ta. Bên cạnh đó, nhìn tổng quan trong cả giai đoạn 2015-2019, cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc vẫn còn khá đơn điệu, chủ yếu là nhóm hàng thô, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp, chế tạo, nhóm hàng công nghệ và chất xám còn thấp và hầu như ít thay đổi qua các năm. Bên cạnh đó, các nhóm hàng hóa cơ bản và nguyên liệu thô và những ngành hàng thâm dụng lao động lớn, chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ và xu thế không còn tăng nhanh trên thị trường thế giới với mức độ cạnh tranh về chi phí với các đối thủ vẫn đang là lợi thế của Việt Nam. Cụ thể một số mặt hàng có tỷ trọng nhập từ Việt Nam

khá cao so với tỷ trọng nhập khẩu của Trung Quốc từ Thế giới như: Giày dép chiếm 45,4%; bồn chiếm 26%; các sản phẩm tinh bọt chiếm 23.5%; Quần áo chiếm 19,8%. Đây là các mặt hàng có trị giá không cao khi xuất khẩu và rất cạnh tranh với chính các doanh nghiệp nội địa Trung Quốc. Do vậy, trong thời gian tới, các mặt hàng này sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn để mở rộng nhanh quy mô tiếp cận vào thị trường Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 66 - 74)