Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 74 - 79)

2.2.3 1. Kim ngạch nhập khẩu qua các năm 2015-2019

Theo thống kê của ITC, năm 2019, tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm của Việt Nam đạt 253,44 tỷ USD. Xét chung giai đoạn từ 2015- 2019 thì kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng 1,52 lần tương ứng với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,2%/năm. Trong đó, trị giá hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 2019 đạt 75,58 tỷ USD chiếm tỷ trọng 29,8% kim ngạch nhập khẩu cả năm của nước ta. Và xét chung giai đoạn 2015- 2019 thì trị giá hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cũng tăng khoảng 1,52 lần tương ứng với mức tăng trưởng bình quân là 11,2%/ năm. Điều này khá trùng hợp khi mức tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam nói chung và nhập khẩu từ Trung Quốc nói riêng lại có mức tăng trưởng gần như nhau. Đồng nghĩa với đó thì tỷ trọng hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào nước ta biến động khá ít và ở mức 27,5%-30% tùy vào từng năm.

Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn 2012- 2019

ĐVT: tỷ USD

Năm Nhập khẩu từTrung Quốc Kim ngạch nhậpkhẩu Việt Nam

Tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc 2012 29,03 113,78 25,5% 2013 36,89 132,03 27,9% 2014 43.64 147.84 29.5% 2015 49.44 165.77 29.8% 2016 50.03 174.97 28.6% 2017 58.53 213.21 27.5% 2018 65.51 236.86 27.7% 2019 75.58 253.44 29.8%

Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, nếu tính riêng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc trong 20 năm từ năm 2000 đến 2019 (Biểu đồ: 2.6 dưới đây) có thể thấy nhập khẩu từ Trung Quốc liên tục tăng và tăng rất nhanh. Một phần nguyên nhân của sự gia tăng liên tục này do nhập khẩu nhiều loại vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị để phục vụ cho đầu tư xây dựng và cho sản xuất, trong đó kể cả cho gia công để xuất khẩu. Đặc biệt trong ngành là trong ngành dệt may, da giày, điện tử, năng lượng. Tận dụng lợi thế giá rẻ, chi phí vận tải thấp nên những loại hàng hóa này của Trung Quốc đã thuận lợi và có nhiều lợi thế khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra, một phần nguyên nhân là do sự định hướng chính sách của Chính phủ trong giai đoạn này như tác giả đã đề cập ở phần trên. Với mục đích khuyến khích nhập khẩu công nghệ, phát triển các ngành sản xuất gia công xuất khẩu phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho các thị trường lớn ở phương Tâynhư EU,Mỹ, Anh, Pháp. Trong khi nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước còn hạn chế và không đủ sức cạnh tranh về chi phí, giá thành với nguyên liệu, công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc. Chính vì vậy nhu cầu nhập khẩu tăng cao trong giai đoạn này. Một nguyên nhân khác là Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu thô với giá trị thấp sang thị trường Trung Quốc và ngược lại nhập khẩu chủ yếu là máy móc công nghệ với giá trị cao từ nước này nên gây ra sự chênh lệch giữa giá trị nhập khẩu và xuất khẩu và ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trong 10 năm đầu của thế kỷ 21, kim ngạch nhập khẩu tăng khoảng 18,8 tỷ USD về trị giá thì 10 năm sau kim ngạch nhập khẩu của giai đoạn này đã tăng gần 55,3 tỷ USD gần gấp 3 lần giai đoạn trước. Và nếu so với kim ngạch xuất khẩu tăng trong giai đoạnh 2010-2019 ở mức 33,7 tỷ USD thì mức tăng về kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc cao gấp 1,65 lần.

Tuy nhiên, nếu xét 2 giai đoạn 2010- 2015 và 2015-2019 thì có thể thấy mức tăng về kim ngạch nhập khẩu có sự tăng chậm lại. Cụ thể, bình quân tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2010- 2015 là 19,6% thì giai đoạn 2015- 2019 chỉ ở mức 11,1%. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu vẫn có xu hướng tăng khi tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2015- 2019 là 25,75% cao hơn giai đoạn 2010- 2015 là 16,43%. Đây có thể coi là dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Việt Nam

2019 2015 2010 2005 2000 - 1.40 5.90 20 10 20.20 40 30 49.46 70 60 50 75.49 80

Biểu đồ 2.4: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc (2000-2019)

Đơn vị tính: Triệu USD

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Ngoài ra, Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong vòng 5 năm kể từ năm 2015 đến năm 2019, Trung Quốc vẫn liên tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Điều đó cho thấy, Việt Nam đang lệ thuộc vào thị trường cung cấp về hàng hóa nhập khẩu. Nhìn vào Bảng 2.3 dưới đây, ta có thấy các thị trường quen thuộc nằm trong số 5 nước nhập khẩu vào Việt Nam lớn nhất. Hầu như không có sự thay đổi nhiều trong 4 nước ở vị trí đầu. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Hoa Kỳ đều là các nước có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong vòng 20 năm trở lại đây, người dân Việt Nam không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp lớn từ các nước này và chính họ đã góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt trong thời gian qua.

Bảng 2.4: Thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam (2015-2019)

Xếp hạng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc 2 Hàn Quốc Hàn Quốc Hàn Quốc Hàn Quốc Hàn Quốc 3 Nhật Bản Nhật Bản Nhật Bản Nhật Bản Nhật Bản 4 Đài Loan Đài Loan Đài Loan Đài Loan Đài Loan

5 Thái Lan Thái Lan Thái Lan Hoa Kỳ Hoa Kỳ

2.2.3.2. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu

Giai đoạn 2015- 2019, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu vẫn là các máy móc và nguyên liệu đầu vào nhằm phụ vụ sản xuất trong nước. Điều này được thể hiện qua danh sách 10 mặt hàng nhập khẩu có giá trị nhập khẩu lớn nhất gồm: Linh kiện điện tử và hàng gia dụng; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng kèm theo; cất dẻo và các sản phẩm từ chất dẻo; Sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép; Xơ, sợi , vải và các mặt hàng dệt kim; Nhôm và các sản phẩm bằng nhồm; Xăng đầu và các chế phẩm từ xăng dầu.

Bảng 2.5: Danh mục hàng hóa nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc (2015-2019)

Đơn vị tính: Tỷ USD

Danh mục 2015 2016 2017 2018 2019

Hàng điện gia dụng và linh kiện 15,34 15,31 20,12 21,44 25,99 Máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng

các loại 6,88 6,97 7,53 7,95 10,14

Chất dẻo và các sản phẩm từ chất dẻo 1,79 2,26 2,95 3,32 4,13

Sắt và thép 4,52 4,57 4,29 4,67 3,39

Các loại hàng dệt kim hoặc móc 1,65 1,95 2,37 2,72 3,17

Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép 1,32 1,07 1,25 1,58 1,97

Nhôm và các sản phẩm bằng nhôm 1,13 1,53 0,96 1,38 1,79

Xăng dầu và các sản phẩm khai

khoáng khác 1,48 0,98 1,20 1,83 1,78

Sợi filament nhân tạo 0,89 0,94 1,12 1,44 1,70

Xơ sợi staple nhân tạo 1,47 1,37 1,53 1,78 1,64

Nguồn: Trademap.org, ITC

Bên cạnh đó, khi nhìn vào các mặt hàng có giá trị nhập khẩu trong giai đoạn này thì có thể thấy sự ổn định tương đối trong suốt giai đoạn. Gần như các mặt hàng đều không có sự thay đổi nhiều và cơ cấu hàng hóa gần như không thay đổi. Điều này cũng phù hợp với nền kinh tế Việt Nam hiện tại đang tập trung gia công và phát triển cho các doanh nghiệp từ nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp từ các nước có nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; Đài Loan;…. Để nhìn rõ hơn, tác giả đã tổng hợp số liệu từ ITC về cơ cấu hàng hóa trong năm 2019 để đánh giá chung về tính ổn định của danh mục hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Hàng điện gia dụng và linh kiện

Các loại hàng dệt kim hoặc móc

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu hàng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc năm 2019

Đơn vị: % Máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng Chất dẻo và các sản phẩm từ chất 26.3% dẻo Sắt và thép 34.4% Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép Nhôm và các sản phẩm bằng nhôm 2.2% Xăng dầu và các sản phẩm khai 2.3%

khoáng 2.4%

Sợi filament nhân tạo 2.4% 13.4%

Xơ sợi staple nhân tạo Khác

2.6%

4.2%

5.5% 4.5%

Nguồn: Trademap.org, ITC

Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, có thể thấy về cơ cấu hàng hóa buôn bán thương mại giữa hai nước, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các nguyên liệu thô sơ chế từ khu vực kinh tế nội địa và một số nhóm hàng công nghiệp từ các doanh nghiệp FDI sang thị trường Trung Quốc. Và ngược lại, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu đầu vào của các ngành sản xuất gia công chế biến phục vụ sản xuất xuất khẩu. Qua đó, cho thấy xuất khẩu Việt Nam đang khá lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Nguyên do chính là Trung Quốc vẫn đang là quốc gia có nhiều lợi thế về nguồn nguyên liệu: đa dạng các nguyên liệu; giá rẻ và thuận tiện trong công tác vận chuyển do giáp Việt Nam. Có một thực tế rằng, khi xuất khẩu tăng thì nhu cầu nhập khẩu đối với các nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu sẽ tăng tương ứng. Vì vậy, do chính sách về định hướng xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam đã đưa ra yêu cầu cần phải đẩy mạnh nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc phục vụ cho xuất khẩu hàng hóa của nước ta. Khi mà Việt Nam đang phần lớn thực hiện công việc gia công, lắp ráp thì việc xuất khẩu sẽ vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu là chủ yếu. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Đặc biệt, khi tốc độ nhập khẩu tăng nhanh hơn tốc độ xuất khẩu thì sẽ gây ra sự thâm hụt thương

mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là kết quả khách quan không thể tránh khỏi đối với các nước phát triển theo định hướng như Việt Nam hiện tại.

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w