Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 47 - 50)

1.3.3.1 Thực trạng thâm hụt thương mại của Thái Lan trong giai đoạn 1970- 1996

-10 -15 1992199319941995199619971998 1991 0 1990 -5 20 15 10 5

tạo với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 9,4% từ năm 1985 đến 1996. Việc tân dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động dồi dào giá rẻ đã giúp việc mở cửa nền kinh tế thuận lợi và phát triển được theo hướng xuất khẩu.

Đối với cán cân thương mại, theo Worldbank, thì cán cân thương mại của Thái Lan luôn ở tình trạng thâm hụt từ năm 1975 cho đến năm 1996. Đặc biệt trong những năm đầu của thế kỷ 90, mức thâm hụt thương mại tiếp tục gia tăng mạnh từ 6,64 tỷ USD năm 1990 lên 12,06 tỷ USD năm 1996. Và cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ năm 1997 đã đưa nền kinh tế Thái Lan vào tình trạng khó khăn. Mức tăng trưởng GDP ngay trong năm 1998 là -10,5% và nợ nước khoài ở mức 87 tỷ Đô la trong khi GDP năm 1998 chỉ ở mức 113,7 tỷ đồng. Cùng với đó, thất nghiệp gia tăng làm áp lực lên nền kinh tế vĩ mô ngày càng trầm trọng.

Biểu đồ 1.2: Cán cân thương mại của Thái Lan 1990- 1998

Đơn vị tính: tỷ USD

Nguồn: Worldbank

1.3.3.2 Các giải pháp xử lý thâm hụt thương mại của Thái Lan

Để khách phục tình trạng khó khăn về nền kinh tế cũng như sự thâm hụt về cán cân thương mại, Chính phủ Thái Lan khi đó đã xây dựng chính sách phát triển thương mại quốc tế cho giai đoạn sau này để thoát khỏi khó khăn ngay sau khi khủng hoảng, chính Phủ Thái Lan đã có những biện pháp nhằm khôi phục nền kinh tế. Và đặc biệt, tình trạng cán cân thương mại của Thái Lan các năm sau đó đã được cải thiện và bắt

đầu thặng dư ở mức 17,39 tỷ USD vào năm 1998. Các biện pháp đã được chính phủ Thái Lan sử dụng gồm:

Thứ nhất, tiếp tục theo đuổi chính sách thúc đẩy xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Đồng thời, Thái Lan đã kết hợp với tăng cường xuất khẩu dịch vụ cùng với đó là sự liên tục tìm kiếm các mặt hàng xuất khẩu mới, các thị trường mới và đa dạng hóa các mặt hàng nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu. Cụ thể bao gồm:

Thái Lan có sự chú trọng nhất định tới các nước đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia thuộc các Châu lục khác nhau như: Châu Á (Asean nói riêng); Trung Đông; Châu Phi;… Đây là các thị trường mà Thái Lan đào sâu tìm kiếm nhằm mở rộng thêm các cơ hội mở rộng thị trường mới. Đồng thời, Thái Lan sẽ đưa thêm các biện pháp khuyến khích xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường này.

Xây dựng lại mô hình cơ cấu tổ chức hoạt động ngoại thương, theo đó xây dựng rõ các chức năng của các trung tâm và văn phòng đại diện của Thái Lan ở nước ngoài nhằm theo dõi sát sao về diễn biến các thị trường cũng như các vấn đề liên quan đén thương mại.

Thứ hai, Chính phủ Thái Lan tham gia sâu hơn nữa vào các thị trường thế giới bằng cách ký kết thêm các Hiệp định thương mại song phương và đa phương trong khu vực và trên thế giới. Qua đó, tăng cường tự do hóa thương mại và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Thứ ba, bên cạnh các biện pháp tự do về thương mại, Thái Lan cũng đưa ra các biện pháp bảo hộ hàng hóa ở mức hợp lý gắn với đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với Thái Lan, để hàng hóa vươn ra thế giới thì trước hết cần phải chinh phục thị trường nội địa. Do vậy, các chính sách bảo hộ luôn gắn chặt chẽ với định hướng xuất khẩu và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp. Vì dụ, mức thuế thấp nhất được áp dụng cho những mặt hàng là đầu vào phục vụ các nhu cầu về sản xuất kinh doanh. Tiếp đến mức cao hơn sẽ áp dụng cho các sản phẩm có lợi thế so sánh rõ ràng. Và các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu trong tương lai gần sẽ được bảo hộ với mức thuế cao nhất. Thông qua đó, Thái Lan sẽ hỗ trợ cách ngành sản xuất nhưng có chọn lọc và có chính sách hỗ trợ khác nhau giữa các ngành.

được Chính phủ Thái Lan áp dụng. Dưới áp lực về trả nợ đến hạn và thâm hụt thương mại kéo dài, Chính phủ Thái lan đã phá giá đồng Baht khiến đông tiền này mất hơn 20% giá trị và tiếp tục giảm xuống sau đó. Tuy nhiên sự phá giá này làm và giữ ổn định trong suốt một thời gian từ 1997-2006 đã làm tăng khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Thái Lan nói chung, nông thủy sản nói riêng, hạn chế nhập khẩu. Kết quả là Thái Lan giảm nhập siêu từ 9,5 tỷ USD năm 1991 xuống còn 4,624 tỷ USD năm 1997 và thặng dư là 11,973 tỷ USD năm 2007.

Ngoài các quốc gia đã nêu trên thì còn nhiều quốc gia nữa cũng áp dụng việc sử dụng chinh sách tỷ giá, đặc biệt là phá giá đồng tiền nhằm thúc đẩy về tăng trưởng kinh tế. Chính sách phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu chỉ nên áp dụng trong ngắn hạn bởi nó sẽ gây ra nhiều hệ quả như gia tăng nợ nước ngoài,lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng nội địa và đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 47 - 50)