Thâm hụt cán cân thương mại về hàng hóa

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 34 - 41)

1.2.4.1. Khái niệm thâm hụt cán cân thương mại về hàng hóa

Như đã trình bày ở phần trên về khái niệm chung và đặc điểm của cán cân thương mại thì thâm hụt cán cân thương mại là một trạng thái của cán cân thương mại mà khi đó thu từ xuất khẩu hàng hóa-sẽ thấp hơn việc chi tiêu cho nhập khẩu hàng hóa. Hay nói cách khác là quốc gia đó đang nhập siêu hàng hóa.

1.2.4.2. Nguyên nhân của tình trạng thâm hụt cán cân thương mại về hàng hóa

Thâm hụt cán cân thương mại về hàng hóa là trạng thái nhập siêu về hàng hóa của nền kinh tế. Và tình trạng thâm hụt của cán cân thương mại bị ảnh hưởng bởi một hoặc nhiều yếu tố trình bày ở trên. Các yêu tố này sẽ tác động vào hai chiều của cán cân thương mai gây ra tình trạng thặng dư hoặc thâm hụt cán cân thương mại. Ví dụ: đồng nội tệ biến động tỷ giá theo hướng tăng giá đồng thời đồng ngoại tệ giảm giá sẽ làm cho giá trị xuất khẩu hàng hóa giảm, đồng thời giá trị hàng nhập khẩu sẽ tăng. Từ đó sẽ đưa đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Hay một ví dụ khác, khi

mức tiết kiệm không đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tư thì cán cân thương mại cũng sẽ bị thâm hụt và các nước này sẽ dựa vào lượng vốn từ nước ngoài để tài trợ cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế. Do vậy, trong phần này, tác giả không đề cập lại các yếu tố trên và chỉ đề cập thêm một số nguyên nhân khác có thể là nguồn gốc của sự thâm hụt cán cân thương mại.

Trên thực tế, tình trạng thâm hụt thương mại về hàng hóa có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào dù là nước phát triển hay đang phát triển. Tuy nhiên, phụ thuộc vào các nguyên nhân khác nhau và đặc điểm riêng biệt của mỗi quốc gia mà tình trạng thâm hụt của mỗi quốc gia là khác nhau. Tìm hiểu và xác định chính xác về nguyên nhân của tình trạng thâm hụt thương mại đối với mỗi quốc gia là điều vô cùng quan trọng, bởi đó là kim chỉ nam để chính phủ các nước có thể có những chính sách phù hợp để cải thiện tình trạng này.

Trước tiên, tác giả sẽ tìm hiểu và đưa ra một số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt của cán cân thương mại ở một số quốc gia đang phát triển.

a, Khả năng sản xuất trong nước còn hạn chế, không đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

Đối với các nước đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa và mở cửa hội nhập kinh tế thế giới thì việc xảy ra tình trạng thâm hụt thương mại là điều phổ biến. Nguyên nhân chính xuất phát từ nhu cầu nhập khẩu rất lớn của quốc gia này trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế tại quốc gia đó còn hạn chế. Dù các quốc gia đang phát triển vẫn có sự tăng trưởng về xuất khẩu, tuy nhiên trong ngắn hạn giá trị xuất khẩu hàng hóa- dịch vụ không thể bù đắp được thâm hụt thương mại. Theo một thống kê của Diễn đàn kinh tế Việt Nam vào năm 2008 đã chỉ ra rằng: trong vài thập niên gần đây, những nước đang phát triển đạt được thành công trong chiến lược tập trung phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu đều đạt được tốc độ tăng trưởng thần kỳ. Điển hình như: Hàn Quốc và Đài Loan vào những năm 60, các nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan và Singapore vào những năm 70, Trung Quốc vào những năm 80 và Ấn Độ vào những năm 90. Đây đều là các quốc gia nằm tại châu Á. Tuy sau này, có nhiều quốc gia trên thế giới cũng học tập và nỗ lực đi theo mô hình tăng trưởng của các nước này nhưng khá hiếm trường hợp có thành công như các quóc gia trước. Nguyên nhân chính là các quốc gia đi sau chưa đáp đứng được các điều kiện tiên quyết về thị trường nội địa và hầu như các quốc gia nhà chỉ

là một nhà xuất khẩu các tài nguyên thiên nhiên trong nước hoặc xuất khẩu các sản phẩm chưa hàm lượng sức lao động cao (như gia công về may mặc). Do đó, giá trị xuất khẩu của các mặt hàng tại các quốc gia này sẽ vẫn rất thấp và không thể bù đắp được nhu cầu nhập khẩu của máy móc, thiết bị công nghiệp,… Nếu điều này lặp lại liên tục thì sẽ đưa quốc gia đó vào tình trạng thâm hụt cán cân thương mại trở nên ngày càng nghiêm trọng.

b, Khả năng sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dung trong nước đang tăng cao

Dù là quốc gia nào trên thế giới thì đều cần phải nhập khẩu hàng hóa từ các nước khác. Tuy nhiên, khi một quốc gia không sản xuất đủ các nhu cầu của nền kinh tế của quốc gia đó thì thường xuất hiện thâm hụt thương mại. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế tăng trưởng thì thu nhập người dân sẽ cũng có xu hướng tăng theo. Điều này làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, đặc biệt là tình thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì nhu cầu tiều dùng ngày càng cao. Nếu năng lực sản xuất của quốc gia đó không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước vì một số giới hạn nhất định thì người dân có thu nhập cao hơn sẽ có xu hướng gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nhập khẩu từ bên ngoài. Bên cạnh đó, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, hầu hết các ngành hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu lại là các ngành hàng có giá trị thấp và sử dụng tập trung chủ yếu là nguồn lao động giá rẻ. Vì vậy, trong khi trị giá xuất khẩu thấp nhưng nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng có giá trị cao có thể dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại.

c, Tình trạng thâm hụt kéo dài đến từ việc nâng giá đồng nội tệ

Khi một quốc gia áp dụng chính sách tiền tệ nhằm nâng giá đồng nội tệ thì kèm theo đó sẽ có các ưu điểm và nhược điểm tương ứng. Điều này thường gặp tại các quốc gia đang phát triển. Trong đó, việc nâng giá đồng nội tệ thường được sử dụng tại một số quốc gia khi đến kỳ trả nợ vay đối với các chủ nợ của quốc gia đó ở bên ngoài. Khi đó, giá trị nợ vay phải trả về mặt lý thuyết sẽ giảm theo sức mua. Tuy nhiên, khi xét ở một khía cạnh nào đó, việc nâng giá đồng nội tệ để trả nợ vay cho thấy nền kinh tế của quốc gia này đang có sự giảm sút về tăng trưởng. Đồng nội tệ tăng giá sẽ làm tăng giá hàng xuất khẩu của chính quốc gia đó và giảm giá hàng nhập khẩu từ bên ngoài. Điều này sẽ làm suy yếu khả năng xuất khẩu hàng hóa trong khi

làm gia tăng lượng hàng nhập khẩu từ bên ngoài. Trong bối cảnh đó, cán cân thương mại sẽ có xu hướng thâm hụt. Kéo theo đó, nguồn vốn FDI từ nước ngoài sẽ giảm sút làm cán cân thanh toán của quốc gia này cũng bị thâm hụt nghiêm trọng. Việc thâm hụt tại cả 2 cán cân sẽ dẫn đến việc chi trả nợ của quốc gia đó càng khó khăn. Khi đó, vòng lặp sẽ lại tiếp tục do áp lực từ trả nợ vay bên ngoài.

Trong khi đó, tình trạng thâm hụt thương mại ở các quốc gia phát triển lại thường thấy khi các quốc gia này đầu tư trực tiếp ra bên ngoài. Giả sử chỉ có 2 quốc gia tham gia vào quá trình này thì thông qua việc đặt các nhà máy sản xuất tại các quốc gia bên ngoài thì các yếu tố hoặc nguyên liệu từ quốc gia này sang các quốc gia gia công sẽ là mặt hàng xuất khẩu. Và khi gia công thành các thành phẩm thì chúng được xuất ngược lại các quốc gia ban đầu và chúng được tính là hàng nhập khẩu. Về lý thuyết, các nguyên liệu sẽ có giá trị thấp hơn giá trị của hàng thành phẩm. Vì vậy, các quốc gia đầu tư trực tiếp sẽ thâm hụt thương mại trong trường hợp này. Đây là cách mà hầu hết các quốc gia phát triển thực hiện sản xuất gia công tại các nước có lợi thế sản xuất hơn và chi phí thấp hơn hẳn so với nước chủ nhà. Tuy nhiên, xét theo một yếu tố rộng hơn về mặt thực tế thì chưa hẳn đã có sự thâm hụt tại các quốc gia này do có thể tác động vào yếu tố là nguyên liệu đầu vào. Cũng như việc bán các thành phẩm ra các quốc gia khác với giá cả cao hơn khi sản xuất trong nước do đã sử dụng được lợi thế về sản xuất và chi phí ở bên ngoài thấp hơn hẳn so với nước chủ nhà. Điều này cho thấy, thâm hụt thương mại không phải lúc nào cũng ảnh hưởng tiêu cực. Nó còn phụ thuộc vào điều kiện và đặc điểm của mỗi quốc gia cũng như nguyên nhân cốt lõi của tình trạng này.

Để tìm hiểu cụ thể hơn về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại đối với mỗi quốc gia. Tác giả dẫn chứng 3 quốc gia gồm 3 quốc gia: Mỹ (đại diện cho các nước phát triển); Trung Quốc (đại diện cho các nước tiếp cận nước phát triển) và Ấn Độ (đại diện cho các nước đang phát triển).

Trước hết là Mỹ, đây là một cường quốc hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, tình trạng thâm hụt thương mại ở Mỹ đã kéo dài trong nhiều năm và vẫn chưa hề cải thiện trong các năm gần đây. Lý do chính là do việc đặt nhà máy sản xuất tại các quốc gia bên ngoài của các tập đoàn lớn tại Mỹ như: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysisa, Mexico…

và nhập khẩu ngược lại các hàng hóa thành phẩm vào Mỹ cung cấp cho thị trường nội địa. Khi đó, thành phẩm được di chuyển vào thị trường nội địa để bán tại Mỹ đều được coi là hàng nhập khẩu dù do các công ty, tập đoàn của nước Mỹ sản xuất. Do đó, dù là một nền kinh tế hàng đầu trên thế giới nhưng cán cân thương mại của Mỹ luôn gặp tình trạng thâm hụt kéo dài từ năm 1983 đến nay (Biểu đồ 1.1). Bên cạnh đó, thị trường lao động của Mỹ cũng bị ảnh hưởng do nhu cầu về lao động giảm sút dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng do các nhà máy đã di dời sang các quốc gia khác có chi phí nhân công thấp hơn tại thị trường Mỹ.

Biểu đồ 1.1: Cán cân thương mại của Mỹ từ năm 1970 đến nay

Nguồn: Investing.com

Thứ hai là Trung Quốc, đây là quốc gia có nền kinh tế thị trường công nghiệp mới đang phát triển, có quy mô lớn thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) nếu tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP danh nghĩa) và đứng thứ nhất nếu tính GDP sức mua tương đương (PPP). Hiện tại, Trung Quôc là quốc gia có thặng dư thương mại với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có thời kỳ rơi vào thâm hụt thương mại trầm trọng với Hàn Quốc trong những năm cuối thập kỷ 90. Nguyên nhân chính không xuất phát từ phía Trung Quốc mà lại do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính của Châu Á vào năm 1997. Cuộc khủng hoảng này bùng nổ vào Hàn Quốc vào tháng 8/1997, khiến cho tiền tệ của Hàn Quốc nhanh chóng bị phá giá đẩy nền kinh tế Hàn Quốc vào bế tắc. Ở trong hoàn cảnh đó, tận dụng đồng nội tệ suy yếu, Hàn Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc. Điều đó

phần nào đẩy thặng dư thương mại của Hàn QUốc tăng dần và cũng trong thời kỳ đó, Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng mạnh từ làn sóng xuất khẩu của Hàn Quốc.

Thứ ba là Ấn Độ, theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Trung Ương Ấn Độ thì năm 2007- 2008 thâm hụt thương mại của Ấn độ là khoảng 90,1 tỷ USD tăng khoảng 42% so với năm trước. Mức thâm hụt này ước tính bằng 7,7% GDP của Ấn Độ trong năm đó. Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do Ấn Độ đang trong đà tăng trưởng. Với đạt được mức tăng trưởng hơn 9%/năm thì nguồn máy móc trong nước không đáp ứng đủ phục vụ cho các ngành công nghiệp sản xuất đang tăng lên.Việc nhập máy móc có giá trị cao đã làm cán cân thương mại của Ấn Độ bị thâm hụt. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó thì sự thâm hụt này mang tính chất trong một giai đoạn ngắn. Khi các máy móc đã được nhập đủ thì cán cân thương mại sẽ có xu hướng giảm thâm hụt và có khả năng thặng dư trở lại do nó đến từ cốt lõi của việc tăng trưởng của nền kinh tế.

1.2.4.3. Tác động của thâm hụt cán cân thương mại về hàng hóa đến nền kinh tế quốc dân

a, Tác động tích cực

Xét ở một khía cạnh nào đó, thâm hụt thương mại là nhân tố cần thiết để các quốc gia có được sự tăng trưởng và phát triển. Tại phần 1.1.2 ở trên, ta đã nói đến ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng của Cán cân thương mại. Trạng thái của cán cân thương mại sẽ thể hiện trạng thái của nền kinh tế một quốc gia. Do vậy, cán cân thương mại sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Trong thực tế, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển đều phải trải qua thời kỳ có sự thâm hụt về cán cân thương mại hay nói cách khác là xuất hiện tình trạng nhập siêu từ các quốc gia khác trong thương mại quốc tế. Đối với tình hình thực tế tại Việt Nam thì chúng ta đang có sự thâm hụt thương mại đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia khác, chúng ta có thặng dư thương mại như Mỹ, Nhật Bản, EU. Phần thặng dư này sẽ bù đắp phần nào thâm hụt của chúng ta đối với Trung Quốc nhằm giữ thăng bằng cho cán cân thương mại. Có thể nói, trong những năm gần đây, cán cân thương mại tổng thể của Việt Nam đang có chiều hướng cải thiện và là điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế. Việc nền kinh tế của chúng ta đạt được xuất siêu

trong các năm gần đây đã thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

Bên canh đó, khi nguồn vốn FDI đổ vào một quốc gia nào đó trong khi điều kiện sản xuất của quốc gia đố chưa đáp ứng được thì cũng có thể xuất hiện thâm hụt thương mại. Cùng với nguồn vốn là sự gia nhập của các doanh nghiệp FDI đến hoạt động của nước sở tại. Khi đó, các doanh nghiệp FDI sẽ nhập khẩu các yếu tố đầu vào từ bên ngoài làm cho giá trị hàng nhập khẩu tăng cao trong khi các doanh nghiệp này chưa tạo được giá trị xuất khẩu tương ứng. Điều này sẽ dẫn đến thâm hụt thương mại trong ngắn hạn. Còn nếu tính dài hạn thì khi các nguồn máy móc, nguyên liệu đầu vào ổn định thì cán cân thương mại sẽ ngày càng cải thiện do giá trị xuất khẩu gia tăng sang các quốc gia khác trong khi giá trị hàng hóa, máy móc không còn phát sinh mới.

Trong ngắn hạn, thâm hụt thương mại là yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, đây cũng là dộng lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Bỏi vì, khi xuất hiện thâm hụt thương mại thì nhu cầu nhập khẩu tăng cao và dòng vốn từ bên ngoài quốc gia đổ vào trong nước lớn. Và việc phân bổ nguồn vốn đầu tư đó sao cho hiệu quả là yêu cầu cần thiết để cải thiện nền kinh tế. Từ đó có thể cải thiện hệ thống hạ tầng, nền sản xuất thô sơ và tạo thêm các công việc mới cho người lao động. Điều này sẽ giúp nền kinh tế có sự tăng trưởng thúc đẩy đời sống người dân được nâng cao do thu nhập của người dân sẽ gia tăng.

b, Tác động tiêu cực

Như đã đề cập ở trên, nếu thâm hụt thương mại duy trì trong ngắn hạn sẽ có thể mang lại các yếu tố tích cực cho nền kinh tế khi phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 34 - 41)