Ảnh hưởng của tỷ lệ nước dừa đến sự tạo phôi vô tính trực tiếp từ mô lá

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) NGHIÊN cứu tạo, NHÂN PHÔI vô TÍNH và rễ bất ĐỊNH cây NGŨ GIA bì CHÂN CHIM (schefflera octophylla lour harms) (Trang 84 - 86)

5. Tính mới của đề tài

3.1.1.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ nước dừa đến sự tạo phôi vô tính trực tiếp từ mô lá

Qua tối ưu hóa các yếu tố đã khảo sát, môi trường SH có 5 mg/L NAA và 0,25

mg/L BA, 50 g/L đường được sử dụng làm môi trường nuôi cấy để xác định nồng độ thích hợp của nước dừa (%) cho sự cảm ứng tạo phôi vô tính từ mảnh lá nuôi ở điều kiện chiếu sáng ở 4000 lux.

Kết quả cho thấy ở 60 NSC, nghiệm thức có tỷ lệ nước dừa 10% đã có ảnh hưởng tích cực nhất so với các nồng độ còn lại, tất cả mẫu cấy đều tạo phôi, với 39,50 phôi/mẫu (Bảng 3.4; Hình 3.6), nghiệm thức có tỷ lệ nước dừa 5% và 10% không có khác biệt thống kê về chỉ tiêu số mẫu tạo phôi nhưng có sự khác biệt về số phôi/mẫu. Các mẫu cấy ở môi trường có tỷ lệ nước dừa cao 15%, 20% làm giảm khả năng tạo phôi vô tính (tỷ lệ mẫu tạo phôi là 95,56%, 94,44%), số phôi/mẫu giảm rõ rệt ở nghiệm thức có 20% nước dừa (29,78 phôi/mẫu). Ở nghiệm thức đối chứng không bổ sung nước dừa và nghiệm thức có tỷ lệ nước dừa 15% không khác biệt về thống kê về số phôi/mẫu nhưng khác biệt rõ về tỷ lệ mẫu tạo phôi. Như vậy, khi bổ sung nước dừa với các tỷ lệ khác nhau đã có tác động rõ rệt đến kết quả tạo phôi vô tính.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ nước dừa đến sự tạo phôi vô tính trực tiếp từ mảnh lá, ở môi trường SH, 60 NSC. Tỷ lệ nước dừa (%) 0 5 10 15 20

*Các chữ cái khác nhau trong một cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức p ≤ 0, 05 trong phép thử LSD. Số liệu (%) được chuyển đổi sang dạng

(x+0,5)1/2 khi xử lý thống kê.

Theo Prades và cộng sự (2012) [116], trong nước dừa xanh có chứa đường, vitamin, muối khoáng, acid amin và một số phytohormone quan trọng nhất là cytokinin. Cũng theo các tác giả trên, IAA tham gia vào nhiều quá trình liên quan đến tăng trưởng và phát triển của thực vật, sự di chuyển phân cực của auxin tạo lượng auxin cực đại (auxin maximum)/gradient về nồng độ nhằm điều hòa nhiều quá trình sinh lý dẫn đến sự phát sinh hình thái trong đó có phát sinh phôi vô tính. Trong nước dừa cũng có nhiều loại cytokinin khác nhau như trans-zeatin, trans-zeatin riboside-5’- monophosphate, kinetin riboside, kinetin, N6-isopentenyladenine,...- có tác dụng trong phân chia tế bào, làm chậm sự lão hóa, tăng khả năng biến dưỡng,.. và như vậy cũng kích thích tăng trưởng thực vật. Do đó, khi bổ sung nước dừa vào môi trường với lượng phù hợp sẽ làm tăng khả năng tạo và phát triển phôi, chồi/cây. Khierallah và Hussein (2013) đã sử dụng nước dừa trong nghiên cứu và kết luận nước dừa 20% (v/v) rất thích hợp cho tạo phôi vô tính Phoenix dactylifera (date palm) [77]. Ở họ Ngũ gia bì trong đó có loài NGBCC đã ghi nhận được ảnh hưởng tích cực của nước dừa (10%) lên quá trình hình thành phôi từ mô sẹo/mô sẹo có khả năng sinh phôi sâm Ngọc Linh - Panax vietnamensis[117].

Hình 3.6. Phôi vô tính phát sinh trực tiếp từ mảnh lá ở môi trường SH, có bổ sung nước dừa, 60 NSC.

A,B,C,D. Mảnh lá tạo phôi ở môi trường SH có nước dừa 5%, 10%, 15%, 20%; E.

Đĩa cấy mảnh lá tạo phôi trên môi trường SH có 10% nước dừa. Thanh ngang 10 mm.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) NGHIÊN cứu tạo, NHÂN PHÔI vô TÍNH và rễ bất ĐỊNH cây NGŨ GIA bì CHÂN CHIM (schefflera octophylla lour harms) (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w