Ảnh hưởng của tỷ lệ nước dừa đến sự hình thành phôi thứ cấp

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) NGHIÊN cứu tạo, NHÂN PHÔI vô TÍNH và rễ bất ĐỊNH cây NGŨ GIA bì CHÂN CHIM (schefflera octophylla lour harms) (Trang 113 - 115)

5. Tính mới của đề tài

3.2.2.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ nước dừa đến sự hình thành phôi thứ cấp

Ở 21 NSC, kết quả cho thấy nước dừa đã ảnh hưởng tích cực đến quá trình hình thành và phát triển phôi thứ cấp. Ở nghiệm thức 10% nước dừa, số phôi trung bình đạt giá trị cao nhất (17,20) so với nghiệm thức không bổ sung nước dừa (13,40); ngoài ra, cũng ghi nhận được lá mầm to và rễ dài (Bảng 3.14, Hình 3.28). Nước dừa chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tự nhiên như đường, vitamin, muối khoáng, acid amin, các chất điều hòa sinh trưởng [164]. Vì vậy, bổ sung 10% nước dừa vào môi

trường nhân phôi ảnh hưởng tích cực đến sự phát sinh và phát triển phôi thứ cấp.

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của tỷ lệ nước dừa đến sự tạo phôi thứ cấp, trong môi trường lỏng SH, 21 NSC. Nước Số phôi dừa (%) thứ cấp 0 13,40c* 5 14,27b 10 17,20a

*Các chữ cái khác nhau trong một cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức p ≤ 0,05 trong phép thử LSD.

Hình 3.28. Ảnh hưởng của tỷ lệ nước dừa đến sự tạo phôi thứ cấp, trong môi trường lỏng SH, 21 NSC.

A. Bình vật liệu phôi nuôi cấy. B,C,D. Phôi nuôi trong môi trường SH có nước dừa 0%, 5%, 10%.

Qua nuôi cấy mô sẹo có KNSP mang phôi sơ cấp (từ mô hoa đực non chuối

Musa spp. AAB cv. Dwarf Brazilian) trên môi trường MS chỉ có 10% nước dừa, kết quả cho thấy có sự hình thành phôi thứ cấp với tỷ lệ 39,8%, ở các nghiệm thức không có nước dừa đều không có sự hình thành phôi thứ cấp [165]. Nước dừa (2 – 10%) có ảnh hưởng tích cực đến cảm ứng tạo phôi từ mô sẹo có KNSP (từ nuôi cấy mảnh lá)

Kalopanax septemlobus[166]; nước dừa ngoài làm tăng sự phát sinh phôi từ mô sẹo (ở nồng độ 20%), còn làm tăng sự tạo chồi từ phôi trưởng thành (ở nồng độ 10%) đối với chà là Phoenix dactylifera[77]. Trong tạo phôi Phoenix dactylifera, nước dừa (10

– 15%) có tác động rất quan trọng [167]. Đối với loài Schefflera leucantha cùng chi Ngũ gia bì, với tỷ lệ nước dừa 15% đã ảnh hưởng rất tốt đến chiều cao chồi, số lá, số đốt thân,.. [168]. Như vậy, ở NGBCC nước dừa cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển phôi thứ cấp, với tỷ lệ thích hợp là 10%.

3.2.2.7. Tạo cây con từ phôi nuôi lỏng lắc

Các phôi đơn (Hình 3.29A) được nuôi cấy trong môi trường lỏng MS hoặc ½MS (không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng, 20 g/L sucrose) nhằm thử nghiệm tạo cây con. Kết quả cho thấy, tương tự như tạo cây đối với phôi nuôi trên môi trường đặc, phôi phát triển trong môi trường khoáng lỏng ½MS tốt hơn so với môi trường MS ở các chỉ tiêu tạo rễ, tạo lá (Hình 3.29B,C,D,E) (không thu thập số liệu). Ở 14 NSC, các phôi được cấy chuyển sang môi trường đặc ½MS để tạo chồi và phát triển thành cây con (Hình 3.29F,G,H,I ). Các cây (đã có lá thật) sau đó được trồng ra chậu đất ở vườn ươm (Hình 3.29J,K,L).

Hình 3.29. Tạo cây con từ phôi vô tính nuôi lỏng lắc trong môi trường MS, ½MS A.

Vật liệu phôi đơn nuôi cấy tạo cây; B,C. Phôi nuôi trong môi trường MS, ½MS ở 14 NSC; D,E. Phôi đơn trong môi trường MS, ½MS ở 14 NSC; F. Cụm phôi mới cấy chuyển sang môi trường đặc ½MS. G,H,I. Phôi nuôi cấy trên môi trường đặc ½MS

ở 15, 30 và 60 NSC; J,K,L. Cây từ phôi trồng ra đất ở 7, 30, 45 ngày sau trồng. Việc sử dụng môi trường có hàm lượng khoáng thấp (½MS), không hoặc có bổ sung chất ĐHST với nồng độ thấp và lượng đường thấp (10 – 20 g/L) nhằm nuôi phôi nhằm mục đích tạo cây được ghi nhận là mang tính quyết định.. Môi trường ½MS cũng đã được kết luận là phù hợp đối với phôi Brassica oleracea L. var. Italica (từ nuôi cấy trong môi trường lỏng) nhằm tạo chồi (½MS, 1 mg/L BA) và tạo cây trên môi trường đặc (½MS không có chất điều hòa sinh trưởng) [169]. Phôi mang chồi Ranunculus sceleratus (chưa có rễ, 1 - 2 cm) cũng được cấy chuyển sang môi trường ½MS, ½vit B5, 10 g/L đường để tạo rễ và phát triển thành cây con

[170]. Nói chung, việc sử dụng môi trường có hàm lượng khoáng thấp, giảm thiểu

hàm lượng/không sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và đường là nguyên tắc nuôi cấy phổ biến ở giai đoạn này [68][149], và nuôi cấy phôi nhằm tạo cây ở NGBCC là phù hợp với các nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) NGHIÊN cứu tạo, NHÂN PHÔI vô TÍNH và rễ bất ĐỊNH cây NGŨ GIA bì CHÂN CHIM (schefflera octophylla lour harms) (Trang 113 - 115)