Tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học chủ đề phân số (Trang 89)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.4. Tiến hành thực nghiệm

Trƣớc khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi trao đổi với giáo viên về mục đích c ng nhƣ các biện pháp đề xuất tập huấn cho giáo viên thực nghiệm, chúng tôi thống nhất cùng nhau xây dựng.

Xây dựng kế hoạch bài học cho nội dung “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học chủ đề Phân số”; có sử dụng câu hỏi, ví dụ vận dụng nhằm phát triển NL GQVĐ.

Thiết kế công cụ đánh giá NL GQVĐ cho học sinh (bài kiểm tra, phiếu học tập)

Sau khi tiến hành dạy thử nghiệm, tiến hành kiểm tra khả năng nhận thức, đánh giá kết quả học tập và so sánh kết quả của 2 lớp đối chứng và thực nghiệm.

Đề kiểm tra đƣợc ra theo nguyên tắc vừa sức với đối tƣợng học sinh ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng, tính toán phân số không quá phức tạp.

Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm trên lớp học, thu thập và xử lý kết quả thực nghiệm sƣ phạm.

3.3.5. Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm

Để đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm chúng tôi dựa vào thang đo mức độ NLGQVĐ nhƣ sau:

- Số học sinh chú ý nghe giảng, tự giác tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đặt ra; nhận thức đƣợc vấn đề của bài học.

- Số lần học sinh phát biểu xây dựng bài, số học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài; nêu đƣợc các cách giải quyết vấn đề của bài học.

- Số học sinh trả lời đúng các câu hỏi theo yêu cầu ghi nhớ kiến thức cơ bản trong giờ học; trình bày đƣợc cách giải quyết vấn đề.

- Số học sinh trả lời đúng các câu hỏi tìm tòi, vận dụng, lựa chọn đƣợc cách GQVĐ tốt nhất.

Đối với giáo viên, chúng tôi đánh giá qua việc quan sát, dự giờ, qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp giáo viên.

Chúng tôi c ng sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý số liệu, so sánh kết quả bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Đồng thời sử dụng phƣơng pháp quan sát, đánh giá học sinh

3.4. Đánh giá kết quả của thực nghiệm sƣ phạm

3.4.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Trong quá trình ứng dụng thực nghiệm sƣ phạm, nhờ sự kiên trì, bền bỉ áp dụng các biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh khi học các phép tính về phân số đã đạt đƣợc thành quả rất khả quan, học sinh đã thành thạo trong việc thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia phân số, không bị nhầm lẫn giữa các cách thực hiện phép tính.

Ở lớp thực nghiệm, HS đã có những tiến bộ rõ rệt. Cụ thể:

HS chú ý nghe giảng, tích cực suy nghĩ, tham gia phát biểu xây dựng bài. HS củng cố kiến thức trong sách giáo khoa. HS biết kết nối kiến thức.

HS đƣợc trình bày ý kiến cá nhân, đƣa ra quan điểm của bản thân về những vấn đề đặt ra trong bài học.

HS có khả năng tự phân tích các vấn đề mà giáo viên đặt ra.

HS phát hiện những vấn đề mới trong bài toán đang xem xét giải quyết. HS thực hiện tích cực khai thác bài toán, do đó giải bài toán có hiệu quả hơn. Chúng tôi xin ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm sƣ phạm về chất lƣợng kế hoạch bài học thực nghiệm, về sự khả thi của biện pháp đề xuất, về sự hấp dẫn nội dung khi khai thác bài toán, về hứng thú của học sinh khi tham gia học tập toán, về sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh.

Nhƣ vậy trong thời gian thực nghiệm bƣớc đầu cho thấy tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp phát triển năng lực GQVĐ thực tiễn của học sinh qua dạy học chủ đề phân số trong toán lớp 4 ở tiểu học.

3.4.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

*Đối với kết quả thực nghiệm khi vận dụng các biện pháp phát triển NL GQVĐ trong dạy học chủ đề Phân số.

Bảng 3.1. Bảng đánh giá kết quả học tập của học sinh

Lớp

Mức độ hoàn thành

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chƣa hoàn thành

Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng %

Thực

nghiệm 24 68,57 11 31,43 0 0

Đối chứng 15 42,86 15 42,86 5 14,28

Từ bảng trên cho thấy kết quả hoàn thành của học sinh ở 2 lớp có sự khác nhau, qua tiến hành dạy thực nghiệm, quan sát dự giờ giáo viên, chúng tôi nhận thấy có sự tiến bộ của học sinh ở lớp 4A lớp thực nghiệm nhƣ sau:

Số học sinh lớp thực nghiệm hoàn thành tốt bài toán chiếm 68,57%; tỷ lệ này cao hơn lớp 4B lớp đối chứng.

Số học sinh hoàn thành bài toán ở lớp thực nghiệm chiếm 31,43%, tỷ lệ học sinh hoàn thành ở lớp đối chứng là 42,86%

Số học sinh chƣa hoàn thành bài toán ở lớp thực nghiệm không có, trong khi đó lớp đối chứng có 5 học sinh không hoàn thành đƣợc bài toán chiếm 14,28%.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ cột về kết quả hoàn thành bài toán của học sinh

68.57 42.86 31.43 42.86 0 14.28 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Hoàn thành tốt

Hoàn thành Chưa hoàn

thành

Chart Title

Lớp 4A

Bảng 3.2. Bảng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS trong dạy học về phân số Các mức độ năng lực Phát hiện VĐ Đề xuất giải pháp Giải quyết vấn đề Đánh giá kết quả thực hiện Lớp HS % HS % HS % HS % Đối chứng 19 54,28 19 54,28 16 45,72 10 28,57 Thực nghiệm 31 88,57 31 88,57 31 88,57 25 71,43

Từ bảng trên cho thấy ở lớp thực nghiệm 4A số học sinh có năng lực phát hiện vấn đề và đề xuất thực hiện giải pháp là 88,57%. Số học sinh giải quyết vấn đề chiếm 88,57%. Lớp đối chứng chỉ có 28,57% số học sinh đánh giá kết quả thực hiện trong khi lớp thực nghiệm tỷ lệ này là 71,43% đánh giá đƣợc kết quả giải quyết vấn đề.

Bảng 3.3. Bảng đánh giá sự hứng thú của HS với môn Toán Mức độ Đam mê Yêu thích Thích Bình thƣờng

Thực nghiệm 11 15 9 0

Đối chứng 2 13 12 8

Kết quả thu nhận cho thấy: Thực nghiệm sƣ phạm đã đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Học sinh hào hứng, sôi nổi tham gia các tiết học toán hơn, các em biết cách nhìn nhận vấn đề, phát hiện ra vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Kĩ năng giải toán của học sinh đƣợc nâng cao một cách rõ rệt, nhanh hơn, chính xác hơn. Điều quan trọng đó là học sinh thấy yêu thích môn toán, cảm thấy toán học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống hằng ngày của các em.

3.5. Kết luận chung về thực nghiệm

Sau quá trình thực nghiệm sƣ phạm và thời gian khảo sát tại trƣờng Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, kết quả thu đƣợc là năng lực GQVĐ ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Điều này góp phần khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.

Giáo viên phải nắm chắc trình độ của từng học sinh để có phƣơng pháp giảng dạy hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em, qua đó phát triển năng lực toán học – một năng lực cần thiết đối mỗi ngƣời học sinh. Tổ chức lớp học khéo léo, thu hút sự tập trung chú ý của các em trong khoảng thời gian lâu nhất có thể. Động viên, khuyến khích các em kịp thời vì sự tiến bộ của học sinh, đặc biệt là những học sinh trung bình.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Sau khi xác định mục đích, nội dung, cách thức tiến hành thử nghiệm, chúng tôi tiến hành thử nghiệm tại lớp 4A. Qua thực nghiệm cho thấy:

Về mặt định tính: Cách thức khai thác bài toán đảm bảo hấp dẫn, tăng sự hứng thú cho học sinh khi học tập chủ đề phân số

Về mặt định lƣợng, tỷ lệ học sinh hoàn thành bài đạt cao trên 60% đáp ứng yêu cầu giải quyết vấn đề toán học.

Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng các biện pháp luận văn đề xuất có thể thực hiện đƣợc trong quá trình dạy chủ đề phân số. Thực hiện các biện pháp đề xuất góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và nâng cao hiệu quả dạy và học môn toán 4 nói chung, chủ đề phân số nói riêng.

KẾT LUẬN

Sau quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau: Một là, hiện nay, xu hƣớng dạy học chiếm ƣu thế là chuyển đổi từ phƣơng thức dạy học định hƣớng nội dung sang dạy học định hƣớng năng lực (phát triển phẩm chất và năng lực ngƣời học), trong đó quan tâm tới những gì học sinh nhận đƣợc khi kết thúc việc học ở trƣờng.

Hai là, phát triển năng lực cho HS nói chung, năng lực GQVĐ cho HS thông qua DH chủ đề Phân số là một vấn đề cấp thiết, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học.

Dựa trên cơ sở lí luận và nghiên cứu thực trạng, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp phát triển NL GQVĐ cho HS lớp 4 thông qua dạy học chủ đề Phân số, đó là:

Biện pháp 1: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua sử dụng hợp lí phƣơng tiện, thiết bị trong dạy học chủ đề Phân số.

Biện pháp 2: Vận dụng, kết hợp một cách linh hoạt phƣơng pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với các phƣơng pháp dạy học khác trong dạy học chủ đề Phân số lớp 4.

Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh học chủ đề Phân số thông qua trải nghiệm, giúp HS sử dụng đƣợc các kiến thức, kĩ năng toán học để giải quyết vấn đề, tình huống thực tiễn.

Biện pháp 4: Tạo môi trƣờng, điều kiện cho HS rèn luyện thói quen đề xuất cách thức giải quyết vấn đề, lựa chọn phƣơng án tối ƣu trong các cách giải quyết vấn đề.

Biện pháp 5: Đổi mới phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá theo hƣớng phát triển NL GQVĐ của HS lớp 4 trong dạy học chủ đề Phân số.

Ba là, các biện pháp phát triển năng lực GQVĐ cho HS thông qua dạy học chủ đề Phân số trong môn Toán lớp 4 cần áp dụng một cách linh hoạt và đồng bộ để mang lại hiệu quả cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD & ĐT (2018), “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ” đƣợc ban hành theo Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trƣởng Bộ giáo dục đào tạo.

2. Bộ GD & ĐT (2018), Chương trình môn Toán.

3. Bộ GD & ĐT (2014), Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ thông.

4. Bộ GD & ĐT (tháng 12 năm 2014), Tài liệu hội thảo xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Hà Nội – Lƣu hành nội bộ.

5. V Quốc Chung (2016), Thiết kế bài soạn môn toán phát triển năng lực học sinh tiểu học, Nhà xuất bản ĐHSP

6. V Quốc Chung, Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Nguyễn Hùng Quang, Lê Ngọc Sơn (2007), Phương pháp dạy học ToánởTiểu học, Nxb Giáo dục và Nxb Đại học sƣ phạm.

7. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên, 2015), Sách giáo khoa Toán 4, NXB Giáo dục.

8. Đặng V Hoạt, Phó Đức Hòa (2014), Giáo trình Giáo dục học Tiểu học, Nxb Đại học Sƣ phạm.

9. Bùi Duy Hƣng, Lê Văn Cƣờng (2016), Dạy học định lí toán ở trường trung họcphổ thông theo hướng phát triển năng lực học sinh, Tạp chí Toán học trong nhà trƣờng, số 5, tháng 3/2016, trang 16.

10. Đỗ Xuân Thảo, Nguyễn Hữu Hợp (2013), Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học và dạy học phát triển năng lực học sinh Tiểu học, NXB Đại học sƣ phạm.

11. Nguyễn Bá Kim (2015), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sƣ phạm.

12. Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phƣơng pháp dạy học trong nhà trƣờng. NXB ĐHSP HN.

13. Lê Ngọc Sơn (2008), Dạy học toán tiểu học theo hướng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, luận án Tiến sĩ giáo dục học, trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội.

14. Lê Ngọc Sơn, Đỗ Hoàng Mai (2015), Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học toán ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực người học, Tạp chí Giáo dục, số 360, tháng 6/215, trang 36.

15. Đỗ Hƣơng Trà (chủ biên) (2015), Dạy học tích hợp phát triển NL học sinh, NXB Đại học sư phạm Hà Nội

17. Lƣơng Việt Thái (2012). Một số vấn đề về phát triển chƣơng trình GDPT theo định hƣớng phát triển năng lực. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học ”Giải pháp đột phá đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam” (Tháng 6 – 2012). Hội Khoa học Tâm lí – Giáo dục Việt Nam.

17.Đỗ Đức Thái (2016), Dạy học phát triển năng lực môn Toán tiểu học, NXB ĐHSP Hà Nội.

18. Đỗ Đức Thái, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Hoài Anh, Phạm Xuân Chung, Nguyễn Sơn Hà, Phạm Sỹ Nam (2019), Hướng dẫn dạy học môn Toán Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, NXB Đại học sư phạm.

19. Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Mạnh Hƣởng, Bùi Xuân Anh, Lƣu Thị Thu Hà (2016), Dạy học tích hợp, phát triển năng lực học sinh - quyển 2, NXB Đại học sư phạm.

20. Lê Đình Trung – Phan Thị Thanh Hội (2016); Dạy học theo định hƣớng hình thành và phát triển năng lực ngƣời học ở trƣờng phổ thông.

21.Các website

http:// www.oecd.org/dataoecd/47/61/35070367.pdf

http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/, Bài viết Chƣơng trình giáo dục định hƣớng phát triển năng lực.

http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/, các phƣơng pháp dạy học tích cực.

http://www.sch.vn/luu-tru/1004-giao-vien-gii/12766-day-hoc-tich-hop

https://pomath.vn/2017/10/17/ren-luyen-nang-luc-phat-hien-va-giai-quyet-van-de- cho-hoc-sinh-tieu-hoc-thong-qua-day-hoc-mon-toan/

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT GIÁO VIÊN

KÍNH GỬI THẦY CÔ

Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học chủ đề Phân số”.

Nhằm phục vụ cho đề tài trên chúng tôi muốn tìm hiểu thực trạng về việc nắm bắt thông tin về dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Xin quý thầy cô vui lòng cho chúng tôi biết những ý kiến xoay quanh về vấn đề này. Chúng tôi xin đảm bảo ý kiến của thầy cô hoàn toàn cho mục đích nghiên cứu đề tài, không vì mục đích nào khác.

Câu 1: Theo Thầy (cô) việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho

học sinh trong dạy phân số có cần thiết không?

Đáp án Mức độ

A Rất cần thiết

B Cần thiết

C Bình thƣờng

D Không cần thiết

Câu 2: Thầy cô đã thực hiện phát triển NL GQVĐ cho HS chƣa:

STT Thành phần Đánh dấu x chú Ghi

1 Rất Thƣờng xuyên, liên tục 2 Thƣờng xuyên

3 Thỉnh thoảng

4 Không bao giờ

Câu 3: Các thầy (cô) đánh giá năng lực GQVĐ toán học của học sinh trong học tập

Yêu cầu cần đạt NL GQVĐ toán học Mức độ Tốt Khá TB Yếu 1 *Nhận biết đƣợc vấn đề cần giải quyết về chủ đề phân số và nêu đƣợc thành câu hỏi

2

Nêu đƣợc cách thức giải quyết vấn đề về chủ đề phân số

3

Thực hiện và trình bày đƣợc cách thức giải quyết vấn đề về chủ đề phân số ở mức độ đơn giản

4

Kiểm tra đƣợc giải pháp đã thực hiện đối với chủ đề dạy học phân số

Câu 4: Thầy cô sử dụng biện pháp nào để phát triển giải quyết vấn đề toán học cho

học sinh

Mức độ Đánh dấu x

1 Giảng giải thuyết trình

2 Học trải nghiệm

3

Dạy học gợi mở vấn đáp; Dạy học khám phá có hƣớng dẫn; Sử dụng các câu hỏi giúp HS phát hiện vấn đề

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học chủ đề phân số (Trang 89)