7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Khái niệm và nội dung phát triển đội ngũ giảng viên trong các Trường đạ
Trường đại học ngoài công lập
1.3.2.1. Khái niệm phát triển đội ngũ giảng viên trong các Trường Đại học
Từ khái niệm PTNL và khái niệm ĐNGV tác giả đã tổng hợp từ phần trên thì
“Phát triển đội ngũ giảng viên là sự thay đổi tích cực về mặt số lượng, chất lượng
và cơ cấu của tập thể các giảng viên, nhà giáo cùng làm công tác giảng dạy, bồi dưỡng ở trình độ đại học để cung cấp cho xã hội một đội ngũ lao động có trình độ ở mức cao nhất, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển ngày càng cao của tổ chức và xã hội”.
1.3.2.2. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên trong các Trường ĐH NCL
Tuỳ theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà trường, cơ sở đào tạo mà phát triển ĐNGV có thể theo 3 chiều hướng khác nhau:
- Lấy việc phát triển giảng viên làm trọng tâm. Đó là việc tạo ra sự chuyển biến tích cực của các giảng viên trên cơ sở nhu cầu mà họ đặt ra. Điều đó nhằm khuyến khích tài năng, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ và như vậy là thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ.
- Lấy phát triển Nhà trường làm trọng tâm, thì rõ ràng mục tiêu của Nhà trường là cơ sở cho việc phát triển ĐNGV. Điều này thường tạo ra suy nghĩ cho rằng: Phát triển ĐNGV là công việc của Nhà trường, là việc thực hiện mục tiêu của Nhà trường với tư cách là thực hiện một nhiệm vụ do lãnh đạo Trường giao cho mà
người giảng viên phải thực hiện chứ không phải là nhu cầu của giảng viên. Do đó, đã tạo ra một sức ỳ đáng kể, hạn chế sự tích cực, sáng tạo của ĐNGV. Dẫn tới hiệu quả công tác phát triển ĐNGV thường là thấp.
- Phát triển ĐNGV trên cơ sở phát triển cá nhân giảng viên đồng thời với việc thực hiện mục tiêu Nhà trường. Với quan điểm này thì phát triển ĐNGV được xem như một quá trình mà trong đó Nhà trường và cá nhân giảng viên được đồng thời coi là trọng tâm. Đây là quan điểm mang tính hợp tác, vì cho rằng: Các nhu cầu phát triển của Nhà trường cũng quan trọng như các nhu cầu phát triển của giảng viên, vì vậy cả 2 loại nhu cầu đều cần phải cân nhắc, được hoà hợp và cân bằng với nhau thì công tác phát triển ĐNGV mới đạt kết quả tốt.
Như vậy, mỗi quan điểm đều có những điểm tích cực, điểm hạn chế riêng. Vấn đề đặt ra là mỗi Nhà trường cần xem xét vận dụng trên cơ sở thực trạng của tổ chức để có bước đi thích hợp, sao cho ĐNGV khi tiếp cận nhu cầu Nhà trường đều thấy có nhu cầu của mình trong đó, tạo cho họ sự hứng thú, say mê và yên tâm với nghề nghiệp.
Từ những phân tích trên đây, luận văn cho rằng, phát triển ĐNGV các Trường ĐH NCL là sự tăng tiến, chuyển biến theo chiều hướng tích cực của ĐNGV cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm hoàn thành mục tiêu GD-ĐT của Trường ĐH NCL, đáp ứng yêu cầu của Nhà trường và xã hội.
PTNL giảng viên các Trường ĐH NCL bao gồm những nội dung sau:
Một là, phát triển về mặt số lượng:
Số lượng giảng viên phản ánh quy mô của ĐNGV của mỗi Nhà trường. Số lượng ĐNGV của mỗi Trường phụ thuộc vào quy mô phát triển của Nhà trường, nhu cầu đào tạo và các yếu tố tác động khách quan khác, như: chỉ tiêu biên chế của Trường, các chính sách đối với ĐNGV. Phát triển ĐNGV về số lượng là để đảm bảo đủ giảng viên cần thiết đáp ứng được quy mô đào tạo, đảm bảo tính chủ động trong việc phân công giảng dạy của Trường. Số giảng viên cần thiết được xác định bằng tổng số giờ trong 1 năm/ số giờ định mức của mỗi giảng viên. Việc phát triển đủ số
lượng giảng viên cần thiết để đảm bảo số giờ giảng dạy của giảng viên không vượt quá số giờ theo quy định.
Hai là, phát triển về chất lượng
Phát triển ĐNGV về chất lượng là quá trình nâng cao phẩm chất, trình độ và năng lực của giảng viên.
Phẩm chất ĐNGV trước hết được biểu hiện ở phẩm chất chính trị, là yếu tố giúp cho người giảng viên có bản lĩnh vững vàng trước những biến động của xã hội. Trên cơ sở đó thực hiện hoạt động giáo dục toàn diện, định hướng xây dựng nhân cách cho sinh viên có hiệu quả.
Trình độ của ĐNGV là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ của đội ngũ này, là điều kiện cần thiết để cho họ thực hiện hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trình độ của ĐNGV trước hết được thể hiện ở trình độ được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ của ĐNGV còn được thể hiện ở khả năng tiếp cận và cập nhật của đội ngũ này với những thành tựu KHCN mới của thế giới, những tri thức khoa học hiện đại, những đổi mới trong GD-ĐT để vận dụng trực tiếp vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình. Mặt khác, trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, ngoại ngữ và tin học cũng là những công cụ rất quan trọng giúp người giảng viên tiếp cận với tri thức khoa học tiên tiến của thế giới, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế để nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, trình độ về ngoại ngữ tin học của ĐNGV đã và đang được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập.
Năng lực ĐNGV là khả năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nói đến năng lực của ĐNGV, cần phải xem xét trên hai góc độ chủ yếu là năng lực giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học. Năng lực giảng dạy của người giảng viên là khả năng đáp ứng yêu cầu học tập, nâng cao trình độ học vấn của đối tượng; là khả năng đáp ứng sự tăng quy mô đào tạo; là khả năng truyền thụ tri thức mới cho sinh viên. Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên thể hiện khả phát hiện các vấn đề nghiên cứu, triển khai nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến kết quả nghiên cứu vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế – xã hội.
Ba là, chuyển biến, hoàn thiện về cơ cấu
Phát triển ĐNGV hợp lý về cơ cấu là việc đảm bảo hài hòa các thành phần trong một thể thống nhất hoàn chỉnh. Trong đó:
- Phát triển hài hòa về chuyên môn là việc đảm bảo tỷ lệ giảng viên hợp lý giữa các đơn vị trong Nhà trường phù hợp với quy mô và nhiệm vụ đào tạo của từng chuyên ngành đào tạo.
- Hài hòa về lứa tuổi là đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ trong Nhà trường, tránh sự hụt hẫng về ĐNGV trẻ kế cận, cần có thời gian nhất định để thực hiện chuyển giao giữa các thế hệ giảng viên.
- Hài hòa về giới tính là việc đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa giảng viên nam và giảng viên nữ trong từng Khoa, Bộ môn và chuyên ngành được đào tạo của Nhà trường.
Hài hòa về chính trị là việc duy trì sự cân đối về tỷ lệ giảng viên trong các tổ chức chính trị – xã hội như: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn… giữa các Phòng, Khoa, Bộ môn trong Nhà trường. Trong các Trường ĐH NCL, tiêu chí quan trọng đối với phát triển ĐNGV về cơ cấu là tỷ lệ giữa giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng.
Việc phát triển ĐNGV các Trường ĐH NCL do nhiều cấp thực hiện. Trong xu thế đổi mới căn bản công tác quản lý GD-ĐT hiện nay, các Trường ĐH NCL được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, tài chính, chất lượng đầu ra. Từ đó, tham gia vào phát triển ĐNGV các Trường ĐH NCL có nhiều chủ thể quản lý, với vai trò và trách nhiệm khác nhau.
Hội đồng quản trị Nhà trường
- Đại diện pháp nhân, là chủ tài khoản duy nhất của Trường
-Quyền quyết định về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, kế hoạch và phương hướng đầu tư phát triển Nhà trường
Hiệu trưởng Nhà trường
- Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV của Nhà trường
- Ban hành các quy định về nâng cao trình độ, thực hiện nghĩa vụ giảng dạy, NCKH và dịch vụ xã hội của giảng viên Nhà trường;
- Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại ĐNGV của Nhà trường;
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của giảng viên Nhà trường;
- Tổ chức tuyển dụng, thi nâng ngạch và bổ nhiệm giảng viên của Nhà trường.
Trưởng các khoa chuyên ngành
- Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV của Khoa/Ngành;
- Tổ chức hoạt động giảng dạy, NCKH của giảng viên Khoa/Ngành; - Quản lý giảng viên của Khoa/Ngành;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên của Khoa/Ngành;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên của Khoa/Ngành;
- Tổ chức đánh giá giảng viên của Khoa/Ngành
Trưởng các Phòng ban chức năng
- Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV của Nhà trường;
- Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc ban hành các quy định về nâng cao trình độ, thực hiện nghĩa vụ giảng dạy, NCKH và dịch vụ xã hội của giảng viên Nhà trường;
- Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại ĐNGV của Nhà trường;
- Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho GV của Nhà trường;
- Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc tổ chức tuyển dụng, thi nâng ngạch và bổ nhiệm giảng viên của Nhà trường.