7. Kết cấu của luận văn
2.3.4. Thực trạng thực hiện đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên
Khuyến khích lợi ích vật chất:
Bằng các chính sách khuyến khích khác nhau, lãnh đạo Nhà trường đã có nhiều biện pháp nhằm đảm bảo về mặt lợi ích vật chất cho giảng viên yên tâm công tác. Điển hình là các biện pháp mà lãnh đạo Nhà trường đang thực hiện có hiệu quả đó là ngoài chế độ lương cứng, lương cơ bản, tập thể Nhà trường đã chỉ đạo sát sao, tiết kiệm các khoản chi để nhằm mang lại những hiệu quả thiết thực, phân phối phúc lợi, chế độ khen thưởng rõ ràng, tạo nguồn thu cho cho giảng viên ngày một tăng cao nhằm tạo môi Trường cho họ yên tâm công tác.
2.98
3.14
3.31 3.45
2.7 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5
Anh/Chị thường được những điều kiện cơ bản để được tiếp tục nâng cao trình độ Anh/Chị được tham gia thường xuyên các
khóa đào tạo về nghiệp vụ sư phạm Anh/Chị thường xuyên được tập huấn về
phương pháp giảng dạy, NCKH Nhà trường tạo cho Anh/Chị nhiều cơ hội
Trong thời gian qua, nhất là những năm gần đây nhiều Trường đại học đã xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện nhiệm vụ của từng giảng viên và toàn giảng viên, thông qua việc lựa chọn các phương pháp đánh giá khoa học thích hợp, từ đó hàng tháng, từng học kỳ và năm học, cán bộ quản lý đã đưa ra những đánh giá đối với mỗi giảng viên, hoặc từng đơn vị giảng dạy và giảng viên trong toàn Trường. Trên cơ sở đánh giá, tìm ra nguyên nhân, từ đó phân loại để có chế độ đãi ngộ và chính sách thích hợp.
Nhờ vận dụng cơ chế chính sách; đổi mới công tác quản lý, điều hành, thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động, Nhà trường đã từng bước thực hiện việc tổ chức, sắp xếp lại các phòng, khoa, trung tâm theo quan điểm có người, có việc; hàng tháng thực hiện nghiệm thu đánh giá, thanh toán trả tiền lương, tiền công theo khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành tới từng tập thể, cá nhân; tổ chức hạch toán nội bộ; mở rộng các hoạt động dịch vụ để tạo thêm nguồn thu cho giảng viên.
Nhà trường đã từng bước thực hiện việc tổ chức, sắp xếp lại các phòng, khoa, trung tâm; Hàng tháng thực hiện nghiệm thu đánh giá khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành tới từng tập thể, cá nhân. Triển khai tổ chức hạch toán nội bộ; thành lập các trung tâm mới, mở rộng các hoạt động dịch vụ và hoạt động liên kết, hợp tác đào tạo để tạo thêm nguồn thu cho cán bộ viên chức lao động. Tổng thu nhập của họ tính bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước.
Bảng 2.15. Lƣơng và phụ cấp bình quân của giảng viên Trƣờng Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội
Đơn vị tính: triệu đồng/tháng
Các chỉ tiêu Năm
2018 2019 2020
Tiền lương bình quân 5,156 5,295 5,471 Phụ cấp bình quân 0,87 0,95 0,98 Tổng thu nhập bình quân 6,026 6,245 6,451
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Bảng trên cho thấy, lương của cán bộ GV của Trường vẫn có sự tăng trưởng đều qua các năm, mặc dù mức tăng còn khá hạn chế. Điều này cũng thể hiện nỗ lực của Nhà trường trong việc cải thiện đời sống vật chất cho ĐNGV. Tuy nhiên, từ bảng trên cũng có thể thấy thu nhập hiện nay chủ yếu là lương theo hệ số mà ngân sách
Nhà nước trả, một phần lương Nhà trường phụ cấp thêm, còn phúc lợi còn thấp. Trường cần phải quan tâm đến việc nâng cao lương Trường và phúc lợi cho giảng viên đảm bảo được đời sống vật chất để họ một lòng yên tâm phục vụ công tác.
Từ những kết quả trên đòi hỏi lãnh đạo Nhà trường cần quan tâm hơn nữa trong vấn đề đảm bảo chế độ đãi ngộ vật chất cho giảng viên như thực hiện đúng đắn chế độ tiền lương, tiền thưởng cho giảng viên, nhằm kích thích họ hăng say trong công tác hơn, yêu và gắn bó với nghề hơn mặc dù trong bối cảnh hiện nay, Nhà trường còn rất khó khăn. Nhưng đây là một trong những nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng quản lý giảng viên trong thời gian tới.
Khuyến khích lợi ích tinh thần
Cùng với việc khuyến khích bằng lợi ích vật chất thì vấn đề tinh thần để giảng viên yên tâm công tác cũng là một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý giảng viên. Hàng năm vào dịp nghỉ hè và Lễ tết, Trường thường tổ chức cho giảng viên tham quan học tập tại các danh lam thắng cảnh, học tập và chia sẻ kinh nghiệm, hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn. Đặc biệt Nhà trường đã làm tốt việc đưa các đoàn giảng viên và cán bộ quản lý ra nước ngoài học tập kinh nghiệm.
Đãi ngộ về mặt tinh thần lầ một trong những yếu tố quan trọng trong vấn đề nâng cao chất lượng quản lý giảng viên. Chính vì vậy để thực hiện tốt chế đội đãi ngộ về mặt tinh thần đòi hỏi công tác chỉ đạo cũng như sự quan tâm của Ban Giám hiệu cần được chú ý hơn nữa ví như đề bạt, điều động, thuyên chuyển cho thích hợp với sở Trường và năng lực, thực hiện tốt chế độ khen thưởng đối với những giảng viên có thành tích cao trong giảng dạy và NCKH. Ngoài ra Nhà trường còn thường xuyên chăm lo đến đời sống văn hoá tinh thần cho giảng viên và cán bộ công nhân viên khác trong toàn Trường. Có như vậy mới có khả năng kích thích giảng viên hăng say tích cực làm việc, nghiên cứu và cống hiến nhiều hơn cho giáo dục đào tạo các Trường nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Chế độ đãi ngộ khác:
- Chế độ bảo hiểm: Trường đã thực hiện đầy đủ và đúng các chế độ bảo hiểm
xã hội, đảm bảo quyền lợi cho giảng viên.
trường thông qua tại Đại hội Công nhân viên chức như: Quy chế dân chủ, Quy chế chính sách xã hội, Quy chế khuyến khích tài năng trẻ, Quy chế hỗ trợ nữ cán bộ công nhân viên lao động, Quy chế hỗ trợ hưu trí. Trong quá trình thực hiện, các Quy chế được bổ sung, sửa đổi, hướng dẫn thực hiện kịp thời, đúng quy định của Nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế của Trường.
+ Nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề, các hoạt động văn nghệ, thể thao, giao lưu nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho giảng viên.
+ Hàng năm, Trường có tổ chức các cuộc tham quan du lịch trong và ngoài nước cho giảng viên.
+ Thăm hỏi khi ốm đau, bênh tật. Tổ chức đến dự, thăm viếng khi người lao động và gia đình họ có việc hiếu, hỷ.
Kết quả phân tích bảng hỏi được thể hiện như sau:
Biểu đồ 2.9 & 2.10: Kết quả đánh giá đãi ngộ ĐNGV Trƣờng Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội
3.
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)
3.01 4.67 4.23 4.78 2.64 2.34 0 2 4 6
Tiền lương tương xứng với kết quả … Thu nhập của Anh/Chị chủ yếu từ …
Anh/Chị Có thu nhập ổn định Các khoản phúc lợi (lễ, tết...) được …
Anh/Chị hài lòng với mức chi trả … Anh/Chị hài lòng với mức lương hiện …
0 2 4 6
Các chế độ phụ cấp (giáo dục, thâm niên, chức vụ...) được trường thực … Các chế độ khác (khó khăn, nhà ở, học
phí nâng cao trình độ...) được nhà … Chế độ bảo hiểm (xã hội, y tế) được nhà
trường thực hiện tốt
Anh/Chị hài lòng với các chế độ khác như: khám sức khoẻ định kỳ, nghỉ …
3.46 3.32
4.23 3.56
Như kết quả ở trên với các phụ cấp hiện nay Nhà trường đang thực hiện được các cán bộ giảng viên khá hài lòng. Tuy nhiên vấn đề về thu nhập hiện nay của giảng viên thì còn khá nhiều điều bất cập. Cụ thể gần 70% số người được hỏi đều không hài lòng với chế độ tiền lương và phúc lợi hiện hành theo hiện hành. Mặc dù vậy hầu hết mọi người đều cho rằng giảng viên của Trường có mức thu nhập ổn định, Nhà trường trả lương đầy đủ và đây vẫn là khoản thu nhập chính và quan trọng của họ. Đây cũng là vấn đề đặt ra chung đối với các Trường đại học hiện nay. Chế độ tiền lương hiện nay là theo quy định của Nhà nước đối với các cán bộ công nhân viên chức trong ngành giáo dục, tuy nhiên lãnh đạo của Trường cũng xem xét và cân nhắc nguồn ngân quỹ để có thể hình thành cơ chế lương Trường là lương thứ hai cho cán bộ giảng viên có được mức thu nhập bình quân cao hơn mức hiện nay để đảm bảo đời sống cho họ.