7. Kết cấu của luận văn
2.5.3. Những nguyên nhân hạn chế
2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan
Công tác quản lý nhà nước về giáo dục còn nhiều bất cập. Cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp sự đổi mới của GDĐH. Các cơ quan chức năng chậm cụ thể hoá những quan điểm của Ðảng và chính sách của nhà nước thành cơ chế, chính sách cụ thể để triển khai vào thực tiễn. Thiếu nhạy bén trong việc tham mưu về những vấn đề phức tạp, thiếu những quyết sách đồng bộ, hợp lý ở tầm vĩ mô để thúc đẩy phát triển giáo dục. Một số chính sách về giáo dục còn chủ quan, duy ý chí, xa thực tế, thiếu sự đồng thuận của xã hội.
Còn có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và cơ quan chủ quản. Công tác kế hoạch và tài chính giáo dục còn yếu. Việc tổ chức khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu.
Chưa tạo ra sự bình đẳng, công bằng giữa các Trường công lập và NCL trong việc ưu tiên thụ hưởng các chế độ chính sách như được vay vốn, tiếp cận với quỹ đất để xây dựng Trường, bổ sung nguồn tuyển sinh, các chế độ đối với sinh viên khối NCL.
Một số chính sách quy định chính sách của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội còn mập mờ, thậm chí bất hợp lý. Các chính sách quy định chưa thể hiện một cách rõ ràng vai trò của nhà nước và thị Trường đối với lĩnh vực dịch vụ giáo dục. Tình trạng, Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội hoạt động vừa vì lợi nhuận vừa không vì lợi nhuận chưa được giải quyết. Nguyên nhân này dẫn đến mâu thuẫn kéo dài giữa hai lực lượng là giới đầu tư và giới học thuật do khác biệt lợi ích và mục tiêu.
Một mặt do quan niệm rằng, các Trường công lập là Trường của nhà nước nên chất lượng đạo tạo tốt hơn, mặt khác do mức học phí phải nộp của sinh viên đối với các Trường công lập thấp hơn nên rất nhiều phụ huynh học sinh khi chọn Trường thường lấy mục tiêu là Trường công lập. Một bộ phận không nhỏ quan niệm rằng các Trường NCL là các Trường “hạng hai” và sinh viên của các Trường này là sinh viên “hạng hai”. Tất cả điều đó đã ảnh hưởng đến uy tín và từ đó ảnh hưởng đến việc tuyển sinh của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội. Số lượng sinh viên quá ít là nguyên nhân sinh ra việc mọi vấn đề phức tạp như; khả năng tài chính, tính ổn định trong phát triển ĐNGV về số lượng và chất lượng.
Thực tế là, trong các đợt thi công chức, một số tỉnh đã đưa ra thông báo chỉ nhận người tốt nghiệp các Trường ĐHCL. Đó chính là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội trong những năm vừa qua.
Một nguyên khác của việc thiếu ĐNGV là do những năm gần đây, vì chạy theo xu thế coi trọng bằng cấp của phần lớn người dân, nhiều Trường trung cấp, cao đẳng đã bằng nhiều cách để xin nâng cấp lên thành các Trường đại học. Do đó, đào tạo giảng viên không đuổi kịp với việc nâng cấp này. Việc nâng cấp một lượng lớn các Trường trung cấp lên cao đẳng, cao đẳng lên đại học diễn ra một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều Trường khi được nâng cấp lại có nhiều ngành nghề không đúng với thực chất năng lực đào tạo dẫn đến chất lượng NNL không đáp được so với yêu cầu xã hội.
2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội còn chưa chủ động trong công tác quy hoạch ĐNGV. Hệ thống các chính sách về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với giảng viên các Trường NCL, các chính sách về đãi ngộ, tôn vinh người giảng viên giỏi chưa đồng bộ, chậm sửa đổi, chưa tính đến tính chất đặc thù của Trường NCL, không tạo được động lực thúc đẩy phát triển ĐNGV. Hiện tại, Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội chưa có chính sách thu hút những người có chuyên môn kỹ thuật giỏi, có tay nghề cao, có kinh nghiệm và thực tế sản xuất trở thành GV của mình.
Sự thiếu vắng những cơ chế, chính sách đãi ngộ, tôn vinh nhằm phát triển ĐNGV là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ cũng như chất lượng và kết quả giảng dạy hạn chế. Trách nhiệm công tác, lề lối làm việc của ĐNGV chậm đổi mới, sự sa sút về đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm kém. Việc bố trí, sử dụng giảng viên bị động, tình trạng hụt hẫng giữa các thế hệ giảng viên diễn ra kéo dài.
Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội tiến hành xây dựng Trường chưa đúng tiến độ đã đề ra trong đề án đã trình Nhà nước do nguồn vốn đầu tư xây dựng và mua sắm thiết bị hạn chế nên dạy học cầm chừng. Các cơ sở đào tạo chưa có chiến lược phát triển lâu dài, còn chạy theo các lợi ích ngắn hạn.
Việc xác định quy mô và cơ cấu đào tạo chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế của phát triển kinh tế, xã hội ở từng giai đoạn, của từng ngành, địa phương cũng như năng lực của ĐNGV và cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường.
Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội có qui mô nhỏ do sự hạn chế bởi nguồn lực tài chính. Trường chưa quan tâm đúng mức đến công tác qui hoạch phát triển ĐNGV đáp ứng nhu cầu đào tạo phát triển nhân lực trong nền kinh tế thị Trường và hội nhập quốc tế. Phát triển ĐNGV là phát triển nhân lực nhưng công tác xây dựng qui hoạch phát triển ĐNGV chưa thật sự gắn kết với phát triển các nguồn lực khác là nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất của Trường.
Chính sách phát triển NNL mới chỉ dừng lại ở những tư tưởng, định hướng mang tính chiến lược, từ đó triển khai các tư tưởng này thành các kế hoạch theo năm hay các phương án mới. Các định hướng này mới chỉ dừng lại ở định hướng, chỉ tiêu đạt thấp mà chưa có các chỉ tiêu định lượng cụ thể một cách dài hạn. Việc dự báo các rủi ro trong hoạt động của Trường chỉ dừng lại ở dự báo mang tính ngắn hạn hoặc trung hạn, thiếu các dự báo dài hạn và các dự báo được thực hiện mang tính kinh nghiệm, định tính.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
HÀ NỘI