7. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Hoàn thiện tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên
3.3.2.1. Hoàn thiện tiêu chuẩn tuyển dụng ĐNGV
Đối tượng tuyển dụng những người có văn bằng cử nhân đại học đã tốt; nghiệp các Trường đại học hệ chính quy vào loại khá - giỏi trong nước hoặc những đối tượng tốt nghiệp các Trường đại học ở nước ngoài, ưu tiên chọn những đối tượng có học hàm, học vị cao, những đối tượng đã tham gia giảng dạy tại các Trường cao đẳng, Đại học khác, có bằng khen, thành tích các công trình nghiên cứu khoa học, có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ ở một trình độ nhất định, có chứng chỉ sư phạm có đạo đức, sức khoẻ, có kỹ năng giao tiếp sư phạm và thích, muốn, sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ đào tạo.
Về hình thức thi tuyển: Dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước quy định mà Hiệu trưởng đề ra những quy định cụ thể việc thi tuyển và thông qua nội dung thẩm định trước Hội đồng tuyển dụng Nhà trường về trình độ chuyên môn - nghiệp vụ của đối tượng thi tuyển; Phương thức thi tuyển là chủ yếu nhằm tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ được đào tạo chính quy theo các chuyên ngành phù hợp để đảm bảo sự phát triển lâu dài của Trường. Lập hội đồng thi và xét chọn các bài giảng thử, các môn thi bắt buộc đối với các đối tượng thuộc diện thi tuyển là môn chuyên ngành được đào tạo, công chức công vụ và ngoại ngữ theo quy định của Nhà nước về thi tuyển cán bộ, công chức; Phương thức xét tuyển chỉ áp dụng để tuyển chọn nhân lực có kinh nghiệm đang hoạt động từ các Trường, cơ quan, tổ chức và các tổ chức trong xã hội để bổ sung kịp thời những môn giảng chính mà bộ phận giảng viên tuyển dụng qua thi tuyển chưa đảm đương ngay được.
Xác định các điều kiện mà đối tượng đã được tuyển dụng phải tuân thủ. Các đối tượng được tuyển dụng sẽ phải trải qua thời gian thử việc và tập sự theo như quy định của văn bản pháp luật, phải có sự cam kết công tác lâu dài tại Trường, quy định rõ thời hạn sau khi được tuyển dụng sẽ phải tiếp tục đi học để nâng cao trình độ chuyên môn.
Chỉ đạo quá trình sàng lọc nhằm mục đích giữ lại những giảng viên có năng lực, trình độ, có khả năng hoàn thành công việc đồng thời nó còn có tác dụng sắp xếp, phân công lại công việc cho mỗi giảng viên sao cho phù hợp, thậm chí nó còn đồng nghĩa với việc sa thải và thuyên chuyển công việc nếu thấy cần thiết. Để tiến hành chỉ đạo việc sàng lọc đội ngũ trước hết, nhà quản lý phải lập được kế hoạch điều tra, biết đánh giá phẩm chất và những năng lực của họ một cách thường xuyên, theo định kỳ. Hiệu trưởng sẽ ra quyết định thành lập Ban kiểm tra, đánh giá bao gồm các thành viên như Hiệu trưởng, Trưởng Phòng đào tạo, Trưởng các Khoa, Trưởng các Bộ môn, Lãnh đạo các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng viên trong từng Khoa. Trên cơ sở đó, huy động trí tuệ tập thể, Hiệu trưởng tiến hành chỉ đạo việc xác định nội dung của các kế hoạch sau:
Thứ nhất, Tổ chức tiếp tục bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho giảng viên có
năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu hiện tại, lâu dài của Nhà trường.
Thứ hai, Tổ chức đào tạo lại đối với những giảng viên do yêu cầu đào tạo của
Nhà trường phải thay đổi, phải chuyển sang giảng dạy môn học trái với chuyên ngành được đào tạo hoặc nhằm mục đích tăng cường lực lượng giảng dạy cho các bộ môn, chuyên ngành còn thiếu giảng viên.
Thứ ba, Tiến hành sàng lọc để sa thải hoặc thuyên chuyển công việc. Kế hoạch
này cần phải được tiến hành một cách cẩn trọng, khoa học, thích đáng, hợp tình, hợp lý. Đối với giảng viên không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy có phẩm chất và năng lực kém khuyến khích, động viên họ học bồi dưỡng thêm trình độ nếu có điều kiện hoặc thuyên chuyển họ sang làm một công việc khác. Những người không đủ tư cách, kém về năng lực chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm, có tác phong, lối sống không phù hợp, đạo đức kém, không có chí vươn lên cần phải kiên quyết xử lý tuỳ theo các mức độ như sử dụng các tổ chức đoàn thể trong Nhà trường khuyên răn, cải tạo, sử dụng các hình thức kỷ luật thậm chí sa thải để đảm bảo chất lượng giảng viên.
Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo việc tiến hành xây dựng chính sách, chế độ thu hút các cán bộ có trình độ cao để bổ sung ĐNGV của Nhà trường. Hiện nay, ĐNGV của Nhà trường chủ yếu còn rất trẻ cả về tuổi đời, cả về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Do đó, việc thu hút được các cán bộ có trình độ khoa học để bổ sung cho giảng viên của Nhà trường là rất cần thiết. Trước hết, họ sẽ giúp cho Nhà trường có thêm được một giảng viên có trình độ cao có thể đảm nhiệm việc giảng dạy các chuyên ngành chính mà Nhà trường đang thiếu. Nhờ đó, nó sẽ tạo ra một sự kế cận về mặt trình độ và kinh nghiệm. Hiệu trưởng Nhà trường chỉ đạo dùng giảng viên này để giải quyết nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, kèm cặp, giúp đỡ ĐNGV trẻ của Nhà trường.
Kế hoạch tuyển dụng giảng viên cụ thể, chính xác có tác dụng giúp cho Hiệu trưởng Nhà trường việc tuyển chọn một cách hiệu quả giảng viên đủ về cơ cấu, số lượng, đảm bảo chất lượng về chuyên môn - nghiệp vụ, vững vàng về tư tưởng - chính trị, có sức khoẻ, có đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng đảm nhiệm nhiệm vụ dạy học, đáp ứng đúng yêu cầu về nguồn nhân lực trong từng bộ môn và từng ngành đào tạo; không để xảy ra tình trạng không hợp lý về cơ cấu giảng viên.
3.3.2.2. Hoàn thiện sử dụng đội ngũ giảng viên
Ngay từ khi tuyển dụng ĐNGV Nhà trường phải có kế hoạch bồi dưỡng năng lực từ việc lựa chọn và xây dựng cán bộ nguồn, phải biết sử dụng người tài, quan tâm tạo điều kiện để họ phát huy được. Phải tổ chức việc xác định các tiêu chí lựa chọn, bổ nhiệm đội ngũ này mà tiêu chí đầu tiên lựa chọn là họ phải có trình độ trên và sau đại học, tiêu chí thứ hai là giảng viên dạy giỏi nhiều năm, có đạo đức, chính trị, phong cách, lối sống mô phạm, năng động, đổi mới, đúng pháp luật để bổ nhiệm Trưởng, Phó bộ môn.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới của Nhà trường, việc bố trí sử dụng ĐNGV cần đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong Nhà trường nhằm phát huy đầy đủ năng lực, trình độ, những điểm mạnh hiện có của từng ĐNGV ở các khoa, tổ chuyên môn.
- ĐNGV đều được bố trí công tác phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo và năng lực sở Trường, đặc biệt đối với công tác chủ nhiệm lớp cần phân công giảng viên có năng lực phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng sinh viên trong Nhà trường.
- Việc bố trí hợp lý ĐNGV còn nhằm bảo đảm thực hiện đúng chế độ chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV của từng chuyên ngành theo các chế độ quy định hiện hành.