4.1.1 Thông tin chung về nông hộ
4.1.1.1 Tổng số người trong gia đình, số người lao động, số người trực tiếp chăn nuôi bò và số người phụ thuộc trong gia đình chăn nuôi bò và số người phụ thuộc trong gia đình
Kết quả trình bày trong Bảng 4.1 cho thấy, tổng số người trong gia đình tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long trung bình là 4,2 người. Trong đó, trung bình số lao động chính trong gia đình là 1,8 người, số người phụ thuộc là 2,6 người. Tuy nhiên, trong số 1,8 người lao động nông nghiệp có 1,6 người trực tiếp chăn nuôi bò. Số người trực tiếp chăn nuôi bò trong gia đình cao nhất là 8 người và thấp nhất là 1 người. Trung bình 0,2 số người lao động còn lại trong gia đình tham gia hoạt động sản xuất lúa, rau màu hoặc sản xuất phi nông nghiệp tại địa phương như buôn bán nhỏ, đan giỏ, … Kết quả này cho thấy, số người phụ thuộc cao hơn so với số lao động trong gia đình là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến sinh kế của người dân tại địa phương.
Bảng 4.1: Tổng số người, số người lao động và số người trực tiếp nuôi bò trong gia đình tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Biến động Tổng số người trong gia đình (người) Số người lao động (người) Số người trực tiếp nuôi bò (người) Số người phụ thuộc (người) Trung bình 4 2 2 3 Số lớn nhất 9 4 8 7 Số nhỏ nhất 1 1 1 1 Độ lệch chuẩn 1,3 0,6 0,9 1,3
4.1.1.2 Độ tuổi trung bình và số năm kinh nghiệm trồng lúa của nông hộ
Kết quả điều tra về độ tuổi của nông hộ tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long cho thấy độ tuổi trung bình của 90 nông hộ là 47,9 tuổi, cao nhất là 70 tuổi và thấp nhất là 27 tuổi. Số năm sinh sống tại địa phương trung bình là 42,5 năm, người có thời gian sinh sống tại địa phương cao nhất là 60 năm và ngắn nhất là 3 năm. Trung bình số năm kinh nghiệm chăn nuôi bò của 90 hộ điều tra là 10,2 năm, cao nhất là 30 năm và thấp nhất là 1 năm. Như vậy, theo kết quả điều tra thực tế về độ tuổi và số năm kinh nghiệm chăn nuôi bò tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long cho thấy độ tuổi trung bình của 90 hộ sản xuất lúa là 47,9 tuổi nhưng chỉ có 10,2 năm kinh nghiệm chăn nuôi bò. Như vậy, số năm sinh sống tại địa phương cao nhất là 66 năm và số năm kinh nghiệm chăn nuôi bò cao nhất là 30 năm, đồng thời số người trực tiếp chăn nuôi bò chiếm 88,9% trong tổng số 1,8 người lao động trong gia đình (Bảng 4.2). Điều này cho thấy hoạt động chăn nuôi bò trên địa bàn nghiên cứu đã hình thành rất lâu, tuy nhiên hoạt động này chỉ mới phát triển trong thời gian gần đây.
27
Bảng 4.2: Độ tuổi, số năm sống tại dịa phương và số năm kinh nghiệm chăn nuôi bò của 90 nông hộ được điều tra tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Biến động Độ tuổi (Tuổi) địa phương (Năm) Số năm sống tại Số năm kinh nghiệm chăn nuôi bò (Năm)
Trung bình 47,9 42,5 10,2
Số lớn nhất 70 66 30
Số nhỏ nhất 27 3 1
Độ lệch chuẩn 10,15 14,8 7,0
4.1.1.3 Trình độ học vấn
Kết quả trình bày trong Hình 4.1 cho thấy, trình độ học vấn của 90 hộ được điều tra tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long chỉ có 2 cấp độ là trình độ cấp 1 và cấp 2, trong đó trình độ cấp 1 chiếm 93,7% và trình độ cấp 2 chiếm 6,7% và không có hộ nào được điều tra cho biết học đến cấp ba. Kết quả này cho thấy trình độ học vấn của các hộ chăn nuôi bò tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long tương đương với với các hộ chăn nuôi bò tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre (Bình và ctv., 2020). Kết quả này chứng tỏ trình độ học vấn của người dân nơi đây còn thấp, đa số người dân không có điều kiện đi học nên trình độ cao nhất chỉ dừng lại ở cấp 2, điều này có thể gây khó khăn trong việc tiếp cận những thông tin, kỹ thuật sản xuất mới vào sản xuất của nông hộ, đặc biệt trong hoạt động chăn nuôi bò thịt tại địa phương đang trong giai đoạn phát triển cần tiếp cận kỹ thuật mới giúp hoạt động ngày càng đạt hiệu quả hơn.
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2020
Hình 4.1: Tỷ lệ về trình độ học vấn của các nông hộ chăn nuôi bò tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
4.1.1.4 Tỷ lệ giữa nam và nữ là người trực tiếp chăn nuôi bò thịt
Kết quả trình bày trong Bảng 4.3 cho thấy, tỷ lệ giữa người trực tiếp chăn nuôi bò là nam và nữ cho thấy có 93,3% người lao động có giới tính nam và 6,7 % người lao động có giới tính nữ tham gia vào hoạt động chăn nuôi bò trên địa bàn nghiên cứu. Điều này chứng tỏ, lao động chính trong gia đình của các hộ điều tra chủ yếu là nam giới và là những người tạo ra thu nhập chính cho gia đình, chỉ một số ít là nữ tham gia vào sản xuất.
Cấp 1 (93,3%) Cấp 2
28
Bảng 4.3:Tỷ lệ nam và nữ là người trực tiếp chăn nuôi bò tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Đối tượng Tần số Tỷ trọng (%) Trình độ học vấn Tần số Tỷ trọng (%) Nam 84 93,3 Cấp 1 84 93,3 Nữ 6 6,7 Cấp 2 6 6,7 Tổng 90 100 Tổng 90 100
4.1.2 Thực trạng chăn nuôi bò thịt tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 4.1.2.1 Giống bò và tổng số lượng bò con 4.1.2.1 Giống bò và tổng số lượng bò con
Kết quả trình bày trong Bảng 4.4 cho thấy, có 3 giống bò thịt được nuôi phổ biến tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long là giốngbò Pháp, bò Lai Sind và giống bò Cỏ. Trong đó, giống bò được nuôi nhiều nhất là bò Pháp với tần số 63 hộ nuôi, chiếm 70,0%, kế đến là giống bò Lai Sind có 16 hộ nuôi chiếm 17,8% và cuối cùng là giống bò Cỏ với 11 hộ nuôi chiếm 12,4% trong tổng số 90 hộ chăn nuôi bò thịt trên địa bàn nghiên cứu.
Tổng số lượng bò con được nuôi trên địa bàn huyên Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long là 263 con, giống bò thịt được nuôi nhiều nhất là giống bò Pháp với tổng số lượng bò con là 196 con chiếm 71,8%, kế đến là giống bò Lai Sind có tổng số lượng nuôi là 40 con chiếm 14,7% và cuối cùng giống bò Vàng địa phương có tổng số lượng bò con được nuôi thấp nhất chỉ với 27 con chiếm 13% trong tổng số 90 hộ chăn nuôi bò thịt trên địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu của Đảnh và ctv. (2002) cho thấy giống bò Lai Sind có tỷ lệ thịt xẻ tăng lên 54-55%. Vì vậy, giống bò Vàng địa phương được nuôi ít hơn hai giống bò còn lại có thể do tỷ lệ xẻ thịt của bò Vàng địa phương thấp hơn so với bò Lai Sind khoảng 49% (Nhân, 2008). Các giống bò Vàng địa phương, bò Lai sind và bò Pháp là các giống bò được nuôi đặc trưng ở tỉnh Vĩnh Long khác với giống bò lai Zebu có nguồn gốc từ các giống Brahman, Ongole, Sindhi được nuôi tại tỉnh An Giang (Trường & Thu, 2017).
Bảng 4.4: Các giống bò và tổng số lượng bò con được chăn nuôi tại của 90 hộ được điều tra tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Tên giống Giống bò Tổng số lượng bò con (con) Nguồn gốc giống Tần số Cơ cấu (%) Tần
số Cơ cấu (%) Tần số Cơ cấu (%) Bò Vàng địa
phương
11 12,4 27 13,5 Tự để giống 76 84,4
Bò Lai Sind 16 17,8 40 14,7 Trại giống 14 15,6 Bò Pháp 63 70,0 196 71,8
Tổng cộng 90 100 263 100 Tổng cộng 90 100
4.1.2.2 Kiểu chăn nuôi và số hộ có trồng cỏ nuôi bò thịt
Kết quả trình bày trong Bảng 4.5 cho thấy, có 100% nông hộ đều có xây dựng chuồng, trại cho hoạt động chăn nuôi bò thịt, đồng nghĩa với việc không có hộ chăn nuôi
29
theo kiểu chăn thả tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Trong tổng số 90 hộ chăn nuôi bò thịt được điều tra trên địa bàn nghiên cứu có 93,3% hộ chăn nuôi có trồng cỏ làm thức ăn cho bò (Bảng 4.5). Điều này cho thấy, nguồn thức ăn chính và thường xuyên trong hoạt động chăn nuôi bò thịt là cỏ, những hộ chăn nuôi bò với số lượng lớn sẽ có nhu cầu về lượng cỏ và diện tích đất trồng có lớn và ngược lại những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ từ 1-2 con sẽ có nhu cầu về lượng cỏ ít hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số hộ chăn nuôi không có điều kiện đất đai để trồng cỏ chăn nuôi (chỉ chiếm 6,7%) và đây thường là những hộ không có đất sản xuất thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo của địa phương.
Bảng 4.5: Kiểu chăn nuôi và số hộ có trồng cỏ nuôi bò thịt tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Nội dung Kiểu nuôi Nội dung Trồng cỏ nuôi bò
Tần số % Tần số %
Chuồng, trại 90 100 Hộ có trồng cỏ 84 93,3
Chăn thả 0 0 Hộ không có trồng cỏ 6 6,7
Tổng cộng 90 100 Tổng cộng 90 100
4.1.2.3 Diện tích chuồng trại và diện tích đất trồng cỏ nuôi bò thịt
Kết quả trình bày trong Bảng 4.6 cho thấy, diện tích chuồng trại chăn nuôi bò thịt của 90 hộ được điều tra tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long trung bình là 23,0 m2, diện tích lớn nhất là 100 m2 và nhỏ nhất là 6 m2. Diện tích đất trồng cỏ nuôi bò cao nhất là 4.000 m2 và thấp nhất là 200 m2. Như vậy, đối với 84 hộ có trồng cỏ nuôi bò (Bảng 4.5), diện tích đất trồng cỏ thấp nhất chỉ 200 m2. Điều này cho thấy có sự chênh lệch về số lượng bò thịt được nuôi tại gia đình, có hộ nuôi với số lượng nhiều thì cần diện tích chuồng trại lớn và diện tích đất trồng cỏ nuôi bò lớn và ngược lại, nuôi bò thịt với số lượng ít thì cần diện tích chuồng trại nhỏ và diện tích đất trồng cỏ nuôi bò nhỏ. Diện tích đất trồng cỏ của nông hộ nuôi bò ở Vũng Liêm, Vĩnh Long (Bảng 4.6) thấp hơn so với diện tích đất trồng cỏ nuôi bò ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre với trung bình là 6.500 m2 (Bình và ctv., 2020).
Bảng 4.6:Quy mô chuồng trại và diện tích trồng cỏ nuôi bò thịt tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Biến động Diện tích chuồng trại
(m2) Diện tích đất trồng cỏ nuôi bò thịt (1.000m2) Trung bình 23,0 1,1 Số lớn nhất 100 4,0 Số nhỏ nhất 6 0,2 Độ lệch chuẩn 13,6 0,7
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2020
Theo Sánh (2009), chuồng trại phải đủ diện tích, có máng ăn, máng uống đủ rộng và dài cho tất cả gia súc có thể ăn uống được nếu nuôi theo đàn hoặc đủ số máng ăn, máng uống cho từng con nếu nuôi riêng. Gia đình nuôi một con thì diện tích nền tối thiểu 6–8 m2 với kích thước dài 2,5–3,0 m (kể cả máng ăn, máng uống), rộng 2–3 m.
30
Trại nuôi nhiều bò thì bình quân cho mỗi bò 2 – 3 m2, không kể máng ăn, máng uống. Ngoài diện tích chuồng thì diện tích sân chơi cũng rất quan trọng, tối thiểu cho bò cái là 5–6 m2 và bò con là 2–3 m2. Từ đó có thể thấy diện tích chuồng trại của các nông hộ nuôi bò ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long đạt tiêu chuẩn > 6 m2.
4.1.2.4 Nguồn thức ăn chăn nuôi bò thịt
Kết quả trình bày trong Bảng 4.7 cho thấy nguồn thức ăn chính cho hoạt động chăn nuôi bò thịt tai huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long là cỏ tươi, rơm khô, thức ăn viên và hỗn hợp cỏ + rơm + thức ăn viên. Trong đó, nguồn thức ăn là hỗn hợp cỏ + rơm + thức ăn viên chiếm tỷ lệ cao nhất với 67,8%, kế đến là nguồn thức ăn viên (18,9%), thấp hơn là rơm khô (7,8%) và cuối cùng nguồn thức ăn là cỏ tươi chiếm 5,5% trong tổng số 90 hộ được điều tra tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Điều này cho thấy, tuy cỏ tươi là nguồn thức ăn chính trong hoạt động chăn nuôi bò nhưng trong quá trình chăn nuôi, nông hộ còn sử dụng thêm rơm khô và thức ăn viên nhằm giúp bò tăng trưởng nhanh, nhanh cho thịt. Trong hoạt động chăn nuôi bò ở các tỉnh khác thì cỏ tươi và rơm khô cũng là nguồn thức ăn chính (Ngoan và ctv., 2016). Theo kết quả của Nhân (2008) khi nuôi bò Lai Sind với cỏ + rơm (50% trọng lượng khô) và 50 g urê/100 kg thể trọng cho tăng trọng 0,464 kg/con/ngày. Từ đó cho thấy việc phối hợp giữa cỏ và rơm khô làm thức ăn cho bò giúp bò tăng trọng lượng nhanh và được nhiều nông hộ lựa chọn phương pháp này (Bảng 4.7). Nghiên cứu của Hòa và ctv. (2003) nuôi bò đực Lai Sind từ 15 đến 18 tháng tuổi bằng các loại phụ phẩm nông nghiệp, cho tăng trọng từ 0,658 – 0,71 kg/con/ngày.
Một số nghiên cứu khác cho thấy khi nuôi bò vỗ béo bằng rơm, cỏ và bổ sung cám gạo cho tăng trọng trung bình 0,494 kg/con/ngày (Hùng & Sơn, 2008); nuôi vỗ béo bò giai đoạn từ 15 – 18 tháng tuổi ằng rơm, cỏ và bổ sung cám gạo đạt tăng trọng từ 0,477 - 0,544 kg/con/ngày (Thưởng và ctv., 2002); theo Cải (2007), vỗ béo giống bò Sahiwal lúc 15 tháng tuổi, cho tăng trọng bình quân 0,455 – 0,569 kg/con/ngày. Trước đó, nghiên cứu của Lực (1999) chỉ ra rằng khi nuôi bò lai sind với khẩu phần 50% cỏ và 50% rơm- urê, tăng trọng trung bình là 0,44 kg/con/ngày.
Bảng 4.7: Nguồn thức ăn chăn nuôi bò thịt của 90 hộ nuôi bò thịt tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Nguồn thức ăn Tần số Tỷ trọng (%) Cỏ tươi 5 5,5 Rơm khô 7 7,8 Thức ăn viên 17 18,9 Hỗn hợp cỏ + rơm + thức ăn 61 67,8 Tổng 90 100
4.1.2.5 Lượng thức ăn viên, trọng lượng bò lúc nuôi và thời gian cho thịt
Kết quả trình bày trong Bảng 4.8 cho thấy, lượng thức ăn viên trung bình cho bò là 1,6 kg/con/ngày, lượng cao nhất là 4 kg/con/ngày và thấp nhất là 0 kg/con/ngày. Điều này có nghĩa là trong tổng số 90 hộ chăn nuôi bò thịt trên địa bàn điều tra có một số hộ
31
không cho bò ăn bổ sung thức ăn viên mà nguồn thức ăn chủ yếu là cỏ tươi và rơm khô. Trọng lượng bò con lúc mới nuôi trung bình là 160 kg/con, tuy nhiên có những hộ chọn bò con lúc nuôi có trọng lượng cao hơn với 400 kg/con, trọng lượng bò con lúc nuôi nhỏ nhất là 100 kg/con (Bảng 4.8). Trọng lượng bò con lúc mới nuôi trung bình là 160 kg/con thấp hơn so với trọng lượng bò lúc nuôi ở Trà Vinh (193 – 224 kg/con) theo nghiên cứu của (Hùng và ctv., 2010). Thời gian cho thịt trung bình là 16,5 tháng và thời gian cho thịt lâu nhất là 24 tháng và sớm nhất 12 tháng sau khi nuôi. Như vậy, với lượng thức ăn viên trung bình 1,6 kg/con/ngày kết hợp với nguồn cỏ tươi và rơm khô tại địa phương thì người chăn nuôi bò trong thời gian 16,5 tháng sẽ cho thịt.
The nghiên cứu của Patterson et al. (2003) ở bò đực tơ mức tăng trung bình hàng ngày giảm 27% khi TDS của nước tăng từ 1,019 lên 4,835. Ngoài ra, Sharma et al. (2017) cho thấy mức tăng trung bình hàng ngày đã giảm 19,3% ở bê Murrah khi cung cấp nước có 8789 mg TDS/l so với nhóm 557 mg TDS/l. Vì vậy, khi chăn nuôi bò thịt trong điều kiện nhiễm mặn sẽ kéo dài thời gian xuất bán.
Bảng 4.8: Lượng thức ăn viên, trọng lượng bò lúc nuôi và thời gian cho thịt của hoạt động chăn nuôi bò thịt tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Biến động Lượng thức ăn viên
(kg/con/ngày)
Trọng lượng bò lúc nuôi
(kg)
Thời gian cho thịt (tháng)
Trung bình 1,6 160 16,5
Số lớn nhất 4 400 24
Số nhỏ nhất 0 100 12
Độ lệch chuẩn 0,7 42,1 3,4
4.1.2.6 Thời gian xâm nhập mặn tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Kết quả điều tra cho thấy thời gian xâm nhập mặn tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Còn lại thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 là nước ngọt.
Mô hình
Các tháng trong năm (dương lịch)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
nuôi bò thịt
Ghi chú: XNM: Xâm nhập mặn
Hình 4.2: Thời gian xâm nhập mặn tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long