Kế toán giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu Kế toán toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế (Trang 27)

6. Kết cấu các chương

1.3. Kế toán giá vốn hàng bán

1.3.1. Khái niệm

Giá vốn hàng bán: (GVHB) là trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ. Trị giá vốn hàng bán bao gồm trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư bán ra trong kỳ; các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư (BĐSĐT) như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nghiệp vụ cho thuê bất động sản đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt

động (trường hợp phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư.

1.3.2. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán1.3.2.1. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho 1.3.2.1. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho

 Đối với những doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp Kê khai thường xuyên

- Khái niệm: Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi chép phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại vật liệu trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất.

- Nội dung:

+ Theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống.

+ Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho:

Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá

hàng tồn kho = hàng tồn kho + hàng tồn kho - hàng tồn kho cuối kỳ đầu kỳ nhập trong kỳ xuất trong kỳ

 Đối với những doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp Kiểm kê định kỳ

- Khái niệm: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên về tình hình nhập, xuất, tồn của các loại vật liệu trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế.

- Nội dung:

+ Không theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục.

+ Chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh hàng xuất trong kỳ.

Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá

hàng xuất kho = hàng tồn kho + hàng nhập kho - hàng tồn kho

trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

 Cuối kỳ mới tính được: cuối kỳ kiểm kê, xác định hàng tồn kho; sau đó kết chuyển trị giá hàng xuất trong kỳ.

Doanh nghiệp có thể phân tích sự ảnh hưởng của mỗi phương pháp đến tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp hạch toán thích hợp, mang lại hiệu quả trong công việc.

1.3.2.2. Phương pháp tính giá hàng tồn kho

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02) có 4 phương pháp xác định trị giá hàng xuất kho để tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ:

- Phương pháp LIFO: (nhập sau - xuất trước) phương pháp này đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là doanh thu doanh nghiệp sẽ giảm trong điều kiện lạm phát và lượng tồn kho có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán. Vì vậy phương pháp này thích hợp trong điều kiện giá cả tăng, làm giảm thuế thu nhập phải nộp.

- Phương pháp FIFO: (nhập trước - xuất trước) phương pháp này có nhược điểm là chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu hiện hành, thích hợp với điều kiện giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm, với loại hàng cần tiêu thu nhanh.

- Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền: đơn giá được tính theo trị giá trung bình của từng loại sản phẩm do tồn đầu lỳ và nhập kho trong kỳ.

- Phương pháp thực tế đích danh: thành phẩm được quản lý theo lô và khi xuất kho lô nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh lô đó. Ưu điểm phương pháp này là độ chính xác cao, công tác tính giá thành phẩm thực hiện kịp thời tuy nhiên lại tốn nhiều công sức do phải quản lý riêng từng lô thành phẩm. Phương pháp này phù hợp với với những thành phẩm có giá trị cao, chủng loại mặt hàng ít, dễ phân biệt giữa các mặt hàng.

Tùy từng loại hình doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp xuất kho phù hợp. Khi sử dụng phương pháp nào thì phải áp dụng thống nhất trong một kỳ kế toán và đăng ký ngay từ đầu niên độ kế toán. Khi thay đổi phương pháp phải đợi chấm dứt kỳ báo cáo kế toán và ghi rõ trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

Ngoài ra trong trường hợp nếu doanh nghiệp dùng giá hạch toán để hạch toán tình hình nhập - xuất sản phẩm, hàng hóa thì cuối kỳ hạch toán phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế để phản ánh trên các tài khoản.

1.3.3. Chứng từ kế toán

- Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho - Bảng tổng hợp xuất, nhập tồn - Bảng phân bổ giá vốn

- Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý

1.3.4. Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản

Kế toán sử dụng tài khoản 632_ Giá vốn hàng bán

- Tài khoản 632 được áp dụng cho cả doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ.

- Nội dung kết cấu TK 632

TK 632 Bên nợ:

- Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.

- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung vượt trên mức công suất tính vào GVHB tiêu thụ trong kỳ.

- Phản ánh hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.

- Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.

Bên có:

- Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính.

- Giá vốn hàng bán bị trả lại.

- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có

Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ

1.3.5. Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.7: Kế toán giá vốn hàng bán

( Theo phương pháp Kê khai thường xuyên)

Thành phẩm sản xuất ra tiêu thụ Thành phẩm, hàng hóa đã ngay không qua nhập kho bán bị trả lại nhập kho

TK 157

Thành phẩm sản Khi hàng gửi

xuất ra gửi đi bán đi bán được xác TK911 không qua nhập kho định là tiêu thụ Cuối kỳ, K/C giá vốn

TK 156 hàng bán của thành phẩm,

Thành phẩm, HH hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ xuất kho gửi đi bán

TK 159 Xuất kho thành phẩm, HH để bán Hoàn nhập dự phòng giảm

TK 154 giá hàng tồn kho

Cuối kỳ, K/C giá thành dịch vụ

hoàn thành tiêu thụ trong kỳ Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Sơ đồ 1.8: Kế toán giá vốn hàng bán

( Theo phương pháp Kiểm kê định kỳ)

TK 155 TK 632 TK 155

Đầu kỳ, K/C trị giá vốn của thành phẩm Cuối kỳ, K/C trị giá vốn của tồn kho đầu kỳ thành phẩm tồn kho cuối kỳ

TK 157 TK 157

Đầu kỳ, K/C trị giá vốn của thành phẩm Cuối kỳ, K/C trị giá vốn của đã gửi bán chưa xác định là tiêu thụ thành phẩm đã gửi bán đầu kỳ nhưng chưa xác định là

TK 611 tiêu thụ trong kỳ

Cuối kỳ, xác định và K/C trị giá vốn của TK 911 hàng hóa đã xuất bán được xác định là Cuối kỳ, K/C giá vốn

tiêu thụ (DN thương mại) hàng bán của thành phẩm,

TK 631 hàng hóa, dịch vụ

Cuối kỳ, xác định và K/C giá thành của thành phẩm hoàn thành nhập kho; giá thành dịch vụ đã hoàn thành (DN sản xuất và kinh doanh dịch vụ)

1.4. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính1.4.1. Khái niệm 1.4.1. Khái niệm

Doanh thu hoạt động tài chính: (DT HĐTC) là doanh thu bao gồm tiền lãi; cổ tức, lợi nhuận được chia; thu nhập từ cho thuê tài sản; thu nhập về đầu tư mua, bán chứng khoán; thu nhập về hoạt động đầu tư khác; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn. Doanh thu hoạt động tài chính gồm:

- Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ

- Cổ tức lợi nhuận được chia; Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; Lãi tỷ giá hối đoái

- Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác

- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn - Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.

Chi phí hoạt động tài chính: (CP HĐTC) phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như chi phí lãi vay và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài khoản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền, những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền.

1.4.2. Chứng từ kế toán

- Phiếu tính lãi đi gửi - Phiếu Thu, Giấy báo Có - Phiếu Chi, Giấy báo Nợ

1.4.3. Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản

Kế toán sử dụng tài khoản 515_ Doanh thu hoạt động tài chính TK 515

Bên nợ

- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có)

- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên có:

- Tiền lãi, Cổ tức lợi nhuận được chia, Lãi tỷ giá hối đoái

- Chiết khấu thanh toán được hưởng, Lãi do chuyển nhượng chứng khoán, các khoản đầu tư

- Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ.

Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có

Kế toán sử dụng tài khoản 635_ Chi phí tài chính TK 635

Bên nợ

- Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính - Lỗ bán ngoại tệ, Lỗ tỷ giá hối đoái - Chiết khấu thanh toán cho người mua, Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư, Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

- Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác.

Bên có:

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

- Kết chuyển chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh”.

Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có

1.4.4. Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.9: Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

TK 911 TK 515 TK 111, 112, 138

Lãi tỷ giá, lãi tiền cho vay, lãi trái phiếu cổ tức được chia TK 1112, 1122 TK 1111, 1121 Bán ngoại tệ (TG ghi sổ) (TG thực tế) Lãi bán ngoại tệ TK 1112, 1122 TK 152, 153, 156 Cuối kỳ K/C DT 211, 241, 642

hoạt động TC Mua vật tư, HH, TSCĐ DV bằng ngoại tệ TG thực tế Lãi tỷ giá

TK 121, 221 Dùng cổ tức lợi nhuận được chia

bổ sung vốn góp

TK 331 Chiết khấu thanh toán được hưởng

do mua hàng

TK 413 K/C lãi TG hối đoái do đánh giá lại

Sơ đồ 1.10: Kế toán chi phí tài chính

TK 111, 112, TK 635 TK 129, 229 242, 335

Trả lãi tiền vay, phân bổ lãi mua hàng Hoàn nhập số chênh lệch trả chậm, trả góp dự phòng giảm giá đầu tư TK 129, 229

Dự phòng giảm giá đầu tư TK 121, 221, 222

223, 228 TK 911

Lỗ về các khoản đầu tư Cuối kỳ, K/C chi phí TK 111, 112 tài chính

Tiền thu về bán Chi phí hoạt động các khoản đầu tư liên doanh, liên kết TK 111 (1112) TK 112 (1122) Bán ngoại tệ (Giá ghi sổ) (Lỗ về bán ngoại tệ) TK 413

KC lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối kỳ

1.5. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác1.5.1. Khái niệm 1.5.1. Khái niệm

Thu nhập khác: là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản thu không mang tính thường xuyên. Nội dung của thu nhập khác được quy định tại chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác. Thu nhập (TN) khác của doanh nghiệp bao gồm:

- Thu tiền từ các khoản do khách hàng vi phạm hợp đồng - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ

- Các khoản thuế được Ngân sách Nhà nước hoàn lại - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có)

- Thu nhập quà biếu,quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp

- Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra.

Chi phí khác: là những khoản lỗ do các dự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra, cũng có thể là những khoản chi phí bỏ sót những năm trước.

1.5.2. Chứng từ kế toán

- Biên bản phạt vi phạm hợp đồng, biên lai nộp thuế - Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng

1.5.3. Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản

Kế toán sử dụng tài khoản 711_ Thu nhập khác

TK 711 Bên nợ

- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có) đối với các khoản thu nhập khác

- Kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên có:

Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.

Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có

Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ

Kế toán sử dụng tài khoản 811_ Chi phí khác TK 811

Bên nợ

Các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ.

Bên có:

- Kết chuyển các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có

Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ

1.5.4. Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.11: Kế toán thu nhập khác

TK 333 (33311) TK 711 TK 111, 112, 131

Số thuế GTGT phải Thu nhập thanh lý, nhượng bán TSCĐ nộp theo phương TK 333 (33311)

pháp trực tiếp của Thuế GTGT

số thu nhập khác (nếu có) TK 331, 338 Các khoản nợ phải trả không xác định được

chủ nợ quyết định xóa ghi vào TN khác

TK 911 TK 334, 338

Cuối kỳ, K/C các Tiền phạt khấu trừ vào tiền ký cược, khoản thu nhập ký quỹ của người ký cược, ký quỹ

khác phát sinh TK 111, 112

trong kỳ Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; Thu tiền phạt KH do vi phạm hợp đồng;

TK 152, 156, 211 Được tài trợ, biếu tặng vật tư, HH, TSCĐ

TK 111, 112 Các khoản hoàn thuế XK, NK, thuế TTĐB

được tính vào thu nhập khác

Sơ đồ 1.12: Kế toán chi phí khác

TK 214 TK 811

hao mòn Cuối kỳ, K/C Nguyên Ghi giảm TSCĐ dung cho Giá trị chi phí khác giá hoạt động SXKD khi thanh lý, còn lại phát sinh

nhượng bán trong kỳ TK 111, 112, 331

Chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TK 133

Thuế GTGT TK 333 (nếu có)

Các khoản tiền bị phạt thuế, truy nộp thuế

TK 111, 112

Các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc vi phạm pháp luật

TK 111, 112, 141

Các khoản chi phí khác phát sinh như chi khắc phục tổn thất do gặp rủi ro trong kinh doanh (bảo lụt, hỏa hoạn, cháy nổ…), chi phí thu hồi nợ

1.6. Kế toán chi phí bán hàng1.6.1. Khái niệm

Một phần của tài liệu Kế toán toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w