Phương pháp xác định giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu Kế toán toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế (Trang 28 - 30)

6. Kết cấu các chương

1.3.2. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán

1.3.2.1. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho

 Đối với những doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp Kê khai thường xuyên

- Khái niệm: Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi chép phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại vật liệu trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất.

- Nội dung:

+ Theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống.

+ Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho:

Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá

hàng tồn kho = hàng tồn kho + hàng tồn kho - hàng tồn kho cuối kỳ đầu kỳ nhập trong kỳ xuất trong kỳ

 Đối với những doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp Kiểm kê định kỳ

- Khái niệm: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên về tình hình nhập, xuất, tồn của các loại vật liệu trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế.

- Nội dung:

+ Không theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục.

+ Chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh hàng xuất trong kỳ.

Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá

hàng xuất kho = hàng tồn kho + hàng nhập kho - hàng tồn kho

trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

 Cuối kỳ mới tính được: cuối kỳ kiểm kê, xác định hàng tồn kho; sau đó kết chuyển trị giá hàng xuất trong kỳ.

Doanh nghiệp có thể phân tích sự ảnh hưởng của mỗi phương pháp đến tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp hạch toán thích hợp, mang lại hiệu quả trong công việc.

1.3.2.2. Phương pháp tính giá hàng tồn kho

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02) có 4 phương pháp xác định trị giá hàng xuất kho để tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ:

- Phương pháp LIFO: (nhập sau - xuất trước) phương pháp này đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là doanh thu doanh nghiệp sẽ giảm trong điều kiện lạm phát và lượng tồn kho có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán. Vì vậy phương pháp này thích hợp trong điều kiện giá cả tăng, làm giảm thuế thu nhập phải nộp.

- Phương pháp FIFO: (nhập trước - xuất trước) phương pháp này có nhược điểm là chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu hiện hành, thích hợp với điều kiện giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm, với loại hàng cần tiêu thu nhanh.

- Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền: đơn giá được tính theo trị giá trung bình của từng loại sản phẩm do tồn đầu lỳ và nhập kho trong kỳ.

- Phương pháp thực tế đích danh: thành phẩm được quản lý theo lô và khi xuất kho lô nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh lô đó. Ưu điểm phương pháp này là độ chính xác cao, công tác tính giá thành phẩm thực hiện kịp thời tuy nhiên lại tốn nhiều công sức do phải quản lý riêng từng lô thành phẩm. Phương pháp này phù hợp với với những thành phẩm có giá trị cao, chủng loại mặt hàng ít, dễ phân biệt giữa các mặt hàng.

Tùy từng loại hình doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp xuất kho phù hợp. Khi sử dụng phương pháp nào thì phải áp dụng thống nhất trong một kỳ kế toán và đăng ký ngay từ đầu niên độ kế toán. Khi thay đổi phương pháp phải đợi chấm dứt kỳ báo cáo kế toán và ghi rõ trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

Ngoài ra trong trường hợp nếu doanh nghiệp dùng giá hạch toán để hạch toán tình hình nhập - xuất sản phẩm, hàng hóa thì cuối kỳ hạch toán phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế để phản ánh trên các tài khoản.

Một phần của tài liệu Kế toán toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w