Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam

Một phần của tài liệu Kế toán toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế (Trang 60 - 62)

6. Kết cấu các chương

2.1.7. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam

2.1.7.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam được tổ chức theo hình thức tập trung. Mọi công việc kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán (chịu sự kiểm soát của kế toán trưởng). Không tổ chức kế toán riêng cho các bộ phận mà chỉ phân công công việc cho kế toán viên.

a. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ chức năng

b. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

- Kế toán trưởng: Là người kiểm tra, quản lý về việc chấp hành việc quản lý, bảo vệ tài sản, tiền vốn của công ty, kiểm tra, kiểm soát việc lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh. Kế toán trưởng kiêm kế toán hàng hoá, vật tư và kế toán bán hàng có nhiệm vụ phản ánh, đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của vật tư, hàng hoá cả về giá trị và hiện vật. Phản ánh đúng giá vốn của hàng hoá tiêu thụ nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho yêu cầu lập BCTC.

- Kế toán thanh toán: Thanh toán công nợ, lập kế hoạch tài chính tổ chức thu nợ và thanh toán các khoản nợ vay. Đồng thời kiểm tra kiểm soát chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ quản lý và kỹ thuật lao động.

Kế toán thanh toán (Kế toán công nợ)

Thủ kho Thủ quỹ

(Kế toán tiền lương, thuế)

Trưởng ca và công nhân các công đoạn Kế toán trưởng

(Kế toán hàng hóa, vật tư, Kế toán bán hàng)

- Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý tiền mặt tại đơn vị, giữ tiền hoặc rút tiền tại ngân hàng, kho bạc về nhập quỹ, chịu trách nhiệm về thu, chi khi có lệnh thực hiện thu, chi…

- Thủ kho: Có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập, xuất kho vật tư, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị, tài sản cố định, hàng hoá theo từng thời gian. Đồng thời, cùng với bộ phận Kế toán kiểm kê kho định kỳ (theo tháng hoặc theo quý), chịu trách nhiệm về toàn bộ số vật tư, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị, tài sản cố định hàng hoá do mình quản lý.

2.1.7.2. Hình thức ghi sổ kế toán

Với đặc điểm là công ty có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nên để thuận tiện cho công tác ghi chép sổ sách một cách chính xác, hiệu quả nên công ty đã áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.

Sơ đồ 2.3: Trình tự kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ trên máy vi tính

Ghi chú: : Ghi hằng ngày : Ghi định kỳ

: Đối chiếu, kiểm tra

Theo hình thức này thì tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh đều được ghi vào sổ chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán các nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu từ chứng từ ghi sổ ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành phân loại chứng từ, định khoản sau đó nhập chứng từ vào máy, toàn bộ dữ liệu kế toán được xử lý tự

Phần mềm kế toán - Sổ chi tiết - Sổ tổng hợp Chứng từ kế toán

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán quản trị Máy vi tính

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán

động trên máy: vào sổ chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết tài khoản, sổ cái tài khoản, sổ tổng hợp tài khoản, các bảng kê và các báo cáo kế toán. Cuối tháng, kế toán khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Đồng thời kiểm tra đối chiếu lại số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi in ra giấy.

2.1.7.3. Hệ thống tài khoản, sổ sách và chứng từ áp dụng

Tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam đang áp dụng chế độ kế toán và sử dụng hệ thống chứng từ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu Kế toán toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w