tác, lý thuyết chức năng đối với truyền thông Việt Nam
Quyền lực và sự dân chủ là một đề tài trọng tâm trong số các nghiên cứu truyền thông. Trong phần này, chúng ta sẽ đối mặt với một loạt các vấn đề nảy sinh từ sự cam kết với chủ nghĩa đa nguyên đang phổ biến rộng rãi trong các nghiên cứu truyền thông. Ví dụ như quan tâm hơn quá mức đến những khác biệt, bản sắc và chủ nghĩa phản bản chất trong văn học. Karppinen cho rằng việc ngầm dẫn chứng chủ nghĩa đa nguyên đã trở thành một nguyên tắc quy chuẩn mơ hồ trong nghiên cứu truyền thông (David & Jason, 2008). Ít có tác giả nào sử dụng nghiên cứu của Chantal Mouffe để phê phán các cách tiếp cận theo kiểu Habermas đối với khái niệm dân chủ. Ông chỉ ra rằng chủ nghĩa đa nguyên của Mouffe và một số nguời khác ít khi được áp dụng trong truyền thông dưới dạng khuyến nghị về thể chế hay những vấn đề chính trị cụ thể (so sánh với Born 2006).
Lý thuyết và các khái niệm, nền tảng để xây dựng những quan điểm quy chuẩn của truyền thông và dân chủ, nhìn chung đã đưa quan điểm đa nguyên hoặc phản bản chất luận quay trở lại sân chơi trong những thập kỉ gần đây. Trong khi các khái niệm như “chất lượng truyền thông” hay “lợi ích công” ngày càng gây tranh cãi, thì đa nguyên hay đa dạng không chỉ trở thành những giá trị không thể tranh cãi mà còn là một trong số rất ít những tiêu chí đúng mang về mặt chính trị để đánh giá hiệu quả hoạt động và quy định truyền thông. Phần lớn không ai phản đối quan niệm cho rằng các công dân cần phải tiếp cận nhiều quan điểm chính trị, biểu hiện văn hoá và kinh nghiệm
thẩm mỹ khác nhau trong không gian công. Tuy vậy, ý nghĩa và bản chất của đa nguyên với vai trò là một nguyên tắc quy chuẩn, vẫn còn mơ hồ và có thể vẫn chưa được lý thuyết hoá đúng mức.
Có rất nhiều nhầm lẫn xung quanh các khái niệm về đa nguyên hay đa dạng trong nghiên cứu truyền thông bắt nguồn chính từ việc sử dụng tạp nham những khái niệm đó trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng chắc chắn cũng có một sự nhầm lẫn nằm ngay trong bản thân khái niệm đa nguyên. (Gregor McLennan, 1995:7) đã giải thích sự nhầm lẫn cơ bản cho rằng đa nguyên là một giá trị xã hội đã mang đến tính linh hoạt về tư tưởng đủ để có khả năng báo hiệu những xu hướng phản động trong một giai đoạn đấu tranh và những giá trị tiến bộ trong giai đoạn kế tiếp. Vì thế, đa nguyên đã hình thành lên những nguyên tắc gây tranh cãi và khó nắm bắt trong lý thuyết xã hội – chính trị cũng như trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của truyền thông.
Bỏ qua sự hấp dẫn của đa nguyên thông thường, chúng ta hãy tập trung vào những chiều hướng nghịch lý trong những tranh luận hiện tại về đa nguyên và không gian công cộng. Khi phản ánh những quan tâm mới dành cho đa nguyên trong lý thuyết chính trị, những mô hình quy chuẩn về dân chủ thảo luận và không gian công cộng bị phê phán vì sự cường điệu thái quá đối với đoàn kết xã hội và đồng thuận duy lý. Thay vì những khái niệm đơn lẻ về không gian công cộng, sử dụng lý trí công khai (public use of reason) hay lợi ích chung (common good), các nhà lý thuyết ngày càng nhấn mạnh đến bản chất số nhiều của các không gian công cộng, chính trị học khác biệt và tính phức tạp trong những cách thức mà truyền thông đóng góp cho dân chủ. Do đó, rất nhiều lý thuyết duy lý – đa nguyên về dân chủ đang tìm cách hạn chế phát triển những khái niệm quy chuẩn cứng nhắc liên quan dân chủ; trong khi đó không gian công cộng đang ngày càng chiếm ưu thế ngay cả trong các
nghiên cứu truyền thông. Đối lập với sự công kích chĩa đến tính nhất nguyên và duy lý trong phương pháp tiếp cận không gian công cộng của Habermas, người ta thường thấy những lý thuyết đa nguyên cộng hưởng tốt hơn với bản chất phức tạp và nhiều vấn đề của bối cảnh truyền thông hiện đại.
Trong phần này, tác giả sẽ phân tích quan hệ mật thiết và ý nghĩa tiềm ẩn của cách tiếp cận theo hướng đa nguyên – cực đoan (radical pluralist) đối với chính sách và nghiên cứu truyền thông dựa trên cơ sở triết học chính trị của Chantal Mouffee (1993, 2000, 2005). Bà là tác giả của mô hình ‘đa nguyên bút chiến’ (agonistic pluralism), giúp mang lại những lựa chọn thay thế nổi bật cho các khái niệm dân chủ mang tính thảo luận. Cơ sở căn bản của vấn đề này gồm hai lớp. Thứ nhất, đa nguyên bút chiến (agonistic pluralism) đưa ra một phê phán cơ bản về cách tiếp cận truyền thống của Habermas đối với không gian công cộng và dân chủ. Thứ hai, có thể quan trọng hơn, tác giả cho rằng những quan điểm của bà cũng đưa ra một phê phán tương đối mạnh mẽ về ‘đa nguyên ấu trĩ’ (naive pluralism) vì nó tôn vinh toàn bộ tính số nhiều và tính đa dạng mà không hề quan tâm đến vai trò trung tâm của các vấn đề quyền lực và và sự loại bỏ trong không gian công cộng.
Theo như giải thích của Mc Lennan (1995:83 – 4), một trong những vấn đề chủ yếu đối với bất kỳ quan điểm “đa nguyên có nguyên tắc” (principled pluralism) là làm thế nào để khái quát hóa nhu cầu về đa nguyên và đa dạng mà không rơi vào tẻ nhạt, tương đối, không có khác biệt, hay chấp nhận mù quáng những khác biệt theo định hướng thị trường và văn hóa người tiêu dùng. Tuy bản thân cách tiếp cận của Mouffe không hạn chế phê phán ở nhiều phương diện, nhưng nó vẫn xuất phát điểm tốt để minh họa một số vấn đề có trong tranh luận về giá trị của đa nguyên trong chính trị học truyền thông. Đề cập đến phương pháp bút chiến ở đây nhằm mục đích tránh phải bàn luận thêm về đa nguyên ở khía cạnh này nữa. Thay vào đó nó giúp xem
xét về sự bao hàm của những diễn ngôn đa nguyên hiện nay và giúp khẳng định tầm quan trọng không đổi của việc phân tích các mối quan hệ quyền lực trong các không gian công cộng hiện đại. Mặc dù các vấn đề của “đa nguyên ấu trĩ” chắc chắn không xa lạ gì với chính sách truyền thông hiện đại, nhưng mô hình dân chủ bút chiến vẫn được thảo luận ở đây như một nền tảng lý thuyết để áp dụng những “nét đặc trưng của đa nguyên hóa” hiện nay vào độ cấu trúc và chính trị học truyền thông.