Truyền thông và di động trong một thế giới đang chuyển đổi.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông việt nam hiện nay (Trang 102 - 110)

1 T hm chí m ts nhà lý thuy cm thông cho ch nghĩa Marx ch or ngh tt ệư ưởng là mt khái n im đã kéo dài độ ệ ược tính h u d ng c a mình Pierre Bourdieu là m t ví d , ông cho r ng khái ni m h t tữụủộụằệệ ư ưởng (có đi u ch nh m t chút) ‘đã đềỉộượ ửc s

3.1. Truyền thông và di động trong một thế giới đang chuyển đổi.

Trong phần này, tác giả muốn phác họa những nội dung chính của khung lý thuyết giúp ta tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thông, di động và tính chất xuyên quốc gia. Trong những thập kỷ vừa qua, Việt Nam là đất nước điển hình khi bùng nổ phong trào nhập khẩu các sản phẩm truyền thông, đó là nhờ những liên kết xuyên quốc gia giữa các khu vực trên thế giới được tăng cường sự thuận lợi của di chuyển quốc tế, nhờ quá trình toàn cầu hóa tư bản và lao động, và nhờ công cuộc giải phóng những công nghệ truyền thông trên quy mô xuyên quốc gia (Appadurai 1996; Appadurai và Breckenridge 1988; Glick Schiller cộng sự 1994; Gupta và Ferguson 1997; Hannerz 1996; Havey 1989; Morley và Robins 1995; Ong 1999). Phần này, Tác giả đồng thời muốn nhìn từ những bài học điển hình từ thế giới về sự chuyển đổi này. Nó không đơn thuần là nhập khẩu sản phẩm thông thường, sản phẩm truyền thông là một hàng hoá đặc biệt. chúng ta hãy nhìn trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Trên quan điểm nữ quyền về không gian, di cư, đi lại và định vị cũng như những nghiên cứu truyền thông theo quan điểm nữ quyền về mối quan hệ giữa truyền thông và tính chất chủ quan (subjectivity), tác giả đã tìm hiểu vai trò của những nền văn hóa đại chúng xuyên quốc gia trong các quá trình (tái) sản xuất, chuyển đổi, hòa giải giới tính đang diễn ra một cách rời rạc của ‘Ấn Độ’ và ‘nền văn hóa Ấn Độ’ tại hai địa điểm tuy khác biệt nhưng liên quan với nhau nói trên. Khi nói về những nền văn hóa đại chúng xuyên quốc gia, tác giả sẽ liên hệ đến những sản phẩm truyền thông đại chúng đã vượt qua những biên giới quốc gia dân tộc và địa lý (ví dụ những bộ phim, chương

trình truyền hình và báo in nổi tiếng), cũng như những biểu hiện chung của cộng đồng như các hoạt động phản kháng, các lễ hội văn hóa và cả những cửa hàng tạp hóa truyền thống đặc trưng. Trong công trình nghiên cứu với quy mô lớn hơn này, tác giả muốn trình bày một phân tích xuyên quốc gia có hệ thống (Grewal và cộng sự 1999) vượt ra ngoài phạm vi định nghĩa về quê hương tổ quốc và cộng đồng lưu vong như một cơ sở địa điểm cụ thể, một phân tích thông qua tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thông, định vị và di chuyển. Ví dụ, một số bộ phim Hindi đã tập trung nói đến những người Ấn Độ sống lưu vong. Vậy làm thế nào mà những diễn ngôn về giới tính và tình dục khắc họa được chân dung những con người này và làm thế nào chúng dàn xếp những cấu trúc mang tính động lực giúp hình thành nên bản sắc Ấn Độ (Indianness), những quốc gia thuộc và ở trong Ấn Độ, và những cộng đồng người lưu vong? Vậy những biểu hiện này sẽ giúp ta hiểu những gì về những trải nghiệm đang thay đổi liên quan đến tính chất quốc gia dân tộc và bản sắc trong một thế giới xuyên quốc gia?

Tác giả sử dụng ‘Ấn Độ’ như một lăng kính thay vì chỉ là một cơ sở văn hóa chính trị thực tế được định trước: tác giả rất quan tâm đến việc tìm hiểu quá trình làm thế nào những cơ chế cảm xúc bao gồm mong muốn (longing), phụ thuộc (belonging), sáp nhập (affiliation), loại bỏ (disaffilication), gắn bó (identification) và ghét bỏ (alienation) có thể vượt quá giới hạn, và đôi khi, bóp méo những yêu cầu chất vấn của nhà nước quốc gia Ấn Độ hiện đại ngay tại lãnh thổ Ấn Độ và tại những cộng đồng lưu vong. Theo như nhận định của một số học giả, vấn đề xuyên quốc gia xét trên mọi khía cạnh đều không thể khiến cho những nền văn hóa khu vực và quốc gia trở thành lạc hậu (ví dụ Appadurai 1996; Gupta và Ferguson 1997; Ong 1999): những mô hình văn hóa xuyên quốc gia thường kéo theo sự xuất hiện hoặc củng cố của những bản sắc mang tính quốc gia, khu vực và địa phương.

Tác giả sẽ đề cập đến vấn đề làm thế nào những nền văn hóa đại chúng xuyên quốc gia nói chung và truyền thông di động nói riêng không chỉ giúp liên kết mà quan trọng hơn còn giúp xây dựng quê hương và cộng đồng lưu vong.

Theo các nhà lý thuyết nữ quyền, sự di động hoàn toàn là một quá trình xã hội. Ahmed và các cộng sự khẳng định dịch chuyển có những hình thức và điều kiện không chỉ đa dạng mà còn nhất thiết phải tồn tại trong mối quan hệ với những cơ chế định vị và cơ chế cảm giác ‘như ở nhà’ (2003: 1). Ngoài ra, dường như những người theo chủ nghĩa hiện tại (presentist) thường giả định rằng di động chỉ liên quan thời điểm hiện tại: tuy rõ ràng là việc đi lại đơn giản hơn đã thúc đẩy sự di dộng cơ học đối với một số cá nhân và cộng đồng, tăng cường quy định về tuần tra dân số, kiểm tra tình trạng di trú, nhưng đồng thời sự ra đời của những nhà nước–dân tộc hiện đại lại có thể đã hạn chế khả năng di chuyển của con người. Cuối cùng, di động không thể định nghĩa tách biệt với vị trí. Trong bài tranh luận về vị trí và di chuyển, Caren Kaplan khẳng định ‘những chủ thể xuyên quốc gia chắc chắn được tạo ra thông qua vị trí và sự di dộng, do những nền kinh tế quốc gia sẽ quy định ai sẽ phải di chuyển để nhận được công việc và ai ở yên một vị trí’ (2003: 220). Cũng giống như sự di động của các dân tộc được định dạng bởi vị trí của họ trên các trục của sự khác biệt, bất bình đẳng, giới tính, sắc tộc, tầng lớp và tình dục, những tác phẩm văn hóa của truyền thông di động cũng được phản ánh bởi sự tồn tại của chúng trong những bối cảnh cảm xúc, sự mong muốn và hoạt động tiêu thụ. Cùng lúc đó, truyền thông tạo ra và tham gia vào những lĩnh vực xã hội đang định hình, định nghĩa và hình thành nên sự di động của các dân tộc, văn bản, và hàng hóa trên nhiều phương diện.

Về cơ bản, truyền thông vừa hoạt động thông qua quá trình lưu thông các ký hiệu và đồng thời thúc đẩy chính quá trình đó. Ngoài ra, nếu cho rằng văn hóa được hình thành thông qua ký hiệu học (semiois) thì truyền thông sẽ

giữ vai trò trung tâm trong quá trình xây dựng chính nền văn hóa: do đó, để phân tích về ‘bối cảnh văn hóa’ của truyền thông đại chúng người ta phải quay lại với một định nghĩa về văn hóa theo thuyết thực thể (substantialist), mà định nghĩa này bề ngoài không chịu sự dàn xếp của ký hiệu học và nằm ngoài phạm vi tiếp cận của truyền thông. Truyền thông khuyến khích sự di động diễn ra ở mọi hình thức, từ di dộng vật lý đến di chuyển trong tưởng tượng và di dân ảo.

Tiền đề cơ sở cho bài nghiên cứu này cho rằng bản thân truyền thông đại chúng được hình thành thông qua sự di động. Thực chất, di động là một đặc điểm nội tại của truyền thông, theo định nghĩa, đặc điểm này sẽ lan truyền trong không gian và theo thời gian: và sau cùng, nhờ có sự lan truyền đó mà truyền thông đạt được vai trò xã hội của nó. Do đó, người ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy nhiều lý thuyết truyền thông hoàn toàn căn cứ vào những giả thuyết hàm ẩn chưa được kiểm chứng về sự lan truyền, mạch hoạt động; và ‘những dòng chảy’ truyền thông. Từ những mô hình xuất hiện sớm nhất chi phối lý thuyết truyền thông như học thuyết ‘mũi kim tiêm’ (hypodermic model) nói về những tác động của truyền thông cho tới những học thuyết đa sắc thái hơn lý giải về vai trò xã hội của truyền thông (ví dụ mô hình về mã hóa/giải mã của Stuart Hall), cả hai khái niệm sự lưu thông và hệ mạch (circuitry) đã trở thành những tiền đề tối quan trọng. Tương tự, những lý thuyết toàn cầu hóa và truyền thông xuyên quốc gia xuất hiện gần đây cũng phụ thuộc vào các định nghĩa về ‘dòng chảy’ truyền thông từ điểm sản xuất cho đến điểm tiếp nhận. Những định nghĩa về dòng chảy truyền thông có lẽ vẫn còn chưa chính xác với những bằng chứng cho thấy không phải tất cả những dòng chảy truyền thông đại chúng xuyên quốc gia đều lan truyền một cách liên tục từ khu vực này cho đến khu vực khác của thế giới. Thay vì định nghĩa sự chuyển động trong truyền thông như ‘những dòng chảy’ cơ học từ

một nền văn hóa này đến một nền văn hóa khác, sẽ chính xác hơn nếu ta phân tích truyền thông theo trên phương diện những quỹ đạo khúc khuỷ, không đồng đều, khi nổi lên, lúc đồng quy và thậm chí là đi tránh qua nhiều điểm trên khắp thế giới.

Tác giả Brian Massumi (2002) cho rằng phân tích xã hội cần phải công nhận tính ưu việt của sự di chuyển như một cách để lý thuyết hóa những quá trình hình thành bản sắc và biến đổi xã hội. Massumi đã có những nhận định sâu sắc cho rằng (1) tất cả mọi sự chuyển động đều diễn ra trong thời gian, và (2) chuyển động là một thành phần quan trọng của thuộc tính thời gian (temporality). Dựa trên quan điểm đó của Massumi, tác giả sẽ bắt đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thông, tính di động và thuộc tính thời gian. Có hai khía cạnh được thể hiện rất rõ trong truyền thông nhưng lại chưa được đưa vào lý thuyết, đó là truyền thông tồn tại trong và thông qua sự di động và các hoạt động của truyền thông không chỉ diễn ra trong không gian mà còn trong thời gian tương ứng. Vì thế, phân tích những hoạt động văn hóa của truyền thông không chỉ yêu cầu chúng ta phải tìm hiểu những chiều hướng không gian của nó (ví dụ như định nghĩa về mediascape của Appadurai 1996; hay Mankekar và Schein 2004) mà còn phải tìm hiểu cả về những chiều hướng thời gian có trong đó. Trong lúc ta nhấn mạnh đến tính vật chất của truyền thông, những hình thức hoạt động khác nhau của truyền thông, tính văn bản và những mô hình phát biểu quan điểm của truyền thông, ta cũng nên tự nhắc nhở chính mình rằng truyền thông cũng hoạt động trong và thông qua các bối cảnh lịch sử. Ban đầu, truyền thông không chỉ phản ánh những hình thành lịch sử–xã hội đặc biệt mà còn góp phần tạo nên chúng. Ví dụ, cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, đài truyền hình nhà nước Ấn Độ có một vai trò quan trọng trong việc sản xuất tính chủ thể cho tầng lớp trung lưu, những công thức diễn ngôn nói về người phụ nữ Ấn Độ, và vai trò trong việc củng

cố chủ nghĩa dân tộc Hindu như một mẫu hình chính trị; cùng lúc đó, những diễn giải của người xem về cái mà họ thấy trên truyền hình đã bị khúc xạ bởi một bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể mà họ được đặt trong đó, cũng như bị chi phối bởi vị trí của họ trên các trục tầng lớp, giới tính, và những mối quan hệ phụ thuộc về tô n giáo (Mankekar 1999).

Truyền thông và thuộc tính thời gian cũng có liên hệ mật thiết với nhau theo nhiều cách. Những trải nghiệm thực sự của chúng ta về thời gian được hình thành khi ta tiêu dùng những sản phẩm truyền thông. Trong nghiên cứu trước đây của tôi về tầng lớp dưới trung lưu và những con người sẵn sàng vươn lên trong cuộc sống tại New Delhi, tôi thấy được những người cung cấp thông tin cho tôi sắp xếp việc nhà quanh thời gian chiếu các chương trình truyền hình mà họ yêu thích, do đó ta có thể nói rằng việc xem truyền hình đã làm ngắt quãng nhịp điệu cuộc sống hàng ngày của họ. Họ lên kế hoạch về thời gian dành cho các bữa ăn, tất bật trở về nhà sau giờ làm việc hoặc sau khi tham dự các hoạt động xã hội và tổ chức cuộc sống hàng ngày của mình gần với giờ phát sóng các chương trình truyền hình yêu thích. Điều này vẫn tiếp diễn cho đến bây giờ, khi mà truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh đã giới thiệu rất nhiều các kênh truyền hình đến từng nhà, vào từng cuộc sống: do đó nhịp điệu cuộc sống gia đình, thay vì mang tính riêng tư đối với từng hộ gia đình, nay đã cùng lúc thực hiện hai chức năng là xem và tiêu dùng.

Cuối cùng, truyền thông định hình cách thức mà mọi người trải nghiệm dòng chảy của thời gian – theo những cách mà họ nhớ (hay quên) những khía cạnh của quá khứ, hay cách mà họ diễn giải và sống với hiện tại, và cách mà họ tưởng tượng về tương lai. Trên thực tế, thay vì định nghĩa về quá khứ, hiện tại hay tương lai giống như những vương quốc tiên nghiệm và độc lập của những trải nghiệm, sẽ có ý nghĩa hơn khi ta nghĩ về những cách thức mà truyền thông giúp hình thành nên quá khứ, hiện tại và tương lai thông qua

việc sắp xếp trí nhớ, tính đương thời và tính tương lai. Tác giả sẽ đề cập đến vấn đề này nhiều lần trong bài viết. Ví dụ, những người cung cấp thông tin tại San Francisco Bay Area đôi lúc cũng có những trải nghiệm về Ấn Độ như ‘mảnh đất quê hương’ thuộc về quá khứ, hình thành qua những ký ức về cuộc sống của họ tại đó. Những ký ức này thấm đẫm những cảm xúc – có thể là nỗi nhớ nhà, những tình cảm yêu ghét mâu thuẫn hoặc sự phản kháng. Thông thường, những ký ức về quá khứ với nhiều cảm xúc này được phản ánh qua việc tiêu thụ các sản phẩm truyền thông đại chúng như những bộ phim điện ảnh Bollywood, bao gồm cả những phim thể hiện ‘nền văn hóa Ấn Độ’ đích thực tuy vẫn còn mang tính hão huyền khi cho rằng nền văn hóa này đang ‘dần biến mất’ bởi phải đối mặt với tính chất hiện đại tràn lan (Ivy 1995). Những bộ phim này góp phần tạo nên cảm giác gián đoạn về thời gian gián đoạn đối với những chủ thể lưu vong, đặc biệt là những người nhập cư mới, bởi với họ mảnh đất quê hương nay đã trở thành một nơi ‘bị bỏ lại phía sau’ thuộc về quá khứ.

Tuy nhiên, truyền thông đồng thời góp phần vào việc tạo nên một quá khứ ảo tưởng trong cái gọi là mảnh đất quê hương. Đối với nhiều người cung cấp thông tin cho bài nghiên cứu ở Ấn Độ, những tiết mục biểu diễn đặc sắc của các chương trình nói về tôn giáo Ấn Độ như Ramayana Mahabharat

trên truyền hình đã trở thành một hình thức lưu trữ ký ức tập thể: những chương trình này, đặc biệt là Ramayana miêu tả một ‘quá khứ dân tộc’ theo quan điểm về ‘thời kỳ hoàng kim’ của Ấn Độ giáo. Những sự thể hiện này không chỉ định hình nên cấu trúc của quá khứ dân tộc mà còn cả cấu trúc của thời kỳ đương đại cũng như tương lai. Một quá khứ ảo tưởng được thể hiện qua những chương trình truyền hình như vậy sẽ làm nền tảng cho những biểu hiện của hiện tại, một hiện tại bị phá hoại bởi sự tính phương tây hóa, tính hiện đại, và nguy hại nhất là Hồi giáo như được nêu trong những diễn ngôn

của chủ nghĩa dân tộc Hin-du. Những miêu tả về quá khứ Ấn Độ hào hùng cũng được sử dụng như một bản kế hoạch chi tiết để hình thành nên quốc gia dân tộc trong tương lai. Những cấu trúc thời gian này – xét trên phương diện quá khứ, hiện tại, tương lai quốc gia dân tộc tập thể – đã và đang gây ra những tác động chính trị đáng kể. Sau khi đã len lỏi thành công trong (tầng lớp thượng lưu) Hindu và văn hóa Ấn độ, chúng đã thúc đẩy sự lớn mạnh của tính bá quyền trong những diễn ngôn chủ nghĩa dân tộc Hindu nói về sự trong sáng của văn hóa dựa trên việc gạt bỏ đạo Hồi và Cơ đốc giáo ra khỏi sự phát triển của xã hội, nếu không thì cũng biến chúng thành quỷ, cũng như loại bỏ sự đấu tranh giành công lý xã hội của những tầng lấp dưới.

Từ đầu chương đến giờ tác giả đã nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa truyền thông, tính di động và thuộc tính thời gian. Trong phần này, tác giả

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông việt nam hiện nay (Trang 102 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w