Ảnh hưởng của lý thuyết lịch sử đối với truyền thông về chính sách công

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông việt nam hiện nay (Trang 33 - 49)

sách công

Mặc dù còn có nhiều cách biện luận khác về đa nguyên, nhưng ở đây chúng ta sẽ chỉ tập trung bàn về địa vị của nó trong lý thuyết dân chủ và triết học chính trị. Như đã đề cập ở trên, trong một thời gian dài, các nhà lý thuyết dân chủ tự do đã từng coi đa nguyên và những xung đột về quan điểm và lợi ích bất đồng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như là

một quá trình hòa giải (Bobbio 1990: 21-4). Trong đó nổi bật nhất là quan điểm của J.S. Mill (1959/1986), ông đã bảo vệ tự do ngôn luận bằng cách cho rằng tất cả các quan điểm, dù đúng hay sai, phải có chỗ đứng trong công chúng để các giá trị của chúng có thể được đánh giá công khai. Tuy nhiên, di sản của đa nguyên tự do dành cho quy định truyền thông lại không còn dễ hiểu nữa. Các diễn ngôn của chính sách truyền thông tự do thường khái quát hóa đa nguyên thành “thị trường ý tưởng tự do”– mặc dù vậy, phép ẩn dụ này và những nguyên lý tương ứng về quy định tối thiểu và quyền tự do lựa chọn của người tiêu dùng thực sự không thể hiện được hết những ý tưởng độc đáo của Mill (Gordon 1997; Baum 2001; Splichal 2002).

Dựa vào quan điểm phê phán có từ lâu bắt nguồn từ kinh tế chính trị phê phán của truyền thông, khái niệm tự do lựa chọn trên thị trường đã chứng minh vẫn còn một khoảng cách lớn phải vượt qua để có được một khung lý thuyết khái quát hóa đa nguyên truyền thông đầy đủ và đạt được các mục đích khác trong chính sách truyền thông thay vì các mục tiêu về kinh tế. Đáp lại, các học giả phê phán, thay vào đó, hầu hết đều áp dụng khái niệm không gian công như là khung lý thuyết để thiết lập cơ sở cho những giá trị của đa nguyên truyền thông.

Nói chung, lý thuyết chính trị và các nghiên cứu truyền thông đã có một sự tương tác hiệu quả xung quanh khái niệm không gian công cộng diễn ra trong những thập kỷ vừa qua. Tuy phần những tranh luận về truyền thông và không gian công thường dựa trên công trình nghiên cứu trước đây của Habermas (1989), nhưng không gian công lại được hiểu rộng hơn với tư cách là một bối cảnh tương tác chung trong đó các công dân được nhận thông tin và tranh luận công khai sẽ diễn ra. Theo ý nghĩa khái quát này, việc lên tiếng thể hiện những quan điểm khác nhau, cơ hội tiếp cận một tập hợp lớn các thông tin và kinh nghiệm ít khi được nghiên cứu với vai trò là tiền đề phục vụ cho sự tham gia hiệu quả của công dân trong đời sống công cộng.

Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ, người ta sẽ thấy rằng khái niệm không gian công cũng bao gồm một khía cạnh về tính tương đồng và đồng nhất. Mối quan hệ giữa đa nguyên và tương đồng vốn có trong khái niệm không gian công tỏ ra là một trong những nội dung cốt lõi của những lý lẽ có trong lý thuyết dân chủ gần đây. Ở mức độ nào, cũng có thể cho rằng sự nhấn mạnh đến đa dạng và đa nguyên đi ngược lại với phỏng đoán giả tưởng (imaginary presuppositions) về bản thân dân chủ, vì thế, dẫn đến mâu thuẫn cơ bản giữa đa nguyên và “tính quần chúng” (publicness) (Mc Lennan 1995: 92), Tương tự như vậy, Mouffe đã nói về “nghịch lý dân chủ” như sau: Làm thế nào để có thể xem xét với một dạng thức tương đồng đủ mạnh để hình thành nên “quần chúng” (demos) nhưng, vẫn phù hợp với đa nguyên tôn giáo, đạo đức, văn hóa và chính trị (Mouffe 2000: 64)? Bởi vậy, tính tương đối của các khái niệm số nhiều và phổ biến có trong không gian công đã trở thành một trong nguồn lý luận chủ đạo trong việc lý thuyết hóa mối quan hệ giữa truyền thông và dân chủ (Born 2006).

Do có khung lý thuyết bao trùm phần lớn hoạt động lý thuyết hóa vai trò của truyền thông trong dân chủ gần đây, tư tưởng dân chủ thảo luận vẫn đang cố gắng hòa giả mẫu thuẫn này bằng cách đưa mô hình không gian công rời rạc trở thành bản chất của cộng đồng chính trị. Đối lập với đa nguyên tự do hay cộng đồng luận (communitarianism), cách tiếp cận theo quan điểm thảo luận phủ nhận bản chất đa nguyên của những khác biệt cố định (cá nhân hay cộng đồng) bởi nó dẫn đến hoặc là một mô hình kết hợp các lợi ích các nhân hoặc những bản sắc cộng đồng tối giản. Thay vào đó, việc khẳng định sự khác biệt được bổ sung và đạt yêu cầu, cùng với sự nhấn mạnh đến không gian công cộng mạnh mẽ của thảo luận duy lý – phê phán (tham khảo Dahlberg 2005).

Trong những cách tiếp cận dẫn nhập bởi dân chủ thảo luận, vai trò của không gian công cộng và truyền thông được khái quát hóa dưới dạng “hành vi

sử dụng lý trí một cách công khai” của các công dân tự do và bình đẳng. Cách tiếp cận này mang lại một quy tắc thảo luận duy lý – phê phán, không ràng buộc với lợi ích của quốc gia và các tập đoàn kinh tế, có tính chất bao hàm, hướng đến tìm hiểu và đồng thuận, mang tính lý trí và tính phản ánh. Do một số định chế xã hội nhất định công khai khuyến khích hình thức giao tiếp này hơn những hình thức khác, cách tiếp cận này cũng đồng thời mang đến khuôn khổ quy chuẩn rõ ràng, giúp thúc đẩy những tranh luận phong phú về mối quan hệ giữa truyền thông và dân chủ.

Tuy nhiên, lý tưởng dân chủ thảo luận vẫn chưa thoát khỏi chủ nghĩa phê phán. Đối với nhiều tác giả, cơ sở duy lý – phê phán của không gian công cộng đã dẫn đến một nhận thức duy lý quá độ không thể lý thuyết hóa đa nguyên một cách đầy đủ dù có khẳng định rằng nó dành chỗ cho sự khác biệt. Dựa trên nghiên cứu của các nhà lý thuyết như Foucault và Lyotard, các nhà phê bình thấy rằng sự khẳng định về lý trí giao tiếp trên phương diện thảo luận tất yếu dẫn đến việc ủng hộ nguyên trạng (status quo) những loại trừ và bất công, bởi vì nó không thể công nhận những xu hướng bình thường hóa liên quan đến việc phân định hình thức giao tiếp nào là quy chuẩn duy lý và dân chủ hợp lệ. (tham khảo Villa 1992; Fraser 1992; Baumeister 2003; Gardiner 2004).

Nhiều phê phán được đưa ra trên cơ sở tham khảo khá vắn tắt các tác phẩm về dân chủ thảo luận và đặc biệt là tác phẩm sau này của Habermas, có xu hướng ủng hộ những khái niệm số nhiều của không gian công cộng (tham khảo Brady 2004; Dahlberg 2005). Tuy vậy, người ta vẫn nhận thấy rằng quan điểm nhấn mạnh đồng thuận duy lý thường đánh giá thấp chiều sâu của đa nguyên xã hội và bản chất cơ bản của những mâu thuẫn giá trị, xét trên phương diện khác biệt văn hóa và xung đột lợi ích cấu trúc. Sự ép của dân chủ thảo luận nói chung phụ thuộc quá nhiều vào quan điểm cho rằng một trật tự

xã hội tốt phải có nền tảng đồng thuận lý tưởng. Trong khi thực tế xã hội dần được hiểu như một trạng thái hỗn độn của đa nguyên và đa dạng, việc khẳng định vai trò của đồng thuận là một sự lý tưởng hóa quá độ, không thực tế và quá trừu tượng(Rescher 1993).

Nói tóm lại, người ta cho rằng việc tập trung vào đồng thuận và các tiêu chí phổ biến của duy lý sẽ dẫn đến mô hình không gian công mang tính tập trung quá độ không phù hợp với đa nguyên xã hội và tất yếu sẽ bỏ qua sự bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội và nhu cầu cụ thể của họ. Iris Marion (1997: 401) và một số tác giả khác cho rằng các đặc trưng định nghĩa của quần chúng là tính chất số nhiều và nó không thể tối giản thành một mẫu thức đơn. Khái niệm tính quần chúng yêu cầu các thành viên trong đó phải gạt bỏ sự khác biệt sang một bên để tìm kiếm lợi ích chung và chính điều đó đã phá hủy chính ý nghĩa của nó. Hay diễn đạt một cách thẳng thừng như Bauman (1997: 202): “Giao tiếp hoàn hảo” theo kiểu “Habermas”, trong đó thước đo sự hoàn hảo chính là đồng thuận và gạt bỏ bất đồng, là một giấc mơ được chết để cứu chữa triệt để những căn bệnh của cuộc sống tự do.

Một trong những dấu hiệu phân biệt của lý thuyết chính trị “hậu Habermas” là quan điểm xa rời những khẳng định về đồng thuận duy lý. Từ đó, lý thuyết hóa không gian công đã đi theo xu hướng đa nguyên rõ rệt trong những thập kỷ gần đây. Thể hiện nổi bật nhất của xu hướng này là nó phản đối một tư tưởng bao đồng hay duy nhất về không gian công và ủng hộ tính chất số nhiều của không gian công, trong đó không gian công được khái quá hóa thành một môi trường phức tạp gồm nhiều khối tranh luận công cộng; một sự hiệu chỉnh khái niệm mà ngay cả Habermas đến giờ cũng phải thừa nhận.

Theo quan niệm phê phán của dân chủ thảo luận, đa nguyên cực đoan hay bút chiến nói trên, gần đây các lý thuyết dân chủ đã trỗi dậy từ những ảo

tưởng thay thế nổi bật trong số các tư tưởng dân chủ. Các lý thuyết dân chủ đa nguyên cực đoan thường cho rằng xã hội dân sự không hài hòa hay đơn nhất mà đặc trưng bởi những xung đột lợi ích và đa nguyên giá trị không thể giản lược. Cho nên, bất kỳ hệ thống đồng thuận duy lý nào cũng được coi là không tưởng, nguy hiểm và mang tính loại trừ.

Nếu các lý thuyết dân chủ thảo luận và không gian công cộng đã và đang cố gắng hòa giải những căng thẳng giữa đa nguyên và tương đồng bằng cách khẳng định sự đồng thuận giữa quan điểm duy lý, thì mô hình bút chiến dân chủ do Chantal Mouffe ủng hộ có thể coi là phản đề trực tiếp của dân chủ:

Niềm tin vào tính khả thi của một sự đồng thuận duy lý phổ biến đã đưa tư tưởng dân chủ đi chệch hướng. Thay vì cố gắng thiết kế những định chế hòa giải tất cả lợi ích và giá trị mâu thuẫn, cho dù là thông qua những thủ tục “công bằng”, thì các nhà lý thuyết và chính trị gia dân chủ vẫn nên nhìn thẳng vào sự hình thành của một biến thể không gian công cộng “bút chiến” dành cho tranh luận, nơi mà những hoạt động chính trị bá quyền khác nhau có thể sẽ bị thách thức.

Lý luận trên có ý nghĩa như sau: lý tưởng về không gian công thảo luận duy lý – phê phán không thể giải quyết vấn đề quyền lực và các hình thái loại bỏ đang tồn tại. Ngoài ra, nó chưa lý thuyết hóa đầy đủ các chủ đề như đa nguyên, công khai và không thể quyết định. Vì thế đã tất yếu bỏ qua việc khớp nối những khác biệt và mâu thuẫn bên ngoài phạm vi thảo luận dân chủ. Mouffe (2000: 49) cho rằng: “sự đồng thuận trong một xã hội tự do-dân chủ là – và sẽ luôn là – biểu hiện của quyền bá chủ và kết tinh của những quan hệ quyền lực… bởi vì nó mặc nhiên công nhận sự tồn tại của đồng thuận không cần loại bỏ, nên mô hình dân chủ thảo luận không có khả năng xem xét đa nguyên tự do – dân chủ một cách đầy đủ”. Trong khi Habermas hiểu không

gian công là một đấu trường cho những tranh luận duy trí và phê phán để đi đến sự đồng thuận, thì những nhà đa nguyên cực đoan lại cho rằng dân chủ nên được hiểu như những tranh luận bút chiến hay tranh luận liên tục.

Một sai lầm khác của chủ nghĩa duy lý tự do mà Mouffe xem như một đặc điểm của dân chủ tự do chính là sự bỏ qua chiều hướng cảm xúc do những đam mê và đồng nhất tập thể trong chính trị mang lại. Đặc điểm quan trọng chủ chốt trong phương pháp tiếp cận của Habermas là sự chia cắt thành những khu vực riêng tư, khu vực đa nguyên giá trị không thể hòa giải được và khu vực của quần chúng nơi xuất hiện sự đồng thuận. Theo Mouffe, sự chia cắt này thực sự đã làm được một việc, nó giúp khoanh vùng một miền giới hạn không chịu ảnh hưởng bởi đa nguyên giá trị và là nơi có thể đạt tới đồng thuận không loại bỏ. Khi giả sử có thể gạt bỏ tất cả những khác biệt có thể sang không gian riêng tư bằng cách xây dựng đồng thuận duy lý theo quy trình, thì những nhà dân chủ thảo luận đã bỏ qua bản chất không thể hòa giải được của những mâu thuẫn xung quanh các giá trị chính trị. Họ “gạt bỏ đa nguyên sang miền không mang tính công cộng để cô lập chính trị với các hệ quả của nó” (Mouffe 2000: 33, 91-2).

Đa nguyên bút chiến cũng đòi hỏi phải bỏ qua bản chất luận đang chi phối những diễn giải tự do của đa nguyên và công nhận tính ngẫu nhiên và mơ hồ của những bản sắc xã hội. Các vấn đề về bản sắc chưa bao giờ được giải quyết trong khi chúng luôn gây ra tranh cãi. Vì vậy, một không gian công bút chiến không chỉ là một đấu trường để hình thành nên công luận rời rạc hay tổng hợp những lợi ích tiền định, mà còn là một nơi để xây dựng và tranh luận về các bản sắc xã hội. Chính vì vậy, một trong những cách chủ yếu mà các học giả trong nghiên cứu truyền thông và văn hóa sử dụng phương pháp bút chiến là để khuyến khích mô hình không gian công giải quyết những tranh cãi duy lý và cả những vấn đề về cảm xúc, đam mê, bản sắc và vai trò của chúng trong sử dụng truyền thông.

Khi được áp dụng trong những tranh luận quy chuẩn về truyền thông, những phê phán đa nguyên cực đoan rõ ràng đã cộng hưởng với những phê phán về thành kiến và thiếu sót của các khuôn khổ quy chuẩn hiện có. Ở một chừng mực nào đó, điều này cũng phản ánh sự phân chia lý thuyết dân chủ thành (1) những lý thuyết hướng đến dân chủ hóa và duy lý hóa các trình tự ra quyết định và (2) những lý thuyết ngày càng kìm kẹp sự phát triển của phản biện và tranh luận với vai trò là những giá trị cố hữu. Bonnie Honig (1993: 2) viết rằng, phương pháp đa nguyên cực đoan tự nó biện minh những vấn đề trên như một quan điểm phê phán của các nhà lý thuyết chính trị, những người coi việc xóa bỏ những bất hòa và xung đột là thước đo thành công của mình, chính vì vậy, họ hạn chế chính trị học trong nhiệm vụ ổn định những chủ thể chính trị và đạo đức, xây dựng đồng thuận hoặc củng cố các cộng đồng và bản sắc. Do đó, đa nguyên cực đoan hoàn toàn hướng dịch chuyển sự quan tâm từ chính trị dân chủ sang các quá trình chuyển dịch, tranh luận và phản kháng.

Tuy cả hai logic đều có những giá trị riêng nhưng vai trò của truyền thông vẫn chưa bao giờ được hiểu sâu trên phương diện sự tham gia trực tiếp trong quyền lực nhà nước, mà chỉ được hiểu một cách cơ bản là sự phê phán của các trung tâm quyền lực khác. Thậm chí Habermas (1996: 359) đã hạ thấp vai trò của không gian công xuống thành một “hệ thống báo động với những cảm biến, mặc dù chưa được chuyên môn hóa, nhưng rất nhạy cảm thông qua xã hội” và vì thế ông đã tháo gỡ chức năng giải quyết vấn đề hoặc đưa ra cách giải quyết duy lý cho các vấn đề chính trị khỏi không gian công. Theo nghĩa này, sẽ dễ hiểu tại sao một cách tiếp cận tập trung vào các khía cạnh của tranh luận và biến vị (thay vì tập trung vào sự không tưởng của việc lý tính hóa xã hội thông qua các nguyên tắc phổ biến) lại quan tâm nhiều đến việc lý thuyết hóa vai trò của truyền thông hiện đại.

Nhu cầu cần có những quan điểm lý thuyết mới vì thế mà trở nên rõ ràng. Như Georgina Born giải thích, những tranh cãi hiện nay về chính sách

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông việt nam hiện nay (Trang 33 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w