Ảnh hưởng của lý thuyết hành vi, lý thuyết hành động đối với truyền thông trong không gian cộng đồng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông việt nam hiện nay (Trang 30 - 33)

truyền thông trong không gian cộng đồng

Quan điểm cho rằng đa nguyên là một giá trị xã hội và giá trị chính trị quan trọng không còn mới. Với tiền đề dựa trên tính bất khả thi của những sự thật, lẽ phải và điều tốt đẹp hình thành rõ ràng, đặc biệt là trong các vấn đề xã hội và chính trị, đa nguyên là một trong những nguyên lý cơ bản của dân chủ tự do. Theo Mouffe (2008: 18), chấp nhận đa nguyên với ý nghĩa “kết thúc của một ý tưởng lớn lao về cuộc sống tốt đẹp” (the end of a substantive idea of the good life) chính là đặc điểm định nghĩa quan trọng duy nhất của quan điểm dân chủ tự do hiện đại để phân biệt nó với những mô hình dân chủ cổ đại.

Theo cách hiểu chung nhất, đa nguyên được định nghĩa đơn giản là kết quả lý thuyết hóa những ưu tiên dành cho tính số nhiều so với tính duy nhất, dành cho sự đa dạng so với sự đơn điệu được lý thuyết hóa khi tìm hiểu về bất kỳ lĩnh vực nào đó (McLennan 1995: 25). Với định nghĩa này, hầu hết những diễn ngôn đặc biệt được hiểu là đang phản ánh một số khía cạnh của giao diện đa nguyên/ nhất nguyên. Đối với Mc Lennan, đa nguyên tốt nhất nên được hiểu là một định hướng tư duy chung với những biểu hiện cụ thể được mong đợi sẽ thay đổi theo hoàn cảnh thay vì chỉ là một hệ tư tưởng cụ thể.

Mặc dù vậy, có lẽ do bản chất mơ hồ của nó, người ta có thể cho rằng bản thân đa nguyên đã từng trở thành một cơ sở mới của lý thuyết xã hội.

John Keane (1992) đã lập luận rằng bản thân các giá trị chính trị của dân chủ và tự do ngôn luận nên được hiểu là phương tiện và tiền đề cần thiết để bảo vệ đa nguyên chính trị và triết học, thay vì chỉ là những nguyên tắc thiết lập. Tuy gần đây việc chấp nhận tính chất số nhiều và đa nguyên đã gần như lan sang cả lý thuyết xã hội, nhưng nhiều hình thái chính trị phổ biến lại mở đường cho một ảo tưởng đa nguyên mới liên quan đến chính trị học bản sắc và chính trị học khác biệt (tham khảo Benhabib 2002). Anne Phillips (2000: 238) đã nhận thấy “sự bùng nổ những tài liệu mới nghiên cứu mới về yếu tố được xem như là thách thức của sự đa dạng và khác biệt” – điều mà theo Bonnie Honig (1996: 60) ‘chỉ là một từ khác dùng để chỉ cái trước đây được gọi là đa nguyên’.

Thay vì điều không tưởng về một không gian công cộng đồng nhất duy lý, nhiều người đã chỉ ra rằng dân chủ cần được coi như là kết quả của sự đa nguyên hóa và đặc trưng bởi các hình thái chính trị khác biệt mới. Đối với các tác giả như Keane, lý tưởng về một không gian công cộng đồng nhất và tầm nhìn tương ứng của cộng đồng công dân đồng nhất đó đang trở nên lỗi thời. Tương tự, trong các nghiên cứu truyền thông, Elizabeth Jacka (2003: 183) cho rằng, thay vì những tầm nhìn phổ biến về lợi ích chung, dân chủ cần được tìm hiểu trên cơ sở “những trao đổi thực tế và được dàn xếp liên quan đến hành vi đạo đức và phương hướng hành động trên nền tảng đạo đức”, và chúng ta cần “ủng hộ tính đa nguyên của truyền thông giao tiếp và những mô hình thúc đẩy một tập hợp các trao đổi đa dạng”. Phương pháp tiếp cận đa nguyên này sẽ xuất hiện trong nhiều thể loại văn bản truyền thông khác nhau và nhiều hình thức tổ chức truyền thông khác nhau, không chỉ ưu tiên “báo chí hiện đại cao cấp” với tư cách là một hình thức giao tiếp duy lý cao cấp.

Xét trong truyền thông, sự hấp dẫn của của quan điểm đa nguyên dường như có liên quan mật thiết với những ý kiến đả kích những tiêu chí

chất lượng phổ biến hoặc những tiêu chí mơ hồ khác được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông. Với ý nghĩa này, đa nguyên không chỉ hình thành nên quan điểm đánh giá truyền thông mà còn thiết lập một hình thức duy lý chính trị liên quan trực tiếp đến chính sách truyền thông. Theo Nielsen (2003), những ý kiến cho rằng tất cả hình thái văn hóa đều chứa đựng những tiêu chí chất lượng riêng đã phá vỡ nền tảng phổ biến để định nghĩa chất lượng văn hóa và dẫn đến một “sự đồng thuận đa nguyên” trong chính sách truyền thông và văn hóa. Các khái niệm về chất lượng, giá trị văn hóa hay lợi ích công cộng, vì thế, có xu hướng được hiểu theo cách tương đối, tránh khỏi quan điểm độc đoán của mô hình chính sách truyền thông cũ.

Tuy nhiên, vấn đề với sự đồng thuận đa nguyên lại nằm ở bản chất mơ hồ của đa nguyên với tư cách một nguyên tắc quy chuẩn. Nói chung, chúng ta đều là những người có tư tưởng đa nguyên, nhưng nếu phân tích sâu hơn thì sự quan tâm quá mức đến đa nguyên và đa dạng sẽ chắc chắn sẽ dẫn đến những bệnh lý và nghịch lý. Đa nguyên và đa dạng có thể về cơ bản là tốt, nhưng theo Mc Lennan (1995: 8), khi giải cấu trúc những giá trị của chúng, chúng ta phải đối mặt với những câu hỏi theo thứ tự sau. Liệu có tồn tại một điểm mà ở đó sự đa dạng lành mạnh chuyển hóa thành sự bất đồng không lành mạnh? Liệu có phải mọi thứ đều trở thành đa nguyên? Và cái gì mới chính là tiêu chí để ngăn chặn sự nhân rộng những tư tưởng có giá trị liên tục và mạnh mẽ?

Theo Louise Marchil – Lacoste (1992), đa nguyên đưa đến một sự mơ hồ hoàn toàn ‘giữa hai trạng thái quá đầy đủ (over-full) và trống rỗng (empty): một mặt, đa nguyên chỉ ra sự thừa thãi, hoa mỹ và sự phát triển của các giá trị và lựa chọn, mặt khác, nó cũng gây ra một trạng thái trống rỗng. Thừa nhận hoặc thúc đẩy đa nguyên trong một số hoàn cảnh có nghĩa là bỏ qua bản chất của những yếu tố và vấn đề có trong đó, mối quan hệ giữa chúng

và các giá trị liên quan. Xuất phát từ điều đó, đa nguyên có thể kết hợp với cả phê phán và thoái thác (evasion). Nó phê phán tất cả các quan niệm nhất nguyên và mục tiêu của nó là giải cấu trúc những vấn đề cơ bản. Đồng thời, cũng tồn tại một sự thoái thác, từ chối phát triển những quan điểm quy chuẩn thực chất liên quan đến các diễn biến xã hội, chính trị và kinh tế.

Theo nhiều cách, bản chất thoái thác và trống rỗng không còn xa lạ với những cuộc tranh luận hiện đại trong nghiên cứu truyền thông cũng như chính sách truyền thông. Đặc biệt, đối với những tranh luận liên quan đến chính trị học thể chế, cấu trúc truyền thông, phản chức năng luận hậu hiện đại (postmodern anti-foundationalism) và chủ nghĩa đặc thù (particularism) đã thường thể hiện những đe dọa vô lý đối với những lý tưởng dân chủ hiện đại. Nếu không có cơ sở duy lý hoặc những tiêu chuẩn chung để đánh giá truyền thông, thì rõ ràng chủ nghĩa tương đối sẽ bao trùm và “chính trị học khác biệt” sẽ dẫn đến “chính trị học trung lập”. Dựa trên quan điểm cho rằng đa nguyên là một khái niệm tất yếu dẫn đến sự đồng thuận và không áp đặt bất kỳ giới hạn nào, thì đa nguyên hạn chế ở chỗ nó không hề bao hàm một nội dung cụ thể nào và không thể giải quyết những vấn đề liên quan đến cấu trúc truyền thông và các quy định dân chủ của truyền thông. Do đó, cần phải phân tích những cấp độ và ý nghĩa khác nhau của khái niệm này và các vấn đề liên quan đến nó.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông việt nam hiện nay (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w