Không gian truyền thông và kỷ nguyên kĩ thuật số

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông việt nam hiện nay (Trang 82 - 102)

1 T hm chí m ts nhà lý thuy cm thông cho ch nghĩa Marx ch or ngh tt ệư ưởng là mt khái n im đã kéo dài độ ệ ược tính h u d ng c a mình Pierre Bourdieu là m t ví d , ông cho r ng khái ni m h t tữụủộụằệệ ư ưởng (có đi u ch nh m t chút) ‘đã đềỉộượ ửc s

2.4.3. Không gian truyền thông và kỷ nguyên kĩ thuật số

Tháng 3 năm 2005, Liên hợp quốc đã chính thức ra mắt một chương trình đã được mong đợi từ rất lâu với tên gọi ‘Quỹ Tương trợ Số’ (Digital Solidarity Fund). Quỹ ra đời nhằm mục đích khuyến khích những sáng kiến giúp giải quyết tình trạng ‘phân phối và sử dụng không đồng đều công nghệ thông tin và truyền thông mới’ và ‘giúp những người dân và quốc gia đã từng bị gạt ra ngoài lề có thể bước vào thời đại mới của một xã hội thông tin’ (‘trích từ Digital Divide– Khoảng cách kĩ thuật số...’, 2005).Điều này sẽ có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn vẫn còn là một câu hỏi mở gây nhiều tranh cãi –hay nói cách khác những công nghệ số nào có thể tạo ra một sự khác biệt đáng kể, dành cho ai với những nguồn lực gì. Những tranh luận xung quanh kế hoạch về việc xây dựng Quỹ tại cuộc họp đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Xã hội Thông tin (WSIS) diễn ra vào tháng 12 năm 2003 đã cho thấy những dấu hiệu về tính chất phức tạp của ‘khoảng cách kĩ thuật số’,

và vấn đề này tiếp tục trở thành nội dung thảo luận trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh về thông tin sau đó tổ chức tại Tunisia tháng 11 năm 2005.11

Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa người dân bản địa với những công nghệ truyền thông mới mà cộng đồng của họ đã bắt đầu làm quen với phản ứng vừa mâu thuẫn vừa nhiệt tình trong suốt thập kỷ vừa qua. Để hình dung về tình trạng dao động đó, tác giả sẽ bắt đầu với ba trích dẫn giúp ta khớp nối các quan điểm. Đầu tiên là một trích dẫn thiên về xu hướng sử dụng công nghệ mới – của tác giả Jolene Rickard, một nghệ sĩ, học giả và người đứng đầu cộng đồng Tuscarora. Trích dẫn được lấy từ bài giới thiệu về một dự án trực tuyến gọi là CyberPowWow,12 khởi động vào năm 1996 nhằm mục đích đưa nghệ thuật của người Mỹ bản địa lên web nhiều hơn:

Không phải là người Hopi đã báo trước về một thời đại mà thế giới sẽ bị bao trùm bởi một mạng nhện với những dây điện? Thời đại đó đã đến... Không ai có thể nghi ngờ thêm nữa khi những người Thổ dân đã có đường điện, sẵn sàng lướt web và chát. Nó giống như một bộ nhớ ở xa khi nội dung thảo luận về máy vi tính, sự tương tác và người bản địa tràn ngập những cảnh báo tiên đoán. Nhưng mỉa mai thay, hình ảnh của Người bản địa vẫn bám sâu vào quá khứ. Ý nghĩ cho rằng người Anh-điêng sẽ ở giới hạn cuối cùng của công nghệ sẽ không nhất quán với hình ảnh áp đảo của người Anh-điêng ‘truyền thống’.

(Reckard 1999)

Trích dẫn thứ hai mang tính hoài nghi hơn, của Alopi Latukef, giám đốc khu vực của Outback Digital Network, 13 một mạng lưới truyền dữ liệu

11Các thông tin về WSIS xem tại http://www.itu.int/wsis/index-p1.html.

12Những người sáng lập ra website http://www.cyberpowwow.net/about.html, giải thích ‘dự án CyberPowWow ra đời năm 1996, vừa là một website vừa là một cung điện – nơi hàng loạt các phòng chat kết nối với nhau cho phép khách ghé thăm có thể tương tác với một người khác trong thời gian thực tế. Hình thức website và cung điện đã cùng tạo ra một triển lãm ảo với những tác phẩn nghệ thuật số (số hóa) và một thư viện từ khóa…’

nhanh dựa trên kỹ thuật số ra đời năm 1976 nhằm kết nối sáu cộng đồng Thổ dân châu Úc:

Sức mạnh của phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) có sức cám dỗ lớn đến mức nó có thể lấy đi quyền kiểm soát tập trung từ tay chính phủ và đặt vào tay của người dân, mang lại cho họ nhận thức về ... tăng cường năng lực. Tuy các cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ để giành quyền tự quyết giữ một vai trò phức tạp trong những nỗ lực đưa Kỷ nguyên Thông tin đến với các cộng đồng bản địa ở Úc và trên khắp thế giới nhưng người ta vẫn có thể cho rằng quyền tự quyết trong một hệ thống có thể đồng nghĩa với sự trả giá nhiều hơn đối với hệ thống khác.(Latukefu 2006: 4)

Latukefu tiếp tục:

Một câu hỏi cần được đặt ra trước tiên so với bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến việc sử dụng internet của người bản địa, chính là: cơ sở hạ tầng thông tin (info-structure) của ai sẽ quyết định cái gì có giá trị trong một nền kinh tế gắn liền với họ – cho dù là trong phạm vi kinh tế cộng đồng địa phương hay trong phạm vi kinh tế toàn cầu rộng lớn hơn? ...Liên quan đến vấn đề này là một vấn đề tổng quan về việc ai sẽ quyết định tri thức trong những cộng đồng xa xôi này và đối với cả những bộ phận dân cư bản địa rộng lớn hơn trong và ngoài nước Úc?

(Latukefu 2006: 4)

Trích dẫn thứ ba được lấy từ một bài nghiên cứu về quan điểm của người bản địa tại Hội nghị Thượng định Thế giới về Xã hội Thông tin, trong đó viết rằng, ‘Những kiến thức tập thể của chúng tôi không đơn thuần là một món hàng có thể mua qua bán lại giống như những hàng hóa khác trên thị trường. Chúng tôi phản đối mạnh mẽ những quan điểm dẫn đến nguồn lực thương mại hay nguyên liệu thô cho nền kinh tế tri thức của Xã hội Thông tin.’ Cũng giống như những người đồng nhiệm của họ tại các tập đoàn, những

đại biểu bản địa quốc tế muốn hạn chế việc chia sẻ những ý tưởng, kiến thức và chất liệu văn hóa đặc biệt. Họ ‘phản đối mạnh mẽ việc áp dụng khái niệm miền công cộng vào mọi khía cạnh liên quan đến văn hóa và bản sắc của mình’ và đồng thời ‘từ chối ứng dụng các cơ chế IPR [bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ] để công nhận những phát minh, bản quyền hay độc quyền đăng ký thương mại dành cho các sản phẩm, số liệu hay quy trình bắt nguồn từ tri thức truyền thống và biểu hiện văn hóa... của họ’ (Nghiên cứu Quan điểm Người Bản địa, 2003).

Những vấn đề được nhắc đến trong ba trích dẫn trên đều phản ánh những điều tôi đã nghe thấy trong chính nghiên cứu của mình khi hợp tác với các nhà sản xuất truyền thông bản địa, và những quan điểm không nhất thiết mâu thuẫn với nhau. Về cơ bản, chúng cùng đặt ra câu hỏi xem ai là người có quyền kiểm soát tri thức, và những cơ chế lưu thông mới do các công nghệ số tạo ra sẽ có những hệ quả gì. Với tư cách là một người nghệ sĩ bản địa, Rickard khớp nối một khát vọng, anh mong muốn được làm việc với những công nghệ số để gắn kết những cộng đồng bản xứ với nhau theo những cách của họ, đồng thời phản đối những khuôn mẫu cho rằng những cộng đồng truyền thống không nên tiếp cận những hình thức hiện đại. Latukefu lại cảnh báo rằng chúng ta phải xem xét đến cả những quan hệ quyền lực có quyền quyết định kiến thức của ai có giá trị, trong khi đó tuyên bố của Nhóm công tác về các dân tộc bản địa lại đưa ra cảnh báo mạnh mẽ chống lại quá trình hàng hóa hóa những kiến thức của người bản địa thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ của phương Tây.

Tại sao những mối quan ngại của người bản địa lại chỉ được nói đến trong những tranh luận về truyền thông mới? Tác giả cho rằng một phần của vấn đề liên quan đến sự trỗi dậy của thuật ngữ ‘Digital Age –Kỷ nguyên Số’ trong suốt thập kỷ vừa qua cùng với những giả thuyết theo sau nó. Nếu như

trước đây nó từng là tin tức gây sốc thì giờ đây nó đã trở thành một điều vô cùng tự nhiên với phần lớn số chúng ta – những cán bộ và trí thức trong lĩnh vực văn hóa phương Tây– và là một mốc về thời gian đánh dấu sự thống trị của một loại hình chế độ công nghệ nhất định (‘công nghệ Số’), giống như khi nhắc đến ‘Thời kỳ đồ đá’ thì ta sẽ liên hệ ngay đến những loại hình công cụ bằng đá và những nhà cổ sinh vật học. Vấn đề này thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn khi xét đến những con số thực tế sau: chỉ 12% dân số trên thế giới được kết nối đường điện(theo số liệu thống kê của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos tháng 1 năm 2005), và cứ 16 người trên 100 người trên thế giới được tiếp cận dịch vụ điện thoại cố định.14Giới trí thức tin học khi thấy những số liệu này có thể nảy sinh tham vọng với những cơ hội kinh doanh do nó mang lại. Tuy nhiên, một nhà nhân chủng học đã dành phần lớn sự nghiệp tìm hiểu sự hấp thu (uptake) truyền thông tại các cộng đồng bản địa xa xôi cho biết chủ nghĩa vị chủng (ethnocentrism) chưa được nghiên cứu dựa trên những giả định về Kỷ nguyên Số hoàn toàn đáng thất vọng; thực chất, việc internet có vẻ như phổ biến khắp nơi dường như là một ảo ảnh không có thật đối với những người Thổ dân. Ở đây tôi không có ý cho rằng những thay đổi lớn lao trong truyền thông, bản chất xã hội, sản xuất tri thức và trong chính trị do internet mang lại không phù hợp với cộng đồng hẻo lánh. Vấn đề đáng quan ngại là làm thế nào để ngôn ngữ có thể diễn đạt hết trong một tập hợp nhiều giả định bao trùm những khác biệt văn hóa theo cách mà người ta sử dụng những thứ liên quan đến kỹ thuật số– nếu có cơ hội – trong nhiều bối cảnh hoàn toàn khác nhau. Điều đó sẽ giúp bảo vệ tư duy khỏi việc công nhận sự khác biệt đang được nhiều loại hình truyền thông khác nhau thể hiện, đặc biệt trong những lĩnh vực quan trọng như sở hữu trí tuệ.

14Nội dung thảo luận về các con số thống kê tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2005 có thể xem tại

Trong phần này tác sẽ tìm hiểu cách thức làm thế nào các khái niệm như Kỷ nguyên Số ý thức được về tính chất tất yếu của tiến hóa, từ đó tạo ra sự phân tầng và chủ nghĩa vị chủng ngày càng lớn mạnh trong quá trình phân phối một số loại hình thực hành truyền thông nhất định, bất chấp những xu hướng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của phương Tây lên các nghiên cứu truyền thông trước đây cũng như bây giờ (xem Curran và Park 2000). Những công trình nghiên cứu về truyền thông mới (và cũ) do các cộng đồng bản địa tạo ra có thể sẽ giúp hiểu biết của chúng ta về ‘Kỷ nguyên Số’ ngày càng mở rộng và sâu sắc hơn theo nhiều cách dựa trên những quan điểm khác trong phạm vi gọi là ngôi làng toàn cầu (global village).

Trước tiên, tác giả sẽ bắt đầu bằng việc tóm lược lại một số cuộc tranh luận xung quanh phép tu từ Kỷ nguyên Số. Đối với những người quan tâm và nghiên cứu về vấn đề ‘Sản xuất Văn hóa trong một Kỷ nguyên Số’ cùng với những tác động toàn cầu của nó, nội dung tranh cãi chủ yếu xoay quanh các vấn đề như ‘liệu nó có phù hợp không nếu xét đến những cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến không bình đẳng (chúng ta sẽ không xét đến những loại hàng hóa cơ bản ở đây)’ở những vùng khác nhau trên thế giới nơi mà thuật ngữ ‘Kỷ nguyên Số’ được người ta sử dụng để chỉ giai đoạn hiện tại (xem Klinenberg và Benzecry 2005). Tranh luận này diễn ra song song với tranh luận gắn liền với vấn đề Khoảng cách kĩ thuật số, một cụm từ được tạo ra để mô tả tình trạng bất bình đẳng trong việc tiếp cận (hoặc thiếu tiếp cận) nguồn lực, công nghệ và những thứ khác đang diễn ra trên toàn cầu. Thậm chí,do muốn kêu gọi sự quan tâm có chủ định hướng đến tình trạng bất bình đẳng nói trên, thuật ngữ vẫn phải viện đến ngôn ngữ của quan điểm tân phát triển (neo- developmentalist), đưa ra giả định rằng những nhóm người tách biệt ít được ưu tiên văn hóa hơn, gần như không được tiếp cận các nguồn lực số – từ phía nam Bronx cho đến phía nam toàn cầu – đang không ngừng chờ đợi để bắt kịp

với phương Tây. Chắc chắn, theo như sự mô tả của ngôn ngữ thì họ đang hoàn toàn tụt lại phía sau trung tâm của sự phát triển hiện nay, cho dù trung tâm đó là Thung lũng Silicon hay MIT Media Lab.

Một số trường hợp điển hình xuất hiện trên tờ New York Times Wall Street Journal đã cung cấp những dẫn chứng thuyết phục phản biện lại giả định nói trên, đưa ra những cơ hội đáng để hi vọng, với những câu chuyện kể về những ngôi làng xa xôi hẻo lánh ‘đã bắt kịp’ với phương Tây. Ví dụ, trong một bài báo đăng trên tờ New York Times , tác giả James Brooks (2004) đã mô tả về công trình nghiên cứu của Bernard Krisher,người đại diện cho cả MIT’s Media Lab và Nhóm Viện trợ của Mỹ dành cho Cam-pu-chia, thực hiện tại làng O Siengle, Cam-pu-chia, một ngôi làng với chưa đến 800 người sống cạnh bìa rừng, điển hình cho cuộc sống của hàng triệu người dân châu Á đang sống ở khu vực chưa có đường dây điện của Khoảng cách kĩ thuật số. Thông qua dự án Motoman (Lái xe máy đưa Internet về làng), các trường tiểu học trong làng đã được kết nối với internet. Bởi vì nơi đây chưa có hệ thống điện hay điện thoại nên ngôi làng được trang bị pa-nô pin mặt trời để cung cấp năng lượng duy trì hoạt động cho hệ thống. Brooks đã mô tả về hệ thống đó như sau:

Một ‘người lái xe’ internet lái một chiếc xe máy màu đỏ từ từ đi qua các trường học [một lần một ngày]. Chỗ ngồi sau xe đặt một hộp kim loại màu xám với chiếc ăng-ten ngắn. Chiếc hộp có gắn một bộ chip thu phát tín hiệu Wifi không dây cho phép trao đổi email giữa chiếc hộp và các máy tính. Nói tóm lại, nơi sân trường rợp bóng cây và giếng nước quay tay lại trở thành một điểm phát tín hiệu Internet di dộng [một quy trình được nhân rộng trong năm ngôi làng khác nữa]. Khi màn đêm buông xuống, các xe máy này [từ năm ngôi làng khác nhau] quy tụ tại Banlung – thành phố của tỉnh. Ở đây, có một ngôi trường tiến bộ đã được trang bị chảo vệ tinh, cho phép gửi các email

lưu trữ trong hộp qua Internet ra thế giới bên ngoài.15

Câu chuyện này đúng là đáng chú ý, và nó đã được đăng trên Mục Kinh Doanh của Times, nó hấp dẫn người đọc một phần là vì câu chuyện đã đưa ra cơ hội cho những thị trường mới, hay chính là động lực thúc đẩy những sáng tạo thậm chí lý tưởng như ví dụ kể trên trong các lĩnh vực công nghệ dành cho người tiêu dùng, và rõ ràng máy tính và internet cũng bao gồm trong đó.

Theo tôi, thế giới công nghệ hình ảnh của những thời đại số và những Khoảng cách kĩ thuật số đã có tác dụng tái thiết lập trên thế giới một hình thức ‘nghiên cứu chính trị trong những thời kỳ phát triển địa chất khác nhau của trái đất’ (allochronic chronopolitics) (tôi mượn một thuật ngữ của tác giả Johannes Fabian trong tác phẩm Time and the Other viết năm 1983), và trong đó có một ‘thế giới khác’ tồn tại trong một thời kỳ không đương thời với chúng ta. Điều này thúc đẩy việc tái phân tầng thế giới cùng với những đường nét của tính chất hiện đại về sau, bất chấp những cam kết không tưởng của giới trí thức công nghệ thông tin trong thời đại số khi nói về tính khả thi của ngôi làng toàn cầu McLuhanesque trong thế kỷ 21. Trong suốt hai thập kỷ vừa qua, các học giả đã tranh cãi (chủ yếu) về quyền lực chuyển đổi của những hệ thống số và khả năng chúng có thể thay đổi cuộc sống hàng ngày, chính trị dân chủ và cả tư cách con người. Những hình dung về một sự biến đổi điển hình có lẽ được thể hiện rõ nét nhất trong tác phẩm kinh điển The Rise of the Net Work Society (Sự trỗi dậy của Xã hội mạng) của Castell 1996. Tiền đề của

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông việt nam hiện nay (Trang 82 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w