Lý thuyết xã hội và khía cạnh đạo đức của các chương trình truyền hình.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông việt nam hiện nay (Trang 143 - 146)

21 Xem Luhmann

3.3 Lý thuyết xã hội và khía cạnh đạo đức của các chương trình truyền hình.

truyền hình.

Những chủ đề liên quan đến tầng lớp luôn hiện diện trong rất nhiều các cuộc tranh luận về việc biên soạn các chương trình truyền hình ‘thực tế’. Trong những chương trình khi những người làm truyền thông chuyên nghiệp được thay thế bởi những ‘diễn viên xã hội’ (Nichols 1991), những diễn ngôn về tầng lớp thể hiện ở rất nhiều mức độ. Đầu tiên, truyền hình ‘thực tế’ thường được gọi là truyền hình ‘rác’, bởi nó đặt những người tham gia và khán giả vào vị trí thấp nhất trong hệ thống thứ tự phân loại thị

hiếu.23Thứ hai, người ta cho rằng truyền hình ‘thực tế’ nhằm mục đích tái hiện một cuộc khủng hoảng trong nền văn hóa quần chúng đô thị bởi vì những không gian công cộng và riêng tư đã dần bị đảo ngược và yếu tố ‘bình dân’ đã được đưa lên vị trí trung tâm. Theo tác giả Roger Bronley (2000), thuật ngữ ‘bình dân’ là một trong rất nhiều cách nói giảm nói tránh mới xuất hiện để thay thế cho thuật ngữ ‘tầng lớp lao động’sau ba mươi năm những lý thuyết tu từ chính trị và hàn lâm đã khẳng định sự chấm dứt của tầng lớp. Việc định vị kịch truyền hình (drama) trong phạm vi ‘bình dân’ cũng dẫn đến một tác động lớn hơn lên các yếu tố “hiện thực” - một lộ trình dẫn nhập nhờ nội dung phê phán hiện thực xã hội trong thể loại phim tài liệu và phim truyện – và điều này thường có sự liên hệ mơ hồ khó hiểu với tầng lớp lao động. Thứ ba, có một sự tái hiện điển hình về tầng lớp lao động trong truyền hình ‘thực tế’, chính xác là bắt nguồn từ hoàn cảnh kinh tế và văn hóa của họ: trong một nghiên cứu về chương trình truyền hình ‘thực tế’ Cheaters (kẻ phản bội) của Mỹ, một chương trình được thực hiện để giúp người tham gia có thể bắt quả tang vợ hoặc chồng trong lúc ngoại tình, tác giả Mimi White (2006) thừa nhận rằng người ta đã phải trả $500 để có thể bóp méo hình ảnh tầng lớp một cách dứt khoát, đến nỗi mà ‘Rõ ràng có một sự bóc lột tầng lớp đang tồn tại trong đó’ (t.229). Sự thật hiển nhiên này thường được giảm thiểu qua cách thể hiện lạc quan về những yếu tố dân chủ tiềm năng có trong truyền hình ‘thực tế’, và chính điều này ngay từ đầu đã xem nhẹ nguyên nhân vì sao những tầng lớp lao động có thể thực hiện một chương trình giải trí hay như thế (dù được trả hay không được trả thù lao).Thứ tư, có liên quan đến những điều đã trình bày ở trên, vấn đề tầng lớp trỗi dậy bởi vì những tiếp cận truyền hình có được để tìm kiếm những người tham gia tái sáng tác những câu chuyện không tưởng về tính

di động xã hội mà nền văn hóa chính trị tân tự do mang lại (Biressi và Nunn 2005), cho dù trên thực tế khoảng cách giàu nghèo vẫn đang gia tăng và di dộng xã hội diễn ra một cách trì trệ (Aldridge 2004). Cuối cùng, rất nhiều chương trình truyền hình được xây dựng thông qua những mối quan hệ tầng lớp trong đó tầng lớp lao động được thể hiện như một tầng lớp thiếu và cần được giáo dục trong văn hóa của tầng lớp trung lưu hay thượng lưu (một sự biến đổi của tự sự kiểu Pysgmalion, ví dụ như Ladette to Lady, hay sự phân hóa trong tầng lớp lao động thông qua phép chuyển nghĩa giữa gian khổ và được tôn trọng, ví dụ như Holiday Showdown, Wife Swap). Cho đến nay, mặc dù truyền hình ‘thực tế’rõ ràng đã bước vào tâm điểm của thực tế, diễn ngôn và tính nhạy cảm tầng lớp, một số tác giả làm về truyền hình và nghiên cứu truyền thông vẫn có khả năng viết về truyền hình ‘thực tế’ mà không cần đến một lý thuyết đầy đủ về các mối quan hệ tầng lớp.

Chương này sẽ trình bày về một cách nhìn nhận lớn hơn về việc làm thế nào vấn đề tầng lớp được tạo ra và tái hiện trên truyền hình, và hướng sự quan tâm đến những lý thuyết xã hội học mới về tầng lớp. Các chương trình truyền hình ‘thực tế’ cộng hưởng đáng kể với sự gia tăng bất bình đẳng và bất công nảy sinh dưới sự cầm quyền của những chính phủ tân tự do, chủ yếu thông qua cách thúc đẩy tự quản trị như một hình thức sư phạm, tạo ra các chương trình truyền hình thông qua melodrama (chính kịch âm hưởng). Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết cách thức các kỹ thuật chính kịch trên truyền hình ‘thực tế’ khắc họa sự tham gia có cảm xúc thông qua pha trộn những nét thật của đời thường với những cảm xúc mãnh liệt kịch tính bề ngoài, khiến cho lịch sử và giá trị giai cấp đặc biệt xuất hiện vừa mang tính bệnh lý và phổ quát. Mặc dù chương này dựa trên cơ sở nghiên cứu về truyền hình Vương quốc Anh và đặt

trong bối cảnh nước Anh,24 nó vẫn có thể giữ vai trò nhất định với những chế độ chính trị tương tự.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông việt nam hiện nay (Trang 143 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w