5 Lý thuyết hành vi và vấn đề thẩm mỹ trong truyền thông

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông việt nam hiện nay (Trang 162 - 171)

Một trong những cách thức điển hình nhằm mục đích thay đổi hành vi thông qua tính trách nhiệm trên truyền hình ‘thực tế’ là quan tâm đến yếu tố khiếu thẩm mỹ. Trong các chương trình như Changing Rooms, House Invaders, What Not to WearWould Like to Meet, người tham gia được đào tạo về cách thức để phát triển những yếu tố mà những người dẫn chương trình gọi là khiếu thẩm mỹ, phong cách, thiết kế, nghi thức, tất cả đều có liên hệ chặt chẽ với những quan điểm lâu đời về văn hóa trung lưu. Trong chương trình What Not to Wear, sự biến đổi của cái tôi cá nhân sẽ diễn ra hoàn toàn khi và chỉ khi những chủ thể thích nghi với đúng kiểu nữ tính (tư sản), có nghĩa là trang phục không bao gồm các thể loại vượt quá qui định (giới tính, màu sắc, bèo áo, phần để lộ cơ thể). Ví dụ, trong một tập (lần đầu tiên phát sóng ngày 29 tháng 9 năm 2004) các chuyên gia của chương trình đã giúp Michalina thay đổi diện mạo. Camera tập trung vào quần áo sáng màu và lòe loẹt, khuôn ngực chảy sệ, đồ trang sức sặc sỡ và lối trang điểm đậm trong khi một giọng thuyết minh châm biếm ‘hài hước’ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng khán giả hiểu được lập trường cơ sở để đánh giá những yếu tố thể hiện khiếu thẩm mỹ tệ thuộc về tầng lớp. Tương tự, Lisa Taylor đã ghi chép lại cách thức làm thế nào chương trình thay đổi phong cách vườn chỉ ra được những khiếu thẩm mỹ tầm thường của tầng lớp lao động, ví dụ như việc ưa thích những cây hoa nhí sặc sỡ, trước sự kinh ngạc của người chủ khu vườn, và điều đó khiến Taylor phải đưa ra gợi ý rằng ‘chiều sâu của ý nghĩa cá nhân [thuộc tầng lớp lao động] đã phải hy sinh và nhường chỗ cho những ảnh hưởng tinh khiết của mỹ học thiết kế’ (2005: 119). Những tiết mục thay đổi chính là những ví dụ của Bourdieu (1979) về ‘bạo lực tượng trưng’ được chứng minh qua cách hợp pháp hóa thị hiếu của tầng lớp trung lưu dưới tên gọi ‘phong

cách sống’ và tiến bộ. Thật khó hiểu rằng việc ‘hình thành phong cách sống’ được đưa ra thảo luận như một trong những tiêu chí để kết thúc vấn đề tầng lớp, trong khi trên thực tế nó chỉ là một trong những kĩ thuật được sử dụng để hạ thấp giá trị văn hóa và thị hiếu của tầng lớp lao động (Palmer, 2004). Thị hiếu, văn hóa và những giá trị của tầng lớp lao động bị làm cho lu mờ bởi nội dung các chương trình chủ yếu tập trung vào sự biến đổi cái tôi cá nhân – từ đó một cuộc sống tốt đẹp hơn được tạo ra thông qua sự điều chỉnh của cá nhân trong những mối quan hệ và lợi ích vật chất.

Thị hiếu của tầng lớp lao động phát triển thành một thứ đặc biệt được phổ biến rộng khắp và quy chuẩn như một thị hiếu ‘tốt’. Thậm chí trong chương trình Queer Eye for Straight Guy, ánh mắt lập dị ở đây chính là để ám chỉ con người ở tầng lớp trung lưu (Lewis 2007). Sự phổ biến thị hiếu, lối ứng xử, văn hóa của tầng lớp trung lưu thông qua ‘các chuyên gia’, và sự biến đổi tương lai theo kế hoạch của những chương trình, phản ánh một sự biến đổi xã hội lớn hơn diễn ra vào cuối thế kỷ hai mươi, nhờ đó quá trình phản công nghiệp hóa, việc xóa bỏ thời gian thử việc, giảm thiểu công đoàn và phong trào lao động loại bỏ tầng lớp lao động với tư cách là điểm tham chiếu trung tâm trong nền văn hóa phổ thông hiện đại. Savage đã viết:

Tầng lớp trung lưu khi chiếm lĩnh trong không gian văn hóa và xã hội trống rỗng cho nên nó trở thành một tầng lớp đặc biệt phổ biến. Hay nói một cách khác, mặc dù trên thực tế nó là một tầng lớp đặc biệt với một lịch sử phát triển cụ thể, nhưng dù vậy nó vẫn trở thành một tầng lớp mà bao quanh nó ngày càng có nhiều thực tiễn được coi là ‘chuẩn mực’, ‘tốt’ và ‘phù hợp’ một cách phổ biến. (2003: 536)

Nhưng sự phổ biến những giá trị của tầng lớp trung lưu trong truyền hình ‘thực tế’ không chỉ dừng lại ở yếu tố thị hiếu – nó đồng thời được thể hiện trong việc giám sát những kiểu cách ứng xử mà thông qua đó những cách

thức sống của tầng lớp lao động được phát triển và có vai trò như những vật cản đối với hành vi chiếm đoạt những biểu tượng giá trị đúng đắn và lối sống tiến bộ làm của riêng. Ví dụ, trong chương trình Ten Year Younger việc hút thuốc lá, tôn thờ mặt trời và thói quen ăn uống không lành mạnh là những hành vi không đúng theo chuẩn mực, được coi là đáng lên án và xấu hổ (Doyle và Karl 2007).

Những lối sống thường ngày hay được đưa vào những diễn cảnh nói đến cảm giác xấu hổ. Trong chương trình Honey, We’re Killing the Kids sự xấu hổ (không phải lựa chọn) hoạt động giống như một chất xúc tác. Ngay từ ban đầu, những bậc cha mẹ ở tầng lớp lao động đứng trong một căn phòng màu trắng trước một màn hình lớn. Hình ảnh những đứa trẻ của họ xuất hiện đúng như chúng hiện nay và sau đó đồ họa máy tính sẽ tạo ra hình ảnh của chúng ở độ tuổi bốn mươi. Hình ảnh bên ngoài của những đứa trẻ được biến hóa thành hình ảnh của bố mẹ chúng, được thuyết minh bởi một giọng điệu đưa sự kinh ngạc ngày càng tăng và lên đến cao trào khi những đứa trẻ có bề ngoài trở thành bố mẹ chúng, tượng trưng cho một tương lai thất bại qua những hình ảnh bề ngoài. Một bề ngoài già nua và không khỏe mạnh (giống như bố mẹ chúng luôn luôn như vậy) là những dấu hiệu của sự thất bại trong cuộc sống, mang lại một sự hình dung kịch tính về một diễn cảnh thể hiện sự xấu hổ. Nhìn lại hình ảnh của bản thân những bậc cha mẹ: họ chính là vấn đề ở đây trong hiện tại. Nhà tâm lý học gia đình, Kris Murrin, chịu trách nhiệm chỉ cho ‘họ’ thấy những cách thức cư xử ‘cần điều chỉnh’, tập trung vào những vấn đề trung lập rõ ràng như ăn kiêng và sống lành mạnh, đồng thời cũng chuyển hướng sang cả vấn đề cần có động lực và có một công việc tốt để làm tấm gương tốt cho con cái họ. Bà đưa ra một danh sách ‘những quy định vàng’ gồm: thực phẩm tốt cho sức khỏe, kế hoạch hàng ngày, những hoạt động có sắp xếp, sự tôn trọng, thời gian từng bước một, bỏ hút thuốc, thời

gian của ‘bạn’, trao trách nhiệm cho con cái, những hoạt động gia đình, việc học tập của trẻ em, việc học tập của người lớn, thử thách bản thân và con em, khích lệ con em. 29 Thêm một lần nữa, mặc dù vấn đề tầng lớp rõ ràng là một tập hợp các hoàn cảnh kinh tế xã hội rộng lớn hơn, thì ở đây chúng vẫn được giải quyết trên những khía cạnh thuộc về tâm lý và hành vi cá nhân. Điều này đã chứng minh cho một quan sát lớn hơn của Valerie Walkerdine (2003) về cách thức ngữ pháp về tâm lý thay cho ngữ pháp về bóc lột trong quá trình phổ biến phong cách sống của tầng lớp trung lưu. Những chuyên gia gia tâm lý có rất nhiều trong các chương trình truyền hình ‘thực tế’, nơi thậm chí chỉ cần thay đổi chế độ ăn cũng là chìa khóa dẫn đến một cuộc sống tốt hơn và một ‘con người mới’. Sự thất bại được cá nhân hóa ở mức độ tâm lý, như một kết quá của việc thiếu quan tâm đến bản thân, tách rời khỏi mọi bất công và khác biệt văn hóa, chính trị hay kinh tế.

Vấn đề làm mẹ đặc biệt trở thành một trong những lĩnh vực thất bại của tầng lớp lao động, gợi lại một quan điểm có từ lâu coi những người mẹ thuộc tầng lao động như những người bệnh (Lawler 2000). Jo, một ‘chuyên gia’ trong chương trình Suppernanny, đi đến nhà của những người tham gia để giúp vạch ra những thất bại của các bậc phụ huynh trong việc giáo giục con em và (thường xuyên) kiểm soát những thực phẩm có đường mà trẻ em dùng. Nội dung tập trung vào vấn đề nề nếp được thể hiện súc tích trên ‘bước đi nghịch ngợm’ như một trong nhiều hình thức tư vấn, được thể hiện như ‘những lời khuyên hữu ích’. Những lời khuyên cũng được bổ sung bằng những hướng dẫn trong lời nói. Thật khó để tìm thấy một phương pháp để nói chuyện với trẻ em, giải thích, trình bày tỉ mỉ và tuyệt đối không la hét: với tư cách như một bằng c hứng trọn vẹn hơn cho một chuẩn phát ngôn với quy tắc chi tiết tiêu biểu cho tầng lớp lao động. Theo những ghi chép của Deborah

Cameron về một sự biến đổi văn hóa to lớn hơn hướng đến những lý tưởng cá nhân hóa, thì giao tiếp được đánh giá cao như một con đường tiến bộ: ‘Giao tiếp tốt được coi như chìa khóa mở ra cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn; cải thiện giao tiếp “sẽ giúp cải thiện mọi yếu tố khác”’ (Cameron 2000: 1).

‘Giao tiếp tốt’ giống như một phép chuyển nghĩa xuất hiện theo nhiều cách. Vai trò của bàn ăn phòng khách trong đời thường là một mô típ khác giúp thay đổi hành vi. Những nhà tâm lý học khi nói đến đời sống gia đình thường nói đến chiếc bàn ăn tối như một nơi để gia đình quây quần nói chuyện. Nói chuyện và giao tiếp được xem như một trong những cách rõ ràng nhất để thực hiện trách nhiệm làm cha mẹ, và nó đối lập với hình ảnh của tầng lớp lao động, ‘ăn những bữa tối với TV’ giống như ‘những người cả ngày chỉ ngồi xem TV’ và không tương tác giao tiếp một cách hiệu quả. Máy thu hình trở thành đại diện của tội phạm đạo đức. Trong một tập Honey, We’re Killing the Kids, một gia đình được yêu cầu phải xây thêm một phòng ăn, để dành cho ‘những gì tốt đẹp nhất’, hướng tới thói quen ăn uống hàng ngày của gia đình. Chúng ta thấy rõ mức độ lo lắng mà hành động cưỡng chế tượng trưng mang lại cho người mẹ khi mà không gian phòng ăn ‘yêu thích’ của mình lại tượng trưng cho niềm kiêu hãnh và trách nhiệm.

Trong chương trình Family Forensics nhiều phần của ngôi nhà được (‘chuyên gia’ tâm lý học) coi như sự chuyển hướng từ một cách sống lành mạnh, có giao tiếp và hiện đại hơn, trên thực tế, được cách ly với băng hình có hình ảnh tội phạm. Việc thể hiện những điển hình về những tầng lớp lao động trong các chương trình biến họ trở thành những đối tượng thấp hèn được cụ thể hóa phục vụ cho các chương trình giải trí, đúng như khi họ ở trong Home Office White Papers, nơi những thực hành làm cha mẹ trở thành ‘những phương pháp’ (hay những kĩ thuật theo kiểu Foulcault trong việc chăm sóc bản thân) phải được đào tạo vì lợi ích công cộng (Gillies 2005).

Những gì mà các bậc cha mẹ được dạy ở đây trên thực tế là những tham vọng hướng tới và các giá trị của sự di dộng tầng lớp thông qua phân tích tâm lý đặc trưng của tầng lớp; giống như cách mà chương trình Honey, We’re Killing the Kids giúp ta hình dung, thay đổi thất bại chính là một sự thất bại trong quá trình di dộng bắt chước những chính sách giáo dục mà nhờ đó ‘những tầng lớp lao động dự định chuyển những bất lợi sang thế hệ sau của họ trong một chu kỳ nghèo khổ’ (Gillies 2005).

Do đó, các chương trình truyền hình ‘thực tế’ tìm kiếm được một sức mạnh mới thông qua một thể loại truyền hình khác tôn thờ việc thay đổi hành vi – đó là truyền hình công tác xã hội – ở đó những thất bại đạo đức có thể được định vị ở nhiều không gian riêng tư thuộc về hành vi cá nhân, tạo ra những yếu tố tương đương với những sáng kiến để thay đổi hành vi của chính phủ. Được thể hiện dưới lớp vỏ phong cách sống và tâm lý học, dường như những lý tưởng phổ biến và không thể bác bỏ này đã được chuẩn hóa nhằm phục vụ cho lợi ích của quốc gia dân tộc. Sự hiện diện không mấy dễ chịu của cảm giác xấu hổ nhắc chúng ta nhớ đến tính ngụy biện của những diễn ngôn nói về ‘sự lựa chọn’: trong chương trình You are What you Eat, camera đã đưa việc tiết lộ những hành vi riêng tư thầm kín lên một cấp độ mới, tập trung vào những thứ cặn bã như dẫn chứng hiện hữu về một lối sống không lành mạnh. Thói quen ăn đồ ăn nhanh có thể có những giải thích mang tính kinh tế và xã hội rộng lớn hơn khi một hình thức giải trí của tầng lớp lao động hay một sản phẩm về nhu cầu thời gian không được xem xét đến. Những đồ dùng gia đình có phong cách xấu trong chương trình thay đổi diện mạo là một dấu hiệu của việc thiếu tiến bộ, những nếp nhăn là dấu hiệu của những hoạt động giả trí trái với đạo đức trong các tour du lịch trọn gói, mỗi kiểu ứng xử được gán với một giá trị tiêu cực để từ đó mỗi phần trong đó thể hiện một cách hoán dụ ‘toàn bộ’ một con người xấu: những khác biệt văn hóa được hình dung thông qua

những chi tiết trần tục và riêng tư của cuộc sống thường ngày được thể hiện như một chương trình truyền hình được dàn xếp nói về các căn bệnh và thói hư đạo đức.

Tiểu kết chương 3

Trong tác phẩm Society of the Spectacle tác giả Guy Debord (1931/1994) cho rằng trong những xã hội nơi những điều kiện sản xuất hiện đại chiếm ưu thế, thông qua sự thống trị độc đoán của nền kinh tế thị trường, diễn cảnh không chỉ là một tập hợp các hình ảnh, nó còn các mối quan hệ xã hội giữa con người, thông qua trung gian là hình ảnh. Việc xây dựng các chương trình truyền hình ‘thực tế’ hiện đại thể hiện một cách tiếp cận đời sống xã hội mang tính phi lịch sử và thông qua các chương trình truyền hình, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là vấn đề tầng lớp không được nêu ra, bởi vấn đề tầng lớp đã có sự biến đổi trên phương diện hệ tư tưởng sang các vấn đề về tầm nhìn đạo đức và cá tính trong nền văn hóa chính trị, những vấn đề dễ dàng được nhận diện hơn. Do xem thường những quan điểm về cảm xúc và cảm giác 30 được tạo ra thông qua tính chất melodrama có trên truyền hình ‘thực tế’, một số nhà phê bình đã không thể xác định đúng những cơ chế giúp tái hiện vấn đề tầng lớp trong hiện tại. Điều này không có nghĩa là vấn đề tầng lớp không được tạo nên từ những yếu tố khác (ví dụ kinh tế) và trên những phạm vi khác (trong những phép tu từ chính trị và trong chính sách như ta đã thấy), thay vì chỉ có trên truyền hình ‘thực tế’, nơi tầng lớp được thể hiện thông qua những chương trình truyền hình, giản lược thành vấn đề tâm lý và chuyển tải các giá trị đạo đức.

Trong một xã hội tân tự do nơi giá trị xã hội của một cá nhân con người được chứng minh bằng khả năng tự quản lý, truyền hình ‘thực tế’ đặt

con người vào những tình huống hoàn cảnh mà con người chỉ có thể mất kiểm soát, khiến họ xuất hiện trong tình trạng hoàn toàn thiếu khả năng và không đầy đủ; nhưng thay vì định vị những thế lực khiến con người mất kiểm soát như xã hội, việc đối mặt trở thành một cách thử thách khả năng cá nhân và được thể hiện cụ thể trên cơ thể, tính tình, nhà cửa, phát ngôn, những thứ cặn bã... thông qua đạo đức hoán dụ, mỗi bộ phận mang theo giá trị của tổng thể. Tính trách nhiệm biến những sai lầm thành tội lỗi và trở thành nguyên tắc triết học để quy trách nhiệm. Nếu William (2001) đúng khi cho rằng melodrama mang theo những giá trị đạo đức của một quốc gia dân tộc nói chung, thì tôi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông việt nam hiện nay (Trang 162 - 171)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w