2 Chủ nghĩa tân tự do và vấn đề văn hóa truyền thông

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông việt nam hiện nay (Trang 64 - 82)

1 T hm chí m ts nhà lý thuy cm thông cho ch nghĩa Marx ch or ngh tt ệư ưởng là mt khái n im đã kéo dài độ ệ ược tính h u d ng c a mình Pierre Bourdieu là m t ví d , ông cho r ng khái ni m h t tữụủộụằệệ ư ưởng (có đi u ch nh m t chút) ‘đã đềỉộượ ửc s

2.4. 2 Chủ nghĩa tân tự do và vấn đề văn hóa truyền thông

Những phân tích về chủ nghĩa tân tự do trên phương tiện lý thuyết và lịch sử chính là một điều kiện cần (nhưng không đủ) để tìm hiểu về các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa trong hoàn cảnh hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu của Harvey, tác giả cho rằng chủ nghĩa tân tự do (Neoliberalism) là những chiến lược tái cơ cấu nhằm giải quyết những vấn đề tích luỹ quá độ đang tái diễn gây ảnh hưởng tiêu cực đến chủ nghĩa tư bản, để bảo vệ lợi ích cho những cá nhân, tập đoàn hùng mạnh, giàu có nhất và đặc biệt là nó không liên quan gì đến lợi ích xã hội.

Các tác giả thuộc các giới chính trị khác nhau đều cho rằng tăng trưởng là nền tảng cơ bản của chủ nghĩa tư bản bởi vì chỉ có thông qua tăng trưởng lợi nhuận mới được bảo đảm. Tình trạng đình trệ sẽ gây ra khủng hoảng cho chủ nghĩa tư bản. Mọi hệ thống kinh tế đều có xu hướng đi theo những chu trình mở rộng và khủng hoảng đặc biệt là hệ thống tư bản chủ nghĩa. Đối lập với quan điểm tự mãn hậu hiện đại (postmodern complacency) và bảo thủ đối với những chu kỳ nói trên, những phân tích kinh tế chính trị của quan điểm cánh hữu luôn cố gắng tìm hiểu xem những chu kỳ đó diễn ra như thế nào. Một số tác giả cho rằng giai đoạn này đang có những khủng hoảng tích lũy quá độ, do đó, không còn cơ hội đầu tư sinh lời dành cho tư bản dẫn đến sự đình trệ bế tắc. Điều này cũng đã từng xảy ra vào những năm 1930 và 1970. Những cuộc khủng hoảng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như dư thừa hàng hóa, khả năng sản xuất trì trệ - bao gồm một số lượng lớn nam

giới và nữ giới thất nghiệp; dư thừa phương tiện và thiếu tiền vốn. Một trong những đóng góp lớn của David Harvey đối với lý thuyết chính trị và xã hội là ông đã phân tích cách thức những nhà tư bản chủ nghĩa, quốc gia dân tộc và định chế tài chính liên quan đến những cuộc khủng hoảng đó, phân tích những nỗ lực để giải quyết vấn đề tái diễn này. Đối với Harvey, có hai cách chính để hấp thụ tư bản thừa. Cách thứ nhất, xét trên phương diện thời gian, thông qua đầu tư tư bản dài hạn. Điều này có thể tìm kiếm lợi nhuận trực tiếp (ví dụ như một loại thuốc mới hay một bộ phim mới) hoặc có thể diễn ra dưới dạng chi tiêu xã hội (ví dụ như mở những trường học mới). Cách thứ hai, xét trên khía cạnh không gian, thông qua việc tìm ra các thị trường mới, tạo ra những khả năng sản xuất mới, hay tìm kiếm những nguồn lực mới, bao gồm lao động, đất đai, nguyên vật liệu. Hay nói cách khác, trên đây là những cố gắng để sửa chữa hoặc giải quyết vấn đề về tích lũy quá độ thông qua những phương tiện thời gian và không gian (Harvey 1982, 1989).

Các chính sách của những nhà nước quốc gia, và các tổ chức quốc tế như IMF, đã có những tác động to lớn đối với những hình thức thực hiện các giải pháp không gian – thời gian, tác động đến việc lựa chọn những khu vực hay quốc gia nào sẽ được hưởng lợi, những khu vực và quốc gia nào không được hưởng lợi. Trong những công trình nghiên cứu gần đây của ông (đáng chú ý là các công trình vào năm 2003, 2005) Harvey khai thác một sự chuyển dịch mạnh mẽ đã diễn ra từ những năm 1970 theo cách mà các nhà nước quản lý những diễn biến kinh tế trong nước và quốc tế, khởi đầu với những thí điểm ở Chile và Argentina và kết thúc ở Mỹ và Anh những năm 1980. Và tất nhiên, thuật ngữ dùng để gọi tên khái niệm quản lý kinh tế chính trị kiểu mới này là chủ nghĩa tân tự do. Harvey phác họa chủ nghĩa tân tự do là một phản ứng trước những khủng hoảng kinh tế trên khắp thế giới do tích lũy dư thừa gây ra những năm 1970. Trong ví dụ đầu tiên, Harvey nhận xét rằng, đây là

‘một lý thuyết về thực hành kinh tế chính trị với giả thuyết cho rằng sự phồn vinh của con người sẽ được phát triển tốt nhất thông qua việc giải phóng sự tự do và kỹ năng kinh doanh cá nhân trong một cơ cấu thể chế hóa với đặc trưng về quyền lợi sở hữu cá nhân mạnh mẽ, những thị trường và mậu dịch tự do’ (2005: 2). Tuy việc ủng hộ lý thuyết tân tự do nói trên đã đưa mậu dịch tự do và doanh nghiệp tư nhân trở những công cụ để phục hồi kinh tế trì trệ, nhưng các tác giả lại đồng thời đặt ra giả thuyết về – đặc biệt đối với hoàn cảnh hiện nay – sự tồn tại dai dẳng của những thị trường độc quyền hùng mạnh và những nút thắt quyền lực nhà nước, đặc biệt là nước Mỹ.

Tuy nhiên, những lý thuyết nói trên đã được vận dụng như thế nào trong chính sách? Harvey (2005) cho rằng chủ nghĩa tân tự do đã tham gia vào sự chuyển dịch lịch sử quan trọng. Những nhượng bộ xã hội mà tầng lớp lao động trong những nền kinh tế công nghiệp phát triển giành được trong thời kỳ hậu chiến hoặc đã bị lật đổ hoặc đang bị đe dọa. Các chính sách tân tự do đã đưa tư bản tích lũy quá độ tách khỏi chi tiêu xã hội để thực thi công bằng xã hội và hướng tới những hình thức kinh doanh mang lại lợi nhuận cho một tầng lớp quốc tế mới, bao gồm những giám đốc điều hành và những nhà đầu tư. Đối với chủ nghĩa tân tự do, một yếu tố quan trọng không kém những thay đổi trong chính sách chính phủ là việc bãi bảo những quy định về vốn tài chính quốc tế, mặc dù điều này chưa được thừa nhận rộng rãi. Nó dẫn đến sự gia tăng hàng loạt các thế lực xuyên quốc gia và các hoạt động tài chính. Phố Wall và ‘Thành phố’ London với phạm vi nhỏ hơn đã trở thành những trung tâm lớn của tài chính toàn cầu. Bộ tài chính Mỹ và phố Wall đã có những tác động đáng kể lên việc điều tiết những hoạt động tài chính xuyên quốc gia này, ảnh hưởng đến những thể chế kinh tế chủ chốt trên toàn cầu, ví dụ như Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới, những thế lực chi phối các quốc gia yếm thế và góp phần mở rộng biên giới phục vụ ‘mậu dịch tự do’ và các dòng

chảy tài chính.

Do đó sự mở rộng chủ nghĩa tân tự do trên khắp thế giới đã tạo ra một mạng lưới tài chính của thặng dư tư bản toàn cầu với một mức độ tập trung quyền lực vô cùng lớn ( vừa phản ánh và thúc đẩy xu hướng bất biến trong cạnh tranh tư bản chủ nghĩa hướng đến thị trường độc quyền). Những thặng dư này được tận dụng thông qua đầu tư vào hoạt động ‘sản xuất’ mặc dù các hoạt động này thường cực kỳ tiêu cực (ví dụ xây đập ở Ấn Độ và Trung Quốc) và làm sụt giá tài sản tại các quốc gia yếm thế như Thái Lan và Mexico. Liên minh Phố Wall – Bộ tài chính Mỹ kiểm soát giá trị tư bản toàn cầu thông qua khả năng kiểm soát giá trị tiền tệ quốc tế, đồng đô la. Trên thực tế, chủ nghĩa tân tự do đã tái thiết nước Mỹ thành một bá chủ toàn cầu, một vị thế vẫn còn chưa chắc chắn với nhiều người kể cả tại thời điểm hiện tại hay ở những năm 1990. Vị thế này có thể không được bảo đảm lâu dài và trước đây cũng thế, trên cơ sở sự ổn định mong manh của hệ thống tài chính quốc tế. 4

Tuy nhiên, sự thống trị của nước Mỹ, song song với việc nước Mỹ sử dụng lực lượng quân đội như chính sách đối ngoại trung tâm đã giúp đã làm dấy lên những tranh cãi về chủ nghĩa đế quốc.

Do đó, chủ nghĩa tân tự do thực sự hữu ích và cần thiết – một thuật ngữ tổng quát để miêu tả yếu tố mới xuất hiện với tư cách các nguyên tắc hướng dẫn trung tâm của tư duy và quản lý kinh tế tại các nước công nghiệp phát triển – và dần dần là tại các nước đang phát triển và kém phát triển – trong suốt ba thập kỷ vừa qua.5 Điều này dễ hiểu bởi nó mang lại cơ sở cho một hình thái mới của chủ nghĩa đế quốc tư bản, dựa trên liên minh Bộ tài chính –

4Nhà l ch s kinh t h c Giovanni Arrighi cho r ng s tr i d y c a nh ng n n kinh t Đông Á sẽ làm lung lay s ị ử ế ọ ằ ự ỗ ậ ủ ữ ề ế ự

th ng tr c a Mỹ (Arrighi 2005). Đi u đó có th x y ra trong trung h n, nh ng hi n nay nố ị ủ ề ể ả ạ ư ệ ước Mỹ đã và đang vượt lên v i nh ng cú s c và nh ng cu c kh ng ho ng liên ti p trong năm mớ ữ ố ữ ộ ủ ả ế ươi năm qua và v n ti p t c phát tri n.ẫ ế ụ ể 5M t s nhà phê bình sẽ cho r ng thu t ng tân t do có nghĩa khá r ng do đó không h u ích l m. (Đi u này ộ ố ằ ậ ữ ự ộ ữ ắ ề

được tác gi Larner 2003 c c kỳ nh n m nh.) Nh ng trên th c t nh ng lý thuy t v tân t do đả ự ấ ạ ư ự ế ữ ế ề ự ược áp d ng ụ

Phố Wall – sức mạnh kinh tế chính trị (cũng như quân sự) của nước Mỹ. Nhưng làm thế nào những chính sách theo quan điểm tân tự do được phát huy và thực hiện trong các lĩnh vực văn hóa và truyền thông? Thuật ngữ chìa khóa ở đây chính là thị trường hóa – diễn tả một quá trình mà trong đó trao đổi thị trường ngày càng thâm nhập vào các lĩnh vực truyền thông và văn hóa. Nó liên quan đến một số các quá trình, đặc biệt là quá trình tư nhân hóa các thể chế và doanh nghiệp do chính phủ sở hữu, bãi bỏ cấm vận với các doanh nghiệp để họ có thể thu được nhiều lợi nhuận dễ dàng hơn, và mở rộng sở hữu tư nhân. Có rất nhiều lý do làm cơ sở cho sự tham gia của nhà nước vào các thị trường văn hóa, bao gồm: quan điểm cho rằng viễn thông nên được coi là tài sản sử dụng công cộng giống như đường xá giao thông hay hệ thống điện; và cả quan điểm cho rằng truyền hình là một nguồn lực quốc gia hạn chế mà các chính phủ cần phân chia ra từng phần; cũng như niềm tin cho rằng truyền hình có một sức mạnh xã hội đặc biệt cần phải được kiểm soát. Trong một tài liệu khác (Hesmondhalgh 2007: 105 – 36) quá trình những cơ sở lý luận trên bị suy yếu từ những năm 1980 đến 1990, dẫn đến hình thành bốn làn sóng thị trường hóa. Làn sóng thứ nhất diễn ra tại nước Mỹ từ những năm đầu thập niên 80, và sau đó làn sóng thứ hai đã có một ảnh hưởng quan trọng đến những thay đổi tại các nước công nghiệp phát triển. Làn sóng thứ ba vào đầu những năm 1990 chứng kiến một loạt các quốc gia với quan điểm quản lý và sở hữu nhà nước độc tài như chế độ Stalin ở châu Âu, phát động các chính sách giao tiếp và truyền thông ‘tự do hóa’. Cuối cùng là một loạt các thay đổi chính sách liên quan đến việc mở đường cho sự hội tụ giữa viễn thông, truyền thông và máy tính vào những năm 1990 và 2000.

Có hai yếu tố mang lại sự hợp thức hóa quan trọng cho quá trình thị trường hóa theo kiểu tân tự do ở lĩnh vực văn hóa và truyền thông. Yếu tố đầu tiên là ý tưởng về một xã hội thông tin (tồn tại ở hình thức khác như ‘kinh

tế tri thức’, và gần đây nhất là ‘kinh tế sáng tạo’) – trong đó thông tin, tri thức, văn hóa… trở thành các lĩnh vực phát triển nhất của nền kinh tế trong và ngoài nước, và là cơ sở cho triển vọng phát triển trong cả hiện tại và tương lai. Yếu tố thứ hai là việc khai thác những mối lo có thể hiểu được về những can thiệp của chính phủ lên những biểu hiện cá nhân, văn hóa và chính trị. Trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tân tự do, những cơ quan hoạch định chính sách quốc tế - cho dù là các liên minh siêu quốc gia của nhà nước như Liên minh châu Âu, các khối mậu dịch như NAFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ) hay các tổ chức thương mại quốc tế như WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) – đều có một vai trò quan trọng.

Những thay đổi nói trên sau đó kéo theo những thay đổi đáng kể trong các lĩnh vực văn hóa từ những năm cuối thập niên 80, trong đó phải kể đến sự phát triển xa hơn nữa của những tập đoàn có quy mô lớn, và những dòng chảy văn hóa quốc tế ngày càng mạnh hơn nhiều so với trước kia. Nói một cách trực tiếp, chính tư bản đã mang đến một sự quan tâm chưa từng có dành cho văn hóa - và tôi sẽ xem xét những lý do dẫn đến sự quan tâm đó sau đây. Như chúng ta thấy, các lý thuyết về ‘toàn cầu hóa’ và ‘chủ nghĩa đế quốc văn hóa’ có những lý giải hoàn toàn khác nhau về các dòng chảy văn hóa mãnh liệt và tiến triển nhanh mà thế giới đang chứng kiến. Mặc dù vậy, ở đây, tôi muốn nhấn mạnh vào một chiều hướng của chủ nghĩa tân tự do mà lý thuyết chưa tiếp cận được, chiều hướng – theo định nghĩa ngắn gọn của Harvey - ủng hộ và phát triển ‘quyền sở hữu cá nhân mạnh mẽ’. Trong lĩnh vực văn hóa (ở đây chúng ta hiểu là lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ những biểu tượng), cách thức quan trọng nhất để xây dựng và bảo vệ quyền sở hữu cá nhân là thông qua bản quyền. Đáng chú ý là trên thực tế khái niệm này đã hoàn toàn bị bỏ qua trong các phân tích truyền thông quốc tế nói riêng, trong đó bao gồm cả lý

thuyết ‘chủ nghĩa đế quốc văn hóa’, và ngay cả trong các nghiên cứu văn hóa truyền thông nói chung. Điều này thật không bình thường, bởi vì, theo tôi, các quyền sở hữu văn hóa (đặc biệt là bản quyền) là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong mối quan hệ giữa chủ nghĩa đế quốc và văn hóa.

Những nội dung liên quan đến việc thực thi hiệp ước của tổ chức thương mại quốc tế WTO là một dấu hiệu quan trọng cho thấy văn hóa, thông tin và tri thức đang trở thành những yếu tố trọng tâm của chủ nghĩa tư bản hơn bao giờ hết. Năm 1994, một bước phát triển quan trọng được thực hiện thông qua việc kí kết hiệp định TRIPS (Thỏa thuận về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ), một trong 28 hiệp định hay ‘chương’ ra đời sau vòng đàm phán thương mại thế giới Uruguay. Một thỏa thuận khác thiết lập tổ chức WTO và WTO sẽ chịu trách nhiệm thi hành TRIPS. 149 nước thành viên của WTO có nghĩa vụ tuân thủ các tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ do Hiệp định TRIPS thiết lập đã phải thay đổi thực hành và pháp luật quốc gia để thích hợp với những tiêu chuẩn này – với một số điều khoản và trì hoãn. Christopher May (2004) đã phân tích về quá trình các quốc gia đang phát triển được tiếp nhận những hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu thông qua những khóa đào tạo dành cho các nhà lập pháp và quản lý từ phía các tổ chức quốc tế, chính phủ và phi chính phủ. Quá trình này là con dao hai lưỡi. Một mặt, các nước đang phát triển sẽ có thêm kiến thức chuyên môn giúp họ tận dụng sự linh hoạt có trong hiệp định TRIPS. Mặt khác, rõ ràng là các quốc gia đó đang vô tình bị cuốn vào sự lây lan của một thứ mà ta gọi là chủ nghĩa đế quốc văn hóa. Ở cấp độ chính sách, việc tuân thủ các tiêu chuẩn của TRIPS đòi hỏi các nước thành viên phải thực hiện một số điều chỉnh mặc dù họ chưa có khái niệm gì về sở hữu trí tuệ theo hướng nó

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông việt nam hiện nay (Trang 64 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w