Tác động của toàn cầu hóa đối với truyền thông

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông việt nam hiện nay (Trang 61 - 64)

1 T hm chí m ts nhà lý thuy cm thông cho ch nghĩa Marx ch or ngh tt ệư ưởng là mt khái n im đã kéo dài độ ệ ược tính h u d ng c a mình Pierre Bourdieu là m t ví d , ông cho r ng khái ni m h t tữụủộụằệệ ư ưởng (có đi u ch nh m t chút) ‘đã đềỉộượ ửc s

2.4.1 Tác động của toàn cầu hóa đối với truyền thông

Thuật ngữ ‘toàn cầu hóa’ (globalisation) dường như đã nhanh chóng trở nên lỗi thời. (Tiedotustutkimus 29: 2, 2006) George W.Bush hầu như không bao giờ sử dụng thuật ngữ này, còn trong chính trị cánh tả, người ta thường liên hệ cụm từ trên với chương trình nghị sự những năm 1990 liên quan đến học thuyết chính trị ‘Con đường thứ ba’ của Clinton và chính phủ Blair thời kỳ đầu, trong đó những lợi ích của Mậu dịch Tự do giúp tăng cường sự phát triển của tư bản chủ nghĩa, và kết quả đạt được sẽ chia sẻ cho tất cả mọi người. Đối với cánh hữu, toàn cầu hóa vẫn được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên, môt số sự kiện diễn ra đầu thế kỷ 21 và những thay đổi trong đường lối tri thức đã khiến một thuật ngữ chính trị khác trở nên nổi bật và quan trọng hơn: đó là đế chế (empire) và chủ nghĩa đế quốc (imperialism).

Điều này không chỉ ám chỉ đến sự mạo hiểm tân bảo thủ của Mỹ tại Irac. Rõ ràng Chiến tranh vùng vịnh lần thứ hai và những hậu quả khủng khiếp của nó đã làm dấy lên một loạt những quan ngại, nhưng sau đó tất cả đã bị nhấn chìm một cách kỳ lạ trong những năm 1990. Trong số đó bao gồm cả

quan ngại cho rằng cuộc chiến tại Irac sẽ tái hợp nhất một số thành phần của cánh hữu cực đoan (ít nhất những bộ phận này liên quan đến chính trị học địa lý) bằng cách vạch trần bản chất nham hiểm của nước Mỹ thậm chí cả một số nước đã ủng hộ những can thiệp quân sự tại Kosovo và Afghanistan trước đây. Tuy nhiên, khái niệm đế quốc (empire) và chủ nghĩa đế quốc (imperialism) xuất hiện trở lại trước cả thời điểm diễn ra cuộc bầu cử của Geogre W.Bush. Tác phẩm Empire của Hardt và Negri, xuất bản năm 2000 đã được những nhà tư tưởng và hoạt động cấp tiến đón nhận. Giới trí thức theo quan điểm tự do và bảo thủ cũng ngày càng tỏ ra quan tâm đến chủ nghĩa đế quốc. Năm 2002, ai cũng biết tạp chí New York Times đã dành toàn bộ trang đầu chạy dòng tít ‘Đế quốc Mỹ’. Michael Ignatieff thuộc giới chính trị gia và bình luận Canada, vốn quen với thuật ngữ này, đã ca tụng sự bá chủ khai sáng của nước Mỹ là ưu việt (Ignatieff 2002). Jan Nederveen Pieterse (2004: 31) đã ghi lại những biện hộ khác cho đế quốc ‘khai sáng’ tương tự như trên và ông cho rằng ‘chủ nghĩa đế quốc’ trước kia thường được cánh tả hay dùng thì nay đã xuất hiện trở lại trở thành chủ đề chính trong ngôn ngữ hàng ngày.

Sự chuyển dịch từ toàn cầu hóa sang chủ nghĩa đế quốc được phản ánh chi tiết trong các bộ môn khoa học xã hội. Đối với những bộ môn liên quan đến nghiên cứu truyền thông quốc tế, trong những năm 1990 toàn cầu hóa đã thay thế chủ nghĩa đế quốc văn hóa và trở thành thuật ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trong các tranh luận ở những chuyên ngành nhỏ. Trong lý thuyết xã hội, toàn cầu hóa được sử dụng để nói đến tình trạng liên kết toàn cầu thay vì những áp bức được che giấu của nền kinh tế tự do mậu dịch - hoàn toàn khác với định nghĩa những nhà hoạt động cánh hữu, những chiến lược gia chính trị theo chủ trương ôn hòa. Ví dụ, tác giả John Tomlinson với những phê phán sâu sắc nhất về khái niệm chủ nghĩa đế quốc văn hóa đã đặt chủ nghĩa đế quốc hoàn toàn đối lập với ý niệm của khoa học xã hội này về toàn cầu hóa:

‘Ít nhất chủ nghĩa đế quốc bao hàm nhận thức về một quá trình có mục đích: sự phổ biến có chủ định của một hệ thống xã hội từ một trung tâm quyền lực ra khắp thế giới. Trong khi đó, khái niệm ‘toàn cầu hóa’ gợi ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực trên toàn cầu theo một cách không chủ định’ (1991: 175). Đến giờ, vẫn có nhiều câu hỏi xoay quanh vai trò của sự chủ định, chiến lược và chức năng phục vụ cho những lợi ích trong hệ thống toàn cầu xét trên phương diện các doanh nghiệp, quốc gia dân tộc và thể chế quốc tế. Việc các khái niệm đế quốc và chủ nghĩa đế quốc được sẵn sàng tiếp nhận phần nào trên thực tế cho thấy thuật ngữ ‘toàn cầu hóa’ của các nhà lý thuyết xã hội đang trốn tránh những vấn đề nêu trên.3

Điều đó không có nghĩa là ta không cần dùng đến khái niệm toàn cầu hóa. Tuy nhiên, có thể hiện nay thuật ngữ này được sử dụng theo quá nhiều cách khác nhau nên việc phân tích khái niệm này bị hạn chế. Người ta sử dụng nó quá thường xuyên để nói về sự chuyển dịch sang một thời đại mới với ‘tính chất phức tạp’ và ‘tính kết nối’, do đó ít hay nhiều thuật ngữ này xem nhẹ các khía cạnh bất bình đẳng, bóc lột và bất công. Đối với chủ nghĩa đế quốc cũng vậy, các phân tích về khái niệm này vẫn còn rất nghèo nàn, tuy nhiên nghiên cứu gần đây của tác giả David Harvey đã cho thấy rằng khái niệm này vẫn có tác dụng giúp ta tìm hiểu về thế giới hiện đại khi nó được sử dụng trong những bối cảnh chịu ảnh hưởng bởi biến đổi lịch sử và lý thuyết xã hội. Vì vậy, trong chương này, tôi cho rằng nếu được sử dụng một cách chính xác, thuật ngữ chủ nghĩa đế quốc có thể trở thành một khái niệm bổ ích để tìm hiểu mối quan hệ giữa kinh tế, chính trị, và văn hóa truyền thông của

3Trong s hàng ngàn các n b n lý thuy t xã h i vi t v toàn c u hóa, có th coi nh ng bài vi t c a Giddens ố ấ ả ế ộ ế ề ầ ể ữ ế ủ

(1990) đ ng hàng đ u, trong đó khái ni m toàn c u hóa đứ ầ ệ ầ ược phân tích đi đôi v i m t khái ni m khác c a lý ớ ộ ệ ủ

thuy t xã h i trong nh ng năm 1990, khái ni m hi n đ i. Jan Nederveen Pieterse (2004: 31-9) đã trình bày c ế ộ ữ ệ ệ ạ ụ

th v các m i quan h gi a toàn c u hóa và đ qu c. Ông đã đúng khi cho r ng toàn c u hóa không tể ề ố ệ ữ ầ ế ố ằ ầ ương đương v i ch nghĩa đ qu c nh ng cách phân bi t gi a hai thu t ng c a ông đã đ a ông đi đ n k t lu n c haiớ ủ ế ố ư ệ ữ ậ ữ ủ ư ế ế ậ ả

thu t ng trên ám ch nh ng th i đ i khác nhau, Th i đ i ‘toàn c u hóa hi n nay’ có th đã ch ng ki n s nhân ậ ữ ỉ ữ ờ ạ ờ ạ ầ ệ ể ứ ế ự

thời đại này. Những người theo chủ nghĩa Marx có thể sẽ dễ chấp nhận vấn đề này hơn những người có quan điểm khác. Tác giả cũng sẽ đề cập đến một vấn đề khác gây tranh cãi không kém: đó là cách hiệu quả nhất để xem xét chủ nghĩa đế quốc trong các mối tương quan với văn hóa trong bối cảnh hiện nay là thông qua tìm hiểu về khái niệm bản quyền.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông việt nam hiện nay (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w