D. Tổ chức tư pháp và tố tụng tư sản
b. Phápluật Xô Viết
* Đặc điểm chung
- Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới
- Gồm nhiều hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật chung của toàn liên bang; hệ thống luật của các nước cộng hòa
* Những ngành luật chủ yếu
- Luật hiến pháp Xô Viết: Ba lần ban bố hiến pháp (1924, 1936, 1977), điều chỉnh các mối quan hệ cơ bản, tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Luật hành chính Xô Viết: điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động, chỉ đạo và chấp hành của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Luật tài chính: điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong việc huy động và phân bổ nguồn tiền tệ của nhà nước.
- Luật đát dai Xô Viết: quy định quản lý đất đai với tính cách là tài sản của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Luật dân sự: điều chỉnh các mối quan hệ về tài sản và các mối quan hệ nhân thân phi tài sản. Đó là các chế định về quyềng tư hữu tài sản, hợp đồng dân sự, thừa kế.
- Luật lao động: điều chỉnh các quan hệ lao động của công nhân, viên chức - Luật nông trang tập thể: điều chỉnh cácquan hệ lao động, quan hệ tài sản, quan hệ quản lý.
- Luật hôn nhân gia đình: điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Luạt quy định điều kiện kết hôn, quan hệ nhân thân và tài sản trong gia đình; còn quy định con nuôi, ly hôn.
- Luật hình sự: quy định những hành vi nguy hiểm như thế nào đối với xã hội thì gọi là tội phạm.
- Luật tố tụng hình sự: quy định quá trình tố tụng đối với các vụ án hình sự. - Luật tố tụng dân sự: quy định quá trình tố tụng dân sự.
- Luật cải tạo băng lao động: quy định những nguyên tắc của chính sách cải tạo bằng lao động, thủ tục và điều kiện chấp hành hình phạt.
4.2.2.Nhà nước và pháp luật các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Châu Á
a. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu
* Nhà nước cộng hòa nhân dân xã hội Anbani
- Ngày 28/11/1921, Anbani tuyên bố độc lập, năm 1976 Anbani ban hành hiến pháp.
- Cơ quan quyền lực cao nhất là quốc hội, do phổ thông đầu phiếu bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm.
- Hội đồng bộ trưởng là cơ quan hành pháp cao nhất, đứng đầu là thủ tướng.Hội đồng bộ trưởng do quốc hội bầu ra.
* Cộng hòa nhân dân Ba Lan
- Sau khi hoàn thànhcachs mạng dân tộc dân chủ , Ba Lan chuyển sang thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp năm 1952 xác định Ba Lan là nhà nước dân chủ nhân dân.
- Cơ quan quyền lực tối cao là quốc hội - Chủ tịch nước đứng đầu nhà nước
- Cơ quan hành pháp cao nhất là chính phủ * Công hòa nhân dân Bungari
- Ngày 15/9/1946 nước Cộng hòa nhân dân Bungari được tuyên bố thành lập - Theo hiến pháp năm 1791, cơ quan quyền lực cao nhất là quốc hội
- Cơ quan hành pháp cao nhất là Hội đồng bộ trưởng.
* Ngoài ra: Cộng hòa dân chủ Đức, Cộng hòa nhân dân Hunggari, cộng hòa nhân dân Rumani đều tương tự như các nước trên về tổ chức bộ máy nhà nước.