D. Tổ chức tư pháp và tố tụng tư sản
d. Những quy định trong lĩnh vực hôn nhân gia đình
6.3. Nhà nước và pháp lật phong kiến Việt Nam (thế kỷ XV – thế kỷ XVIII) 1 Tổ chức bộ máy nhà nước
6.3.1. Tổ chức bộ máy nhà nước
Căm thù xâm lược nhà Minh, Lê Lợi – một địa chủ vùng Thọ Xuân, Thanh Hóa đã đứng lên triệu tập quan sĩ, lãnh đạo khỏi nghĩa Lam Sơn suốt mười năm trời (từ 1416 đến 1427), giành lại nền độc lập dân tộc, xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền, đưa đất nước ta vào một thời kỳ phát triển mới. Ngày 29-04-1428 Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Thuận Thiên (về sau miếu hiệu là Lê Thái Tổ) ở Đông Kinh (Thăng Long), khôi phục nước là Đại Việt, mở đầu triều đại nhà Lê (thường được gọi là nhà Lê sơ hay Hậu Lê để phân biệt với thời Tiền Lê của Lê Đại Hành).
Trải qua các triều vua Thái Tổ (1428-1433), Thái Tông (1434-1442), Nhân Tông (1443-1459), Thánh Tông (1460-1497), Hiến Tông (1497-1503) đất nước Đại Việt dần dần được phục hồi và phát triển lên một đỉnh cao mới về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục.
Về cơ cấu bộ máy hành chính, Lê Thái Tổ chấn chỉnh lại theo mô hình thời Trần. Dưới vua có hai chức Tả, Hữu tướng quốc, 3 chức Tư (Tư Không, Tư Mã, Thiếu Bảo, Thiếu Phó), Bộc xạ v.v..giúp việc bàn bạc, quyết định những công việc quan trọng của triều đình. Tiếp đến là hai ban văn và võ. Văn ban do Đại Thượng thư đứng đầu, các cơ quan chuyên trách Khu mật viện, Hàn Lâm viện, Ngũ hình viện, Ngự sử đài, Quốc tử giám, Quốc sử viện, Nội thị sảnh, các quán, cục, ty. Võ ban thì có các chức Đại tổng quản, Đại đô đốc, Đô tổng quản, Tổng quản, Tổng binh, Tư mã v.v. đứng đầu 6 quân Điện Tiền, 5 quân Thiết đột v.v. Ở địa phương, đứng đầu các Đạo là chức Hành khiển phụ trách mọi việc quân dân, sau đó là các An phủ sứ, Tri phủ, Tuyên phủ sứ, chuyển vận sứ đứng đầu các Trấn, Lộ, Phủ, Huyện…Xã có xã quan đứng đầu.
Năm 1428, Thái Tổ chia lại nước làm 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc (tương ứng với Bắc bộ ngày nay) và Hải Tây (từ Thanh Hóa vào đến Thuận Hóa). Dưới đạo là trấn, lộ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở là xã, gồm 3 loại: xã lớn 100 người trở lên, xã vừa 50 người trở lên và xã nhỏ 10 người trở lên.
Đất nước dần dần hồi phục và bước đầu phát triển. Xuất phát từ những yêu cầu mới của chính trị, kinh tế, xã hội, trong những năm 1460 – 1471, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính. Các chức vụ trung gian giữa vua và cơ quan hành chính như Tướng quốc, Bộc xa, Tư đồ, Đại hành khiển, Trung thư sảnh v.v. đều bị bãi bỏ. Vua trực tiếp chỉ đạo 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công (do Thượng thư đứng đầu) là những cơ quan chính phụ trách mọi công tác của triều đình. Giúp việc cụ thể có 6 Tự, Viện hàn lâm, Viện Quốc sử, Quốc tử giám, Bí thư giám v.v. Bộ phận thanh tra quan lại được tăng cường: ngoài Ngự sử đài có 6 khoa là Trung – Hải – Đông – Tây – Nam – Bắc chịu trách nhiệm theo dõi các Bộ. Về quân đội, vua cũng là người chỉ huy tối cao; bên dưới có 5 quân Đô đốc phủ, các Vệ quân bảo vệ kinh thành và Triều đình.
Ở các Đạo Thừa tuyên, Thánh Tông đặt ba Ty: Đô tổng binh sứ ty (Đô ty) phụ trách quân đội, Thừa tuyên sứ ty (Thừa Ty) phụ trách các việc hành chính dân
sự, Hiến sát sứ ty (Hiến ty) phụ trách việc thanh tra quan lại trong đạo của mình.
Ở Trung ương, các cơ quan nhà nước cũng được sắp xếp lại. Năm 1465, Lê
Thánh Tông đổi 6 Bộ thành 6 Viện, mỗi Viện do một Thượng thư đứng đầu, và đổi lại tên các Khao cho phù hợp với tên của 6 Viện: Trung thư khao thành Lại khoa, Hải khoa thành Hộ khao, Đông khao thành Lễ khoa, Nam khoa thành Binh khoa, Tây khoa thành Hình Khao, Bắc khoa thành Công Khoa. Nhiệm vụ của 6 Viện chia nhau trông coi và thừa hành mọi công việc trong nước, còn 6 Khoa thì kiểm soát công việc của 6 Viện. Năm 1466, Lê Thánh Tông lại bỏ tên lục Viện, khôi phục lại tên lục Bộ và đặt thêm Lục tự gồm: Đại Lý tự, Thái thường tư, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự và Thượng bảo tự, để trông coi những công việc phụ không thuộc nhiệm vụ của 6 Bộ. Bên cạnh 6 Bộ, 6 Khoa, 6 Tự ấy còn có các cơ quan giúp việc nhà vua như: Ngự sử đài, Hàn Lâm viện, Đông các viện v.v. Về võ ban thì đặt
Ngũ phủ thống suất quân đội toàn quốc do các chức tả, hữu đô đốc cầm đầu. Cả hai
ngạch quan văn, võ ấy có một số trọng chức đứng đầu triều đình như Bình Chương tướng quốc, Tam thái, Tam thiếu v.v gọi là quan đại thần.
Năm 1466, Thánh Tông chia lại cả nước thành 12 đạo Thừa tuyên. Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và phủ Trung Đô. Năm 1469, đổi Thiên Trường thành Sơn Nam, Nam Sách thành Hải Dương, Quốc Oai thành Sơn Tây, Bắc Giang thành Kinh Bắc và phủ Trung Đô thành phủ Phụng Thiên, cho vẽ bản đồ trong cả nước, quy định rõ khu vực địa giới hành chính của 12 đạo Thừa Tuyên. Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất ở phía nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, Lê Thánh Tông lập thêm Thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. Năm 1490, bản đồ trong nước được xác định gồm: 13 đạo Thừa tuyên, 52 phủ, 178
huyện, 50 châu, 20 hương, 36 phường, 6851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguyên, 30 trường(19). Các xã cũng được quy định lại: xã lớn 500 hộ, xã vừa từ 300 hộ trở lên, xã nhỏ từ 200 hộ trở lên. Kinh đô Thăng Long (Đông Kinh gồm 2 huyện: Thọ Xương và Quảng Đức). Ngoài ra còn Tây Kinh (hay Lam Kinh (hay Lam Kinh tức Lam Sơn – Thọ Xuân – Thanh Hóa).
Các phủ có Tri phủ đứng đầu, các huyện, châu có Tri huyện, Tri châu đứng đầu. Hành chính cơ sở là các xã, đứng đầu là chức Xã quan được đổi gọi là Xã trưởng. Ở miền thượng du, các bản, mường vẫn được giao cho Tù trưởng, Lang đạo cai quản như cũ. Riêng mạn biên giới phía Bắc, nhà Lê cử thêm một số tướng giỏi miền xuôi lên trấn trị và biến thành “Phiên thần”, đời đời nối nhau cai quản địa phương. Chủ trương của Lê Thánh Tông là bảo đảm sự thống nhất trong chính quyền từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương.
Hành chính nhà nước Việt Nam thời Mạc (Bắc triều – từ 1527 đến 1592)
Bối cảnh lịch sử
Đầu thế kỷ XV, các vua Lê Hiến Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực sao nhãng việc triều chính, ăn chơi sa đọa; bọn qúy tộc ngoại thích dựa thế nhà vua, kết thành bè cánh nắm hết quyền hành, giết hại công thần, tôn thất; bọn quan lại địa phương mặc sức tung hoành, nhũng nhiễu, đến nỗi phố xã chợ búa, hễ thấy bóng quan thì dân vội đóng cửa và tìm đường ẩn trốn; phong trào nông dân khởi nghĩa đã nổ ra mạnh mẽ và rầm rộ (tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo); nhiều cuộc bạo động lẻ tẻ của nông dân ở các nơi và miền núi đã bùng nổ….Tất cả những điều đó đã nói lên tình trạng khủng hoảng xã hội đang làm lung lay nền thống trị của nhà Lê sơ.
Dựa vào công lao của mình trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân và đánh bại các thế lực chống đối, dựa vào sự ủng hộ của một số quan tướng, Thái phó Nhân Quốc công Mạc Đăng Dung (người làng Cổ Trai – Nghi Dương – Hải Phòng) tự quyền phế vua Lê Chiêu Tông, lập Lê Xuân (Cung Hoàng) lên làm vua. Sau đó, năm 1527, nhận thấy sự bất lực của nhà Lê và nghĩ rằng thần dân
trong nước đã theo mình, ông bức vua Lê phải nhường ngôi cho mình. Mạc Đăng
Dung lên làm vua, đặt niên hiệu là Minh Đức lập ra triều đại nhà Mạc (sử gọi là Bắc Triều), kinh đô ở Đông Đô (Hà Nội).
Triều nhà Mạc từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Mậu Hợp truyền ngôi được 5 đời vua, kéo dài tổng cộng 65 năm. Sau khi Mạc Mậu Hợp bị giết, theo lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, họ Mạc rút lên chiếm cứ Cao Bằng. Đến năm 1688 thế lực nhà Mạc ở Cao Bằng mới thực sự bị triều đình Nam triều tiêu diệt hoàn toàn.
Việc cai trị hành chính của đất nước lúc bấy giờ chia làm hai: từ Sơn Nam (Ninh Bình – Nam Định) trở ra thuộc về họ Mạc (là Bắc Triều), từ Thanh Hóa trở vào thuộc nhà Lê (là Nam Triều).
Tổ chức bộ máy hành chính thời Mạc
Ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, Mạc Đăng Dung đã tế trời đất ở đàn Nam Giao rồi ra ngự ở chính điện; truy phong ông tổ bảy đời là Mạc Đĩnh Chi làm Kiến
thủy khâm minh văn Hoàng đế rồi lập con trưởng là Mạc Đăng Doanh làm Thái tử,
phong em trai là Mạc Quyết làm Tín Vương, truy phong em trai là Đốc làm Từ Vương, cả ba người em gái của Mạc Đăng Dung đều được phong công chúa. Mạc Đăng Dung phong tước cho dòng họ Mạc; đồng thời, cũng phong tước cho một loạt người của các dòng họ khác đã có công tôn phò họ Mạc.
Mạc Đăng Dung tuy đã lên làm vua, nhưng còn sợ lòng người tưởng nhớ nhà Lê, cho nên công việc hành chính vẫn theo nếp cũ của nhà Lê. Về cơ bản, bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương của triều Mạc vẫn duy trì theo khuôn mẫu đã được thiết lập khá quy cũ của thời Lê Sơ.
Theo lối nhà Trần, tháng 12 năm 1529, làm vua được ba năm, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh rồi về ở Cổ Trai Nghi Dương Kinh làm Thái Thượng Hoàng lúc 46 tuổi. Đăng Doanh làm lễ đăng quang, đổi niên hiệu là Đại chính, tôn bà nội là Đặng Thị làm Thái Hoàng thái hậu, tôn cha là Mạc Đăng Dung làm Thái Thượng Hoàng, xây cung điện Nguy nga ở làng Cổ Trai là Kinh Dương để cha thưởng lãm vui thú điền viên nhưng ngụ ý là để ông trấn giữ vùng Hải Đông – Hải Tần. Mỗi tháng hai lần Mạc Đăng Doanh dẫn quần thần về phụng yết Thái Thượng Hoàng. Mọi việc trọng đại vẫn do Mạc Đăng Dung định đoạt.
Mạc Đăng Doanh cho xây cung điện ở Cổ Trai gọi là Kinh Dương ở vùng biển quê nhà, cắt đất mấy huyện nay thuộc Hải Phòng để xây dựng một kinh đô vùng biển với cái nhìn về biển để phát triển xã hội. Đó là một yếu tố mới. Tuy nhiên nhà Mạc đã thổi tiếng kèn ngập ngừng bởi điều kiện lịch sử bấy giờ chưa cho phép nhà Mạc thực hiện được thành công (1). Nhà Mạc còn chú trọng đặc biệt đến việc tăng cường và xây dựng lực lượng quân đội, tổ chức lại các Vệ (ngoài hai Vệ quân là Cẩm Y và Kim Ngô cũ) lập thêm hai Vệ mới là Hưng Quốc và Chiêu Vũ. Bốn Vệ quân này thống lĩnh toàn bộ quân thường trực ở kinh thành ở kinh thành và các Trấn. Bốn Vệ quân này thống lĩnh toàn bộ quân thường trực ở kinh thành và các Trấn. Dưới Vệ có các Ty, mỗi Ty có một viên Chỉ huy sứ, một viên Chỉ huy đồng tri, một viên Chỉ huy thiên sứ, một viên thư ký, mười Trung hiệu và 1.100 Trung sĩ.
Trước sự uy hiếp tấn công xâm lược từ phái Bắc (do Nguyễn Kim cầu viện), nhà Mạc đã đầu hàng nhà Minh. Năm 1541, nhà Minh đã ra chiếu gọi nước ta là
An Nam Đô thống Ty, phong Mạc Đăng Dung là An Nam Đô thống sứ, đổi các
Lộ thành Tuyên phủ Ty. Tuy vậy, những thay đổi nói trên là danh nghĩa, vì lúc này nhà Minh đang gặp những khó khăn lớn trong nội bộ không đủ sức vươn tới cai trị nước ta.
Suốt thời kỳ từ năm 1527 đến năm 1592, nhà Mạc tồn tại trong hoàn cảnh đặc biệt: vừa xây dựng triều chính, vừa phải chống lại các thế lực chống đối – đó là các cựu thần nhà Lê và chiến tranh với Nam Triều. Trong khi đó, tệ nạn tham nhũng, hạch sách nhân dân của hàng ngũ quan lại trong bộ máy cai trị nhà Mạc càng ngày càng gia tăng phổ biến. Các vua Mạc ăn chơi xa xỉ và hoang dâm vô độ. Nội bộ lục đục, mâu thuẫn giữa các hoàng thần nhà Mạc và quần thần nổi lên. Nhiều quần thần dâng sớ khuyên can vua nhưng vô hiệu, họ đều chán nản và lui về ở ẩn. Tháng 10 – 1580, Mạc Kính Điển là người có uy lực làm trụ cột của triều Mạc qua đời. Quan lại thì hèn nhát, tham lam vô trách nhiệm, triều thần thì vô mưu, không biết dùng kế sách gì để ứng phó với thời cuộc. Ung Vương Mạc Đôn Nhượng giữ quyền phụ chính, nhưng thường về vui thú ở Dương Kinh, việc triều chính bê bối, không ai quyết đoán. Các quan có việc muốn yết kiến bẩm báo, vua Mạc Mậu Hợp không giải quyết nổi, do vậy triều thần trễ nải, không sự thiết triều, ít đến công đường, tránh né công việc hành chính.
Từ năm 1582 đến năm 1587, Mạc Mậu Hợp dốc sức xây dựng điện Giảng học, tu sửa thành Thăng Long, chỉnh đốn quân mã, sai đắp lũy, đào hào phòng thủ…Khi quân Lê – Trịnh tấn công, Mạc Mậu Hợp vẫn phải bỏ kinh thành chạy sang bến Bồ Đề ở bắc sông Hồng để cố thủ. Vương triều nhà Mạc bại trận và sụp đổ sau đó.
(Nam triều – từ 1533 đến 1592) Sơ lược lịch sử
Sau khi nhà Lê bị họ Mạc cướp ngôi, nhiều cựu thần nhà Lê đã phản ứng kịch liệt, nhiều cuộc chiến tranh đã bùng nổ chống lại nhà Mạc nhưng đều bị nhà Mạc tiêu diệt . Đầu năm 1532, An Thành Hầu Nguyễn Kim đã dựa vào sự giúp đỡ của vua Ai Lao (Lào) chiêu mộ quân sĩ, luyện tập binh dị và năm 1533 đã tôn hoàng tử Duy Ninh (mới 11 tuổi, con vua Lê Chiêu Tông với Phạm Thị Ngọc Quỳnh) lên làm vua lấy niên hiệu là Lê Trang Tông. Nhà Lê lại được dựng lên – các nhà chép sử gọi là thời Lê trung hưng. Sau đó Nguyễn Kim đã đón Lê Trang Tông và triều đình về Thanh Hóa. Một triều đình mới của nhà Lê đã được hình thành ở Thanh Hóa (sử gọi là Nam triều). An Thành Hầu Nguyễn Kim được phong là Hưng quốc công giữ chức Thái sư. Từ 1539 quân Nam triều của Lê Trang Tông đã tiến công trấn lị Thanh Hóa, Nghệ An, đến năm 1546 đã làm chủ vùng đất Thanh – Nghệ - Tĩnh. Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết. Vua Lê Trang Tông đã phong cho con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm (người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, phủ Quảng Hóa) làm Thái sư Lạng quốc công, nắm giữ toàn bộ binh quyền. Từ đó cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều kéo dài liên tục suốt 50 năm. Năm 1546, Trịnh Kiểm lấy danh nghĩa phù lê, diệt Mạc nên nhiều hào kiệt, danh sĩ như Lương Đắc Bằng, Phùng Khắc Khoan đã tìm vào Thanh Hóa tụ nghĩa.
Năm 1548, vua Lê Trang Tông mất, Trịnh Kiểm cho lập hoàng tử Duy Huyên 15 tuổi lên nối ngôi là Lê Trung Tông lấy niên hiệu là Thận Bình. Tháng giêng năm 1556, vua Trung Tông mất khi mới 22 tuổi, không có con nối dõi, Trịnh Kiểm cùng các đại thần cho người tìm được Lê Duy Bang là cháu xa đời của vua Lê Thái Tổ sống ở Hưng Bố Vệ (phía Nam Thị xã Thanh Hóa ngày nay) đưa về lập
làm vua. Lúc đó, Duy Bang 25 tuổi, lấy niên hiệu đầu tiên là Thiên Hựu gọi là Lê Anh Tông.
Việc quân ở ngoài cũng như ở nội triều, tất cả đều do Trịnh Kiểm tự quyết, sau đó mới tâu lại với vua Lê. Các trận đánh với quân Mạc đều do Trịnh Kiểm chia quân điều khiển, chỉ huy. Tháng 2-1570, Trịnh Kiểm ốm nặng rồi mất, trao quyền lại cho con là Trịnh Cối. Anh em Trịnh Cối và Trịnh Tùng giành nhau quyền bính. Triều Lê lục đục. Vua Lê Anh Tông tin tưởng giao quyền hành cao nhất cho Trịnh Tùng tước Trưởng quận công thống lĩnh quân đội. Trịnh Tùng là kẻ quyết đoán, uy quyền, hống hách, vua cũng lấy làm lo cùng Lê Cập Đệ mưu trừ họ Trịnh. Nhưng sự không thành, vua cùng với bốn hoàng tử chạy vào Nghệ An. Trịnh Tùng sai