D. Tổ chức tư pháp và tố tụng tư sản
c. Những chính quyền tự chủ thế kỷ thứ X và sự kết thúc Bắc thuộc
* Chính quyền họ Khúc (905-930)
- Khúc Thừa Dụ tự xưng tiết độ sứ và tiến hành xây dựng đất nước, đến con là khúc Hạo thì sự phát triển của chính quyền lên một bước mới
- Xây dựng chính quyền thống nhất từ trung ương tới địa phương, chia lãnh thổ thành các cấp hành chính: Lộ, phủ, châu, giáp, xã.
- Pháp luật: đường lối chính trị thân dân, sửa đổi lại thuế khóa và lao dịch của thời thuộc Đường, làm bình quan thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ khai hộ khẩu.
* Chính quyền Dương Đình Nghệ (931-937)
- Năm 931 Dương Đình Nghệ lập lại nền tự chủ và xưng là tiết độ sứ. Năm 937 Dương Đình nghệ bị Kiều Công Tiễn, một viên tướng dưới quyền giết chết đoạt chức tiết độ sứ.
- Năm 938 Ngô quyền diệt Kiều Công Tiễn và quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng. chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc.
Chương 6 NHÀ NƯỚC VỀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM (938 – 1884) 6.1. Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam
6.1.1. Lược sử các triều đại
6.1.2. Cơ sở hình thành, phát triển nhà nước và pháp luật phong kiếnViệt Nam Việt Nam
a. Lễ nghi
Trong chính thể quân chủ phong kiến, lễ nghi là luật pháp, vi phạm lễ nghi là vi phạm pháp luật. Lễ nghi bao gồm:
- Quy chế về các loại phẩm phục vụ của đế vương, quý tộc, quan lại (quần áo, mũ, xe, thuyền, kiệu, võng, người hầu)
- Nghi lễ tín ngưỡng: Lễ tế trời đất (lễ Nam giao), lễ tế bốn mùa, lễ thờ tôn miễu, lễ kỵ, lễ quốc tang;
- Nghi lễ lên ngôi vua, tấn phong: lễ tấn phong thái thượng hoàng, lễ tấn phong hoàng hậu, lễ lập hoàng hậu
b. Đạo đức
- Bất cứ một hành vi nào vi phạm đạo đức đều có thể bị coi là vi phạm pháp luật.
- Đạo đức ở đây được hiểu là của giai cấp thống trị