Bối cảnh thị trường du lịch

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing dịch vụ tại Resort Sand Garden (thuộc Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Anh Hiếu) (Trang 53 - 54)

B. PH Ầ NN Ộ I DUNG

3.1.1. Bối cảnh thị trường du lịch

Trong năm 2015, tình hình phát triển của ngành du lịch có những chuyển biến

tích cực. Vượt lên những khó khăn và thách thức, ngành du lịch đã thu hút hơn 7,94

triệu lượt khách quốc tế(tăng 0,9% so với năm 2014), phục vụ 57 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 337.830 tỷ đồng. Cùng với sự cộng hưởng của sự theo dõi sát sao và chỉ thị đúng đắn của Chính phủ thông qua những chính sách hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch có bước nhảy vượt bậc trong thời kì đổi mới đó là sự miễn thị thực cho công dân của một số quốc gia như Cộng hòa Belarus, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và I-ta-li-a. . Chưa dừng lại ở đó, tất cả các Bộ, ban, ngành liên quan cũng đã tích cực triển khai các hoạt động một cách chủđộng và nhanh chóng cũng đã giúp vực dậy ngành du lịch Việt Nam. Năm 2015 cũng là năm của sự nhảy vọt của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cao cấp, cũng là nền tảng vững chắc cho việc đón khách du lịch nghỉ dưỡng có chi tiêu cao và lưu trú dài ngày. Đến năm 2015, cả nước có 18.850 cơ sở lưu trú với 360.000 buồng, trong đó có 94 khách sạn 5 sao với 24.966 buồng, 220 khách sạn 4 sao với 28.355 buồng, 442 khách sạn 3 sao với 30.830 buồng. Đặc biệt, nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn của các nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực du lịch như VinGroup, SunGroup, FLC, Tuần Châu, Mường Thanh… được đưa vào hoạt động góp phần hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại và cao cấp tại nhiều địa phương như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…, tạo động lực cho phát triển du lịch của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung, góp phần thúc đẩy tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam. Song song, công tác xúc tiến quảng bá du lịch được tăng cường mạnh mẽ và đổi mới cả về nội dung và hình thức. Cùng với các phương thức truyền thống như tham gia hội chợ, đón các đoàn famtrip/presstrip, tổ chức phát động thị trường tại nước ngoài, ngành du

50

lịch đã chú trọng đẩy mạnh ứng dụng e-marketing trong xúc tiến quảng bá. Hợp tác công – tư trong xúc tiến quảng bá du lịch được thúc đẩy và phát huy hiệu quả. Thêm vào đó, công tác liên kết phát triển sản phẩm du lịch được chú trọng, hình thành các nhóm sản phẩm du lịch chuyên đề như du lịch golf, du lịch mạo hiểm, du lịch đường sông, du lịch tàu biển, du lịch MICE… và liên kết vùng ngày càng được đẩy mạnh, phát huy hiệu quả.

Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính là một thành công lớn và cũng mở ra một thử thách hoàn toàn mới không chỉ riêng ngành du lịch mà tất cả các ngành khác. Sau khi gia nhập TPP, ngành du lịch cũng là một trong những ngành được hưởng nhiều lợi ích nhất đó chính là những khoản đầu tư lớn từnước ngoài vào dịch vụ du lịch, nâng cấp, cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng đểđáp ứng được nhu cầu không chỉ của khách du lịch mà còn là của người dân địa phương.

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing dịch vụ tại Resort Sand Garden (thuộc Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Anh Hiếu) (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)