trong những yếu tố để tìm kiếm công ty mục tiêu trong các thương vụ M&A (Alba và cộng sự, 2009; Zhu và cộng sự, 2011; Dang và Henry, 2016). Quản trị công ty tốt sẽ góp phần minh bạch hóa thông tin, nâng cao uy tín, tăng sự hấp dẫn cổ phiếu, từ đó củng cố niềm tin của các nhà đầu tư, thu hút đầu tư vào cổ phiếu công ty. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra các yếu tố liên quan quản trị công ty góp phần cải thiện giá trị cộng hưởng tạo ra sau các thương vụ M&A (Fama và Jensen, 1983; Cotter và cộng sự, 1997; Bange và Mazzeo, 2004; Pham và cộng sự, 2015;...).
Cơ chế quản trị công ty hiệu quả sẽ góp phần nâng cao giá trị công ty, đặc biệt là trong các giao dịch mua bán, sáp nhập có quy mô lớn (Afza và Nazir, 2012). Một công ty có hệ thống quản trị tốt sẽ giảm thiểu các xung đột về lợi ích phát sinh giữa các nhà quản lý và các cổ đông của công ty, giảm chi phí đại diện. Những công ty có đội ngũ các thành viên hội đồng quản trị giỏi, chuyên nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược kinh doanh tối ưu nhất trong cả trung và dài hạn, đảm bảo giám sát chặt chẽ, hiệu quả tình hình kinh doanh của công ty, nâng cao vị thế của công ty trên thị trường. Ngược lại, một công ty có cơ chế quản trị kém hiệu quả sẽ tiềm ẩn gia tăng rủi ro hành vi quản trị lợi nhuận, ảnh hưởng tới giá trị cộng hưởng tạo ra trong các thương vụ M&A (Ardekani và cộng sự, 2012; Francoeur và cộng sự, 2012; Lennox và cộng sự, 2018). Có thể khẳng định, quản trị công ty là yếu tố cốt lõi, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chiến lược M&A của mỗi công ty, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường M&A.
2.2. Lý thuyết về sáp nhập và mua bán, môi trường thông tin, quản trị công ty ty