0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Công cụ quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH (Trang 44 -46 )

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.3. Công cụ quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản

Trong quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản, Nhà nƣớc sử dụng các công cụ cần thiết để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc của mình nhƣ sau:

- Công cụ luật pháp

Hệ thống pháp luật là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc, tạo ra khuôn khổ pháp lý bao gồm những quy định về quyền hạn, trách nhiệm của chủ thể khi tham gia vào hoạt động khai thác khoáng sản. Công cụ luật pháp trong khai thác khoáng sản gồm các văn bản pháp lý và chính sách khai thác khoáng sản nhƣ Luật Khoáng sản và các chính sách khác có liên quan nhƣ Luật Môi trƣờng, Luật Tổ chức chính phủ và chính quyền địa phƣơng, Luật Tài chính,… Bên cạnh đó có các văn bản dƣới luật do các Bộ, ban, ngành đƣa ra.

Đây đƣợc xem là công cụ hữu hiệu và là một trong những công cụ không thể thiếu trong chiến lƣợc quản lý khai thác khoáng sản. Nhà nƣớc sử dụng công cụ luật pháp giúp điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong hoạt động khai thác khoáng sản, hạn chế những tác động xấu do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra. Chính vì vậy hoàn thiện hệ thống pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản là thực sự cần thiết.

- Công cụ kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa là công cụ giúp nhà nƣớc xây dựng mục tiêu hoạt động khai thác khoáng sản trong từng giai đoạn và định hƣớng trong những năm tiếp theo, góp phần đảm bảo khai thác khoáng sản mang tính bền vững. Công cụ này giúp địa phƣơng định hƣớng những loại khoáng sản có giá trị kinh tếcao và đƣa ra kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản hiện tại và tƣơng lai.

Theo Luật quy hoạch 2017, Chính phủ quy hoạch sử dụng, khai thác tài nguyên quốc gia gồm phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên; điều tra, khảo sát, thăm dò hiện trạng khai thác; định hƣớng phát triển KT-XH, bảo vệmôi trƣờng và thực hiện quy hoạch. Căn cứ vào kết quả điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá thực trạng tình hình tài nguyên khoáng sản của Chính phủ, UBND tỉnh tiến hành thực hiện lên phƣơng án hỗ trợ gồm: quy hoạch khu công nghiệp, phân bố hệ thống dân cƣ hợp lý; quy hoạch mạng lƣới giao thông phục vụ khai thác khoáng sản; phát triển kết cấu hạ tầng và phƣơng án bảo vệmôi trƣờng, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. UBND tỉnh sẽ tổng hợp những những giải pháp chính sách theo mục tiêu định hƣớng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nói riêng và phát triển KT-XH nói chung phải đạt đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định.

- Công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế trong khai thác khoáng sản bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí, tiền đấu giá quyền khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trƣờng, hệ thống ngân hàng, lãi suất… Công cụ kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các địa phƣơng chủ động lên kế hoạch khai thác khoáng sản để đảm bảo sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trƣờng, đồng thời đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc.

- Bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản xây dựng dựa trên Luật Tổ chức chính phủ và chính quyền địa phƣơng và các văn bản khác liên quan quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn.

Để quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, nhà nƣớc xây dựng bộ máy chuyên môn hóa phân cấp từtrung ƣơng đến địa phƣơng. Nhà nƣớc quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan trong quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, góp phần đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong quy trình xử lý.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH (Trang 44 -46 )

×