Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch hoạt động khai thác than

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 90 - 92)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.3.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch hoạt động khai thác than

Thứ nhất, hoàn thiện công tác ban hành văn bản pháp luật về chiến lƣợc quy hoạch, kế hoạch khai thác than.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh công tác bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác than còn hết sức phức tạp và chƣa hợp lý. Cơ chế chính sách về đất đai, bồi thƣờng giải phóng

mặt bằng không ổn định, thƣờng xuyên thay đổi, nhiều nội dung quy định còn bất cập, khó áp dụng vào thực tiễn, dẫn đến công tác xây dựng quy hoạch chƣa kịp thời điều chỉnh phù hợp với lộ trình phát triển của địa phƣơng. Để đẩy nhanh công tác bồi thƣờng và hỗ trợ tái định cƣ, UBND tỉnh cần có chiến lƣợc quy hoạch khu tái định cƣ mới và chính sách bồi thƣờng hợp lý cho tổ chức, ngƣời dân.

Cụ thể, UBND tỉnh cần thành lập tổ công tác giải phóng mặt bằng có nhiệm vụ: xây dựng đề án về việc giải phóng mặt bằng, tái định cƣ ra khỏi dự án; rà soát, tổng hợp sốlƣợng ngƣời dân sinh sống quanh khu vực dựán; đánh giá tác động của việc giải phóng mặt bằng và chất lƣợng của khu tái định cƣ; vận động ngƣời dân giải phóng mặt bằng. Khu tái định cƣ xây dựng cần đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh, môi trƣờng đô thị và đƣợc phân chia công bằng cho ngƣời dân. Công tác bồi thƣờng cần thực hiện công khai, minh bạch và có chính sách cụ thể. Đồng thời tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai và chếđộ chính sách giải phóng mặt bằng để nâng cao nhận thức của một số hộ dân. Việc làm này sẽ góp phần nhanh chóng giải phóng mặt bằng để thực hiện công tác quy hoạch khai thác khoáng sản.

Thứ hai, hoàn thiện xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch hoạt động khai thác than.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch hoạt động khai thác than, vẫn còn tình trạng một số khu vực khai thác đƣợc quy hoạch khai thác song chƣa (hoặc chậm) hoàn thiện thủ tục cấp phép hoặc các mỏ hết hạn khai thác mà chậm đóng cửa mỏ dẫn đến khó khăn công tác quy hoạch khai thác than. Để khắc phục tình trạng này, đối với các doanh nghiệp đƣợc cấp phép thăm dò và phê duyệt trữ lƣợng nhƣng chƣa đƣợc xem xét cấp phép khai thác, UBND tỉnh cần phân loại và đƣa ra hƣớng xử lý quy hoạch phù hợp.

Cụ thể, đối với các mỏ vƣớng các quy hoạch khác, UBND tỉnh cần khẩn trƣơng giao Sở TN&MT đề xuất địa điểm di dời phù hợp với Quy hoạch khai thác than và báo cáo Bộ TN&MT. Đối với các mỏ còn lại, xem xét yêu cầu đơn vị hoàn thiện hồ sơ trình Bộ TN&MT xin cấp Giấy phép khai thác. Trƣờng hợp doanh nghiệp không nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép khai thác thì UBND tỉnh đề xuất Bộ TN&MT cấp giấy phép khai thác khu mỏ đó cho các cá nhân và tổ chức khác có nhu cầu. Đối với các mỏ đã hết hạn khai thác mà chậm đóng cửa mỏ, UBND tỉnh chỉ đạo sở, ngành chức năng thƣờng xuyên kiểm tra, rà soát toàn bộ các mỏ đã hết hạn khai thác và ra thông báo yêu cầu đóng cửa mỏ khi hết hạn, có biện pháp xử

phạt hành chính đối với các trƣờng hợp vi phạm. Việc UBND tỉnh tăng cƣờng kiểm tra hoạt động thực tế của các khu mỏ và nắm đƣợc tình hình trữ lƣợng than còn lại để kịp thời điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch khai thác cho phù hợp lộ trình phát triển KT-XH của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)